Đất canh tác, hàng lang đê “biến mất” như thế nào?
Phản ánh đến báo điện tử Tầm Nhìn, anh H – một người dân sinh sống tại xã Phương Trung, huyện Đoan Hùng cho biết: “Là người dân bị mất đất canh tác, anh mới hiểu được tâm tư của chúng tôi. Việc khai thác cát của doanh nghiệp diễn ra bất kể ngày đêm. Khi chứng kiến cảnh đất đai từng ngày bị bào mòn, xói lở, các hộ dân ở thôn 5 và thôn 6 đã nhiều lần có ý kiến, kiến nghị, nhưng cuối cùng chẳng đâu vào đâu”.
Bờ sông sạt lở nghiêm trọng, tàu hút cát vẫn hoạt động rầm rộ |
Khi được hỏi về vấn đề này, ông N, trú tại thôn 3, xã Phương Trung cũng tỏ ta buồn rầu. Theo ông, có thể là do nguồn lợi từ khai thác tài nguyên cát, sỏi trên sông Chảy lớn nên việc này diễn ra ồ ạt, bất chấp sự phản đối từ nhân dân. Ông N tính toán, chi phí cho việc khai thác 1m3 cát, sỏi chỉ vài nghìn đồng, làm thủ tục rời bến chỉ tốn 30- 40 nghìn đồng/m3, nhưng khi đến tay người tiêu dùng là 300 – 400 nghìn đồng. Cuối năm 2015, đại biểu HĐND tỉnh Phú Thọ đã về xã Phương Trung để tiếp xúc cử tri, ông N đã có ý kiến về việc này nhưng không nhận được câu trả lời của vị đại biểu này và chính quyền sở tại.
Chùa Đông Lan phải kè bê tông để tránh bị hà bá "nuốt chửng" |
Để mục sở thị việc khai thác cát trên sông Chảy, PV Tầm Nhìn đã có cuộc khảo sát để ghi nhận thực trạng. Tại địa phận chảy qua xã Phong Phú, tàu hút cát đang tổ chức khai thác cát khi ngay phía bên kia bờ sông thuộc xã Vân Du đang bị sạt lở nghiêm trọng diện tích canh tác nông nghiệp của người dân! Trước việc sạt lở bờ sông diễn ra từng ngày, ngôi chùa có tên Đông Lan, thuộc địa phận xã Hùng Quan, nằm ngay trên bờ sông Chảy, người dân và chính quyền đã phải đổ một bức tường bê tông dài hàng trăm mét để kè, gia cố, đề phòng trường hợp chùa bị hà bá “xơi tái”.
Nghiêm trọng hơn, tại xã Phương Trung, có đoạn hành lang bảo vệ đê đã bị xâm lấn, sông Chảy đã ăn sâu vào phía bờ, cách đê khoảng 5 mét, cách đó khoảng 300 mét có khoảng 6 – 7 tàu hút cát đang tích cực hoạt động! Trước việc này, UBND xã Phương Trung đã phải đặt biển cảnh báo nguy hiểm. Phía bên kia sông thuộc xã Nghi Xuyên, một dải khoảng 300 – 400 mét bờ sông bị sạt lở với những vết tích còn mới nguyên, những bãi chuối, bờ tre ven bờ bị đổ gục, theo dòng nước cuốn đi.
Hàng chục ha diện tích canh tác của dân đã biến mất do việc khai thác cát sỏi trên sông Chảy |
Theo tìm hiểu của PV Tầm Nhìn, có hai doanh nghiệp khai thác cát sỏi trên sông Chảy đó là CTCP đầu tư và phát triển Phúc Thịnh và Cty Hưng Thịnh.
Người dân bất lực nhìn đất canh tác mất đi từng ngày |
Chính quyền địa phương không đủ thẩm quyền xử lý?
Trao đổi với PV, ông Bùi Hồng Chương, Chủ tịch UBND xã Phong Phú cho biết: “Doanh nghiệp khai thác tài nguyên trên sông Chảy đoạn qua xã tôi là CTCP đầu tư và phát triển Phúc Thịnh. Theo như tôi được biết thì cty này có giấy phép khai thác do tỉnh Phú Thọ cấp và đã hết hạn khai thác vào ngày 31/12/2015. Sau đó, ngày 7/1/2016, một cuộc làm việc giữa Sở TN&MT tỉnh Phú Thọ và các phòng ban trong huyện Đoan Hùng, các xã có sông Chảy đi qua và Cty Phúc Thịnh, Cty Hưng Thịnh được tổ chức. Việc được gia hạn hay không tôi không biết nhưng Cty Phúc Thịnh vẫn đang tiếp tục tiến hành khai thác cát, sỏi trên sông Chảy”.
Trong năm 2015, đã có tới 9 ngôi mộ tại xã Phong Phú đã được người thân di chuyển sâu vào phía trong để không bị hà bá “nuốt”. Một cán bộ xã Phong Phú tỏ vẻ bất lực: “Biết là như vậy nhưng chúng tôi chẳng biết làm thế nào, họ có giấy phép khai thác do cấp trên cấp thì họ cứ làm thôi, chúng tôi không ngăn cản được”
Ông Nguyễn Khắc Chung, Chủ tịch UBND xã Phương Trung thừa nhận việc sạt lở hàng lang đê, diện tích canh tác của dân cạnh sông Chảy là có, địa phương đã có kiến nghị và đề nghị làm kè bờ sông. Nói về việc khai thác cát, ông Chung nói: “Cty Hưng Thịnh khai thác cát trên địa bàn khi đã hết phép và đang làm thủ tục gia hạn tôi nghĩ là bình thường, không quan trọng lắm vì để đảm bảo tính liên tục trong công việc của họ khi chưa vi phạm gì cả (?!)”. Trước việc người dân tố cáo một số cán bộ xã có cổ phần trong các bến bãi cát sỏi tập trung trên địa bàn, mà việc này đã bị chính quyền cấm, ông Chung cho rằng không có cơ sở vì tất cả các bến bãi là do Cty Hưng Thịnh quản lý.
Biển cảnh báo sạt lở điểm cách mặt đê chri khoảng 5 mét ở xã Phương Trung |
Nghiên cứu biên bản làm việc do Sở TN&MT tỉnh Phú Thọ chủ trì và các bên liên quan, có thể thấy cuộc họp này chỉ là họp cho có, vì tất cả đều thống nhất, đồng ý cho công ty Phú Thịnh gia hạn khai thác cát sỏi, nội dung không đề cập nhiều đến việc đánh giá tác động môi trường, tạm dừng gia hạn khi việc sạt lở bờ sông vẫn diễn ra từng ngày. Duy nhất chỉ có ý kiến trái chiều của ông Nguyễn Hùng Sơn, Chi cục trưởng Chi cục QLĐĐ và PCLB tỉnh Phú Thọ: “Bản vẽ hiện trạng đê điều là chưa đảm bảo, việc quản lý bến bãi của công ty chưa chặt chẽ nên có một số bến tự phát. Đề nghị lãnh đạo địa phương nghiên cứu kỹ trách nhiệm quản lý bến bãi. Những vị trí sạt lở đề nghị xem xét”.
Hàng chục tàu đang khai thác vận chuyển cát rầm rộ trên sông Chảy |
Để có thông tin đầy đủ về việc này, ngày 18/2, PV đã liên hệ làm việc với UBND huyện Đoan Hùng, ông Vũ Quang Yên, Phó Chánh Văn phòng huyện Đoan Hùng nói không đủ thẩm quyền phát ngôn và đề nghị PV liên hệ với Chánh Văn phòng UBND huyện là ông Phạm Ngọc Thắng. Ông Thắng sau khi bắt máy và nhận nội dung PV đề cập nói rằng sẽ báo cáo lãnh đạo và sẽ liên lạc lại. Tuy nhiên, buổi chiều ngày 18/2 cho đến hết ngày 19/2, PV gọi điện, nhắn tin nhưng ông Thắng không trả lời dù điện thoại vẫn đổ chuông
Trả lờiXóahãng hàng không eva air
vé máy bay đi mỹ giá bao nhiêu
hàng không hàn quốc
vé máy bay giá rẻ đi mỹ khuyến mãi
giá vé máy bay từ tphcm đi canada
Những Chuyến Đi Cuộc Đời
Ngẫu Hứng Du Lịch
Tri Thức Du Lịch