Văn phòng Diện Chẩn Sống Khỏe_ Khu nhà 102 Ngõ 95 Chùa Bộc-Đống Đa-Hà Nội _ ĐT : 0906143408

Hướng dẫn lý thuyết và thực hành cơ bản miễn phí cho những quí vị thực sự yêu thích Diện Chẩn . Hãy gọi cho chúng tôi để biết lịch .

Tư vấn sức khỏe , chẩn bệnh đưa ra phác đồ miễn phí.

Thứ Ba, 31 tháng 3, 2015

Cảnh báo mặn có khả năng xâm nhập toàn trung tâm tỉnh lỵ Hậu Giang

Theo UBND tỉnh Hậu Giang, hiện nay tình hình xâm nhập mặn và sạt lở trên địa bàn tỉnh diễn biến hết sức phức tạp và có chiều hướng gia tăng. Chủ tịch UBND tỉnh này vừa có chỉ đạo khẩn để đối phó với tình hình.

Theo ngành chức năng tỉnh Hậu Giang, đến nay độ mặn cao nhất đo được ở TP. Vị Thanh (trung tâm tỉnh lỵ của Hậu Giang) là 12,5‰. Trong những ngày qua, mỗi ngày mặn đã tăng từ 0,5‰ - 1‰ và đi sâu vào nội đồng mỗi ngày từ 2km - 3km; có khả năng mặn xâm nhập toàn bộ TP Vị Thanh trong tháng 4/2015.
Còn tại huyện Long Mỹ, độ mặn cao nhất đo được 11‰ và mỗi ngày tăng từ 0,7‰ - 2,5‰ và mặn đi sâu vào đồng mỗi ngày từ 2km - 3km với nhiều xã bị ảnh hưởng như Vĩnh Viễn, Vĩnh Viễn A, Lương Nghĩa, Lương Tâm.
Trong khi đó, trên địa bàn huyện Châu Thành tình hình sạt lở đã xuất hiện sớm hơn năm 2014 là 4 tháng. Sạt lở diễn biến rất phức tạp và khó lường. Tính từ đầu năm đến nay trên địa bàn huyện đã xảy ra 9 điểm sạt lở với chiều dài 177m, diện tích mất đất bờ sông là 836m2, ước thiệt hại gần 200 triệu đồng và có nguy cơ sạt lở là rất lớn trong những ngày còn lại của năm 2015. 
Trước tình hình xâm nhập mặn và sạt lở năm 2015, Chủ tịch UBND tỉnh Hậu Giang yêu cầu các ngành, các địa phương phải hết sức đề cao cảnh giác trước những diễn biến phức tạp, không được chủ quan, lơ là trong công tác phòng chống mặn xâm nhập mặn và sạt lở.
Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu các huyện Long Mỹ, Vị Thủy và TP Vị Thanh chỉ đạo các ngành chuyên môn thường xuyên theo dõi diễn biến xâm nhập mặn. Nếu nơi nào đo mặn với nồng độ từ 2‰ trở lên thì tiến hành đóng các cửa cống và đắp các đập thời vụ để ngăn mặn trữ ngọt không cho nước mặn xâm nhập lên đồng để phục vụ sản xuất nông nghiệp và nước sinh hoạt cho người dân trong vùng bị xâm nhập mặn.
Chủ tịch tỉnh đề nghị Công ty Cổ phần Cấp thoát nước - Công trình đô thị Hậu Giang chuẩn bị mọi điều kiện tốt nhất để đưa nước ngọt từ kênh 8.000 về TP Vị Thanh để phục vụ nước sinh hoạt cho TP Vị Thanh và các vùng lân cận. 
Về tình hình sạt lở, Chủ tịch tỉnh cũng yêu cầu các huyện Châu ThànhTXNgã Bảy thường xuyên cử cán bộ kiểm tra theo dõi các điểm sạt lở và nguy cơ sạt lở để có biện pháp chủ động phòng ngừa ứng phó kịp thời, tránh tình trạng thiệt hại về người.
                                                                                                           Giang Hải Yến

Huế động đất liên tiếp, người dân hoang mang

Một vụ động đất lại vừa xảy ra ngày 30/3 tại huyện miền núi A Lưới (tỉnh Thừa Thiên - Huế), nâng tổng số trận động đất tại đây lên 5 lần kể từ đầu năm 2014.

Theo tin từ Viện Vật lý địa cầu cho biết, lúc 10h29’5’’ngày 30/3/2015, tại huyện A Lưới đã xảy ra động đất 2,2 độ richter ở tọa độ 16.202N – 107.449E, độ sâu 17.1 km, mag = 2,2 ml.
Hiện chưa có thông tin cụ thể từ chính quyền địa phương huyện A Lưới về ảnh hưởng của trận động đất này. Tuy nhiên người dân cho rằng việc liên tiếp xảy ra động đất ở đây cần có sự quan tâm, sát sao hơn của chính quyền tỉnh Thừa Thiên Huế, bởi đây chắc chắn là một điều bất thường.
Cũng trong ngày 30/3 đã xảy ra một trận động đất ngoài khơi Thái Bình Dương, trước trận động đất tại A Lưới. Cụ thể, Viện Vật lý địa cầu dẫn thông tin từ Trung tâm Cảnh báo sóng thần khu vực Thái Bình Dương (PTWS), 1 trận động đất đã xảy ra ngoài khơi tại Papua New Guinea vào lúc 6h49’00’’ (giờ Việt Nam) ngày 30/3.
Trận động đất này được xác định có độ lớn 7,6 độ richter và có chấn tâm nằm ở tọa độ 152.7 E, 4.7S và độ sâu 33 km. Sau đó, các trạm quan trắc mực nước biển của PTWS tại Hawai (Mỹ) đã phát hiện sóng thần tại TAREKUKURE (cách tâm chấn 450 km) vào lúc 7h59’00’’ (giờ Việt Nam). Tuy nhiên, biên độ sóng thần được xác định là không nguy hiểm và chỉ gây ra biến động mực nước biển không đáng kể.
Huế động đất liên tiếp, người dân hoang mang
Trước trận động đất ở A Lưới gần 4 tiếng, ở ngoài khơi Thái Bình Dương, tại Papua New Guinea đã xảy ra trận động đất (dấu ngôi sao). Việt Nam (dấu vòng đỏ) cũng nằm trong vành đai bị ảnh hưởng màu lục.
Ở A Lưới, mới đây nhất là trận động đất 2,9 độ richter vào ngày 22/12/2014. Ba trận động đất trong cùng năm 2014 xảy ra tại A Lưới cụ thể như sau: ngày 13/11 động đất 3,3 độ richter; ngày 11/7 động đất 2,9 độ richter; ngày 15/5 động đất 4,7 độ richter.
Đặc biệt, hai trận động đất 3,3 độ richter và 4,7 độ richter trên đã gây nứt nẻ một số nhà dân và trạm xăng dầu trên địa bàn huyện A Lưới.
Viện Vật lý địa cầu đã từng vào Huế khảo sát và cho rằng tỉnh Thừa Thiên - Huế nên tiến hành ngay một nghiên cứu đánh giá nguy hiểm động đất ở mức độ chi tiết cao. Nhưng đến nay vẫn chưa có nghiên cứu nào được tiến hành, công bố tới dư luận để cảnh báo.
Được biết, A Lưới nằm trên đới đứt gãy Khe Sanh – Huế. Đới này thuộc đới đứt gãy “mẹ” Đà Nẵng – Khe Sanh (dài 250km, rộng 5-10km, kéo dài từ Đà Nẵng – Huế - Quảng Trị - Lào) là một đới cấu trúc kiến tạo lớn đóng vai trò phân định cấu trúc địa chất khu vực Bắc Trung Bộ. Nhiều trận động đất trên đới này đã xảy ra liên tiếp như động đất Sông Tranh 2 (Quảng Nam, 2012), Đăkrông (Quảng Trị, 2013) và A Lưới (2014, 2015).
Trong một lần trả lời PV Dân trí mới đây, PGS.TS. Nguyễn Văn Canh, chuyên gia địa chất động đất, nguyên Trưởng Khoa Địa lý – Địa chất, ĐH Khoa học (ĐH Huế) cho biết “Việc tái hoạt động trở lại của các tuyến đứt gãy sâu miền Trung với việc xảy ra động đất ví von như một ngọn núi lửa ngủ yên giờ lại thức dậy. Tôi khẳng định việc các đứt gãy kiến tạo hoạt động trở lại gây ra động đất là sự thật, cần có sự quan tâm của nhiều ban ngành chức năng”.
Theo PGS. Canh, có nhiều nguyên nhân gây ra động đất: Do hoạt động tự trở lại của chính các đứt gãy kiến tạo bên dưới; Do hoạt động con người gây ra, lớn nhất là đắp đập chứa nước có dung tích lớn tải trọng cao; Do con người nổ mìn làm đường (nhưng nguyên nhân này không đáng kể). Một nguyên nhân lớn cần quan tâm là có thể dưới sâu lòng đất 12-13km tồn tại các khối macma chưa phun lên thành núi lửa được, nên bị ức chế nên gây ra động đất.
Đại Dương

Thứ Hai, 30 tháng 3, 2015

Con sông đẹp bị 'giết' không thương tiếc

Hàng loạt tàu hút cát nổ máy inh ỏi suốt ngày đêm, các bến bãi tập kết cát mọc lên như nấm hai bên bờ sông. Đây là thực trạng diễn ra tại các xã Quảng Thành, Quảng Thọ (huyện Quảng Điền, TT - Huế) khiến tài nguyên cạn kiệt, sản xuất nông nghiệp bị ảnh hưởng nghiêm trọng.
“Mượn” giấy phép bến bãi để khai thác cát lậu
Thời gian qua, tình trạng khai thác cát trái phép trên sông Bồ đã khiến môi trường sống và hoạt động sản xuất nông nghiệp của người dân Quảng Thành, Quảng Thọ bị ảnh hưởng nặng nề.
Đặc biệt, tình trạng này đang có xu hướng gia tăng khi cơ quan chức năng không có biện pháp để ngăn chặn hiệu quả.
Từ phản ánh của người dân, chúng tôi đã trực tiếp về tại Quảng Điền để ghi nhân sự việc.
Theo ghi nhận của PV, tuyến đường Nguyễn Chí Thanh từ TP Huế đi Sịa, hai bên đường từ lâu đã xuất hiện 4 – 5 bãi tập kết cát lậu của các chủ đò là những người dân địa phương. 
sông quê, cát tặc, TT - Huế, tài nguyên, nông nghiệp
Cát tặc khai thác tràn lan trên sông Bồ.
sông quê, cát tặc, TT - Huế, tài nguyên, nông nghiệp
 
Những tàu hút cát công suất lớn hoạt động công khai ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường sống và hoạt động sản xuất của nông dân địa phương.
 
Những điểm tập kết cát lậu này có diện tích cả hàng trăm mét vuông, được các chủ bãi sử dụng để tập kết cát mỗi lần các đò lậu chở về tập kết.
Ông Huỳnh Quang (64 tuổi, trú làng La Vân Thượng, Quảng Thọ, Quảng Điền) cho biết: “Sông Bồ chảy qua khu vực xã Quảng Thành song song với con đường lớn liên xã nên các chủ đò đã lợi dụng khai thác triệt để để thuận tiện cho việc phun cát lên bờ.
Trước đây, tình trạng khai thác cát ở khu vực này diễn ra ít nhưng những năm gần đây, do nhu cầu về xây dựng lớn, nguồn tài nguyên nơi khác cạn kiệt nên các chủ đò về khai thác trái phép tại đây”.
Ông Quang cho biết thêm, so với cát sạn ở khu vực thượng nguồn sông Hương thì cát ở sông Bồ có chất lượng sử dụng tốt hơn rất nhiều. Cũng chính vì đó mà tình trạng khai thác cát trái phép đang diễn ra phức tạp.
Hiện nay, tại 2 xã Quảng Thành và Quảng Thọ có trên 10 bãi tập kết cát sỏi của các hộ dân địa phương. Các chủ bãi đã kiêm luôn cả việc khai thác, đặc biệt là tận dụng nguồn cát sạn tại khu vực cấm khai thác trên sông Bồ.
“Vẫn biết vấn đề khai thác cát trên khu vực sông Bồ là vi phạm nhưng do nhu cầu xây dựng nhiều cùng với nguồn thu nhập khá ổn định nên chúng tôi nhiều lúc phải làm liều. Dân cũng chửi dữ lắm nhưng giờ không làm không được!”, ông Lê Dương (chủ bãi cát lậu tại thôn Phước Yên, xã Quảng Thọ) cho biết.
Bờ sông sạt lở nghiêm trọng
Thời gian qua, dù làm mọi cách để xua đuổi, người dân của các làng La Vân Thượng, La Vân Hạ (xã Quảng Thọ), làng Phú Lương, Thanh Hà (xã Quảng Thành), phường Hương Xuân (Thị xã Hương Thủy)… vẫn bất lực và đành chấp nhận sống chung với cát tặc!
“Chính quyền địa phương, an ninh thôn và người dân đã nhiều lần xua đuổi nhưng vẫn không hiệu quả. Các chủ đò thường tổ chức hút cát vào lúc sáng sớm, tầm 1 -2h sáng nên việc xử lí vi phạm càng trở nên khó khăn hơn.
Tui dùng ná cao su để bắn, dùng đất đá ném ra đuổi. Không những chúng không chạy mà còn chửi lại nữa”, ông Nguyễn Còn (67 tuổi, trú xóm 8 Thanh Hà, Quảng Thành) bức xúc.
sông quê, cát tặc, TT - Huế, tài nguyên, nông nghiệp
 
Sạt lở nghiêm trọng ven sông bồ đe dọa đến ruộng vườn của người dân.
Cũng theo ông Còn và nhiều hộ dân thôn Thanh Hà, người dân nơi đây bao đời nay chủ yếu dựa vào dòng chảy sông Bồ và đất nông nghiệp để lao động sản xuất, đặc biệt là trồng hoa màu.
Tuy nhiên, thời gian gần đây do tình trạng khai thác cát diễn ra ngang nhiên khiến làm thay đổi dòng chảy của sông Bồ, ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống sản xuất của bà con.
Từ phản ánh của người dân, chúng tôi có mặt tại các khu vực hai bờ sông Bồ và ghi nhận nhiều điểm sạt lở nghiêm trọng. Tại xóm 8 thôn Thành Hà (Quảng Thành), nhiều chỗ bờ sông sạt lở vào bờ đến 2 – 3m.
Nghiêm trọng hơn, do việc khai thác cát lậu diễn ra thường xuyên nên lòng sông Bồ bị khoét sâu, sạt lở bờ sông trực tiếp đe dọa đến hàng trăm mét vuông diện tích hoa màu, mồ mả của người dân địa phương.
Xung quanh các bãi bồi sản xuất hoa màu của phường Hương Xuân (Thị xã Hương Trà), hàng ngày xuất hiện nhiều tàu công suất lớn hút cát khiến những bãi bồi này bị sạt lở nghiêm trọng, diện tích trồng hoa màu của người dân ngày càng bị thu hẹp.
Anh Phan Bình (37 tuổi, trú tổ 8, phường Hương Xuân, Thị xã Hương Trà) cho biết, mỗi ngày có đến 3 – 4 chiếc đò trực tiếp hút cát tại khu vực này, trong khi đó hàng chục đò công suất lớn chở cát cả ngày lẫn đêm khiến đời sống sinh hoạt người dân xung quanh bị ảnh hưởng, xáo trộn.
“Do lòng sông Bồ bị khoét sâu nên dòng sông đã lấn sâu vào đất nhà của người dân. Nhà tôi ở ngay cạnh bờ sông, các công trình phụ đã bị nghiêng từ 10 – 15 cm ngả ra theo hướng bờ sông khiến chúng tôi luôn nơm nớp lo sợ nhà đổ, đặc biệt mỗi lần có mưa lớn”, anh Bình cho biết.
Quang Thành

Bèo ồ ạt “tấn công” sông Hương

Mưa lớn trong những ngày gần đây kết hợp thủy điện Hương Điền xả lũ bất ngờ khiến nước từ thượng nguồn sông Hương đổ dồn về hạ du, kéo theo một lượng lớn rác và bèo hoa dâu (hay bèo lục bình tím) từ ngày 28/3.
Bèo xuất hiện nhiều ở khúc sông trung tâm thành phố, nhất là khu vực Bia Quốc Học. Chúng trôi dạt theo dòng chảy kết thành từng vệt lớn lan rộng trên mặt nước, bám vào chân cầu, quanh các thuyền du lịch gây khó khăn khi lưu thông trên sông. Ngoài ra bèo còn xuất hiện trên sông đào Đông Ba nối với sông Hương trên cả một đoạn dài từ cầu Gia Hội đến chùa Diệu Đế.
Bèo ồ ạt “tấn công” sông Hương
Ông Hồ Duy Việt, chủ tàu du lịch trên sông Hương cho biết: “Trước giờ chưa bao giờ thấy bèo xuất hiện nhiều như vậy. Việc bèo bám dày đặc và trôi dạt khiến các thuyền khi di chuyển đặc biệt là vào buổi đêm rất nguy hiểm”.
Anh Lê Huỳnh Lâm, người dân sống lâu năm ở Huế cho biết chưa bao giờ lại thấy bèo nhiều một cách bất thường như vậy. Sông Hương vốn luôn trong xanh, đẹp lãng mạn nên ít khi có bèo xuất hiện nhiều như mấy ngày qua.
Hiện tại, các cơ quan chức năng vẫn chưa thực hiện các biện pháp khắc phục, trả lại vẻ đẹp vốn có cho dòng sông. Dưới đây là chùm ảnh do PV Dân trí ghi lại trong 2 ngày 28-29/3:
Bèo ồ ạt “tấn công” sông Hương
Bèo tràn ngập sông Hương một cách rất bất thường
Bèo ồ ạt “tấn công” sông Hương
Bèo tấp về kín cả đoạn bờ sông phía trước bến Nghinh Lương Đình
Bèo ồ ạt “tấn công” sông Hương
Bèo ở sông Đông Ba đoạn trước chùa Diệu Đế
Bèo ồ ạt “tấn công” sông Hương
Trên sông Đông Ba đoạn gần cầu Gia Hội
Bèo ồ ạt “tấn công” sông Hương
Bèo ứ đọng, mắc vào các phương tiện đường thủy
Bèo ồ ạt “tấn công” sông Hương

Bèo ồ ạt “tấn công” sông Hương
Những đoạn sông đầy bèo trong thành phố Huế.
Bèo ồ ạt “tấn công” sông Hương
Sông Hương vốn trong xanh nay bị "bèo tặc" tấn công.

Hàng trăm nhà chờ sập bên dòng kênh mới hồi sinh ở Sài Gòn


Hàng trăm nhà chờ sập bên dòng kênh mới hồi sinh ở Sài Gòn
Sau 5 năm thi công, công trình cải tạo kênh Lò Gốm sẽ khánh thành vào ngày 5/4. Cuộc sống người dân dọc bờ nay đã đổi khác hoàn toàn, song lại xuất hiện hàng trăm căn nhà nghiêng, xiêu vẹo.
Hàng trăm nhà chờ sập bên dòng kênh mới hồi sinh ở Sài Gòn
Nhà của bà Hồng Anh nghiêng gần một năm nay. Gia đình bà nhận hỗ trợ 4 triệu đồng mỗi tháng của chủ đầu tư dự án cải tạo kênh Lò Gốm để thuê nhà khác ở.
Hàng trăm nhà chờ sập bên dòng kênh mới hồi sinh ở Sài Gòn
"Chiều chiều về nhà hương khói cho ông bà chứ tôi không dám sinh hoạt gì trong nhà cả. Nền nhà sụp cả khúc, tường nứt, hư hỏng hết rồi", bà Anh nói.
Hàng trăm nhà chờ sập bên dòng kênh mới hồi sinh ở Sài Gòn
Cũng như các gia đình khác, nhà ông Tài trong tình trạng chờ sập nhưng ông vẫn ở lại sau khi thuê người lắp giàn giáo chống đỡ.
Hàng trăm nhà chờ sập bên dòng kênh mới hồi sinh ở Sài Gòn
Xà cừ tạo khung đỡ cho toàn bộ căn nhà ông Tài.
Hàng trăm nhà chờ sập bên dòng kênh mới hồi sinh ở Sài Gòn
Hai căn này trước đây xây dính vào nhau nhưng từ hơn nửa năm nay căn bên phải đã nghiêng hẳn sang một bên. Chủ nhà dọn đi nơi khác sống, bên trong ngổn ngang gạch đá, xà cừ chống đỡ.
Hàng trăm nhà chờ sập bên dòng kênh mới hồi sinh ở Sài Gòn
Người dân tại khu vực cho biết, từ khi đơn vị thi công cải tạo kênh Lò Gốm đóng xà cừ, móc đất lên thì nhà bắt nầu nứt, nghiêng dần sang một bên.
Hàng trăm nhà chờ sập bên dòng kênh mới hồi sinh ở Sài Gòn
Theo thống kê, riêng phường 14 (quận 6) có hơn 100 căn bị nghiêng, lún do ảnh hưởng từ việc cải tạo kênh Lò Gốm.
Đại diện chủ đầu tư cho biết, do nhà xây dựng ven kênh lâu đời, nền đất yếu nên khi thi công dự án ảnh hưởng, dẫn đến sụt lún. Hiện, chủ đầu tư dồn sức hoàn thành việc cải tạo, sau khi khánh thành sẽ xác định thiệt hại, lên phương án đền bù hoặc sửa chữa cho người dân.
Hàng trăm nhà chờ sập bên dòng kênh mới hồi sinh ở Sài Gòn
"Chúng tôi hỗ trợ người dân tiền thuê nhà ở ổn định. Sau đó sẽ đề xuất UBND TP HCM đưa những căn nhà không thể sửa được bổ sung vào diện tái định cư. Không người dân nào phải chịu thiệt vì ảnh hưởng của dự án", đại diện chủa đầu tư khẳng định.
Hàng trăm nhà chờ sập bên dòng kênh mới hồi sinh ở Sài Gòn
Dự án cải tạo kênh Tân Hóa - Lò Gốm do Ban nâng cấp đô thị TP HCM làm chủ đầu tư với kinh phí gần 5.000 tỷ đồng. Hiện nhiều hạng mục đang được hoàn thành để chuẩn bị cho lễ khánh thành.

Thứ Bảy, 28 tháng 3, 2015

Rùng mình cảnh muỗi dày đặc 'tấn công' nhà dân giữa lòng Hà Nội

hực trạng người dân ở nhiều cụm dân cư của phường Tứ Liên (Tây Hồ, Hà Nội) phải “sống chung” với nạn muỗi đã diễn ra nhiều năm nay. Đặc biệt, vào những ngày đầu năm khi thời tiết nồm, ẩm càng khiến cho muỗi sinh sản, xuất hiện nhiều hơn.
Đi dọc bờ mương nằm cạnh khu dân cư của phường Tứ Liên mới thấy mức độ ô nhiễm môi trường ở nơi đây trầm trọng ra sao. Nước tù đọng đen kịt, liên tục sủi bọt, ngập ngụa trong rác và bốc mùi hôi thối.
Rùng mình với cảnh muỗi bao vây nhà dân giữa lòng Hà Nội
Con mương tù đọng nằm dọc khu dân cư, sát cạnh nhà dân của phường Tứ Liên.
Càng đi sâu vào trong khu dân cư càng thấy rõ nạn muỗi đang đe dọa cuộc sống của người dân như thế nào. Trên các con ngõ nhỏ, trẻ em đi học về phải chạy thật nhanh qua những con mương ô nhiễm để tránh muỗi, từng hộ dân, nhà nào cũng phải đóng kín cửa bất kể ngày hay đêm nếu không muốn hàng ngàn con muỗi có thể bay vào nhà bất cứ lúc nào.
Rùng mình với cảnh muỗi bao vây nhà dân giữa lòng Hà Nội
Trẻ em đi học về phải chạy thật nhanh để tránh muỗi ở các con mương bị ô nhiễm.
Theo những cư dân sinh sống tại đây, những ngày mưa, ngày trời nồm, là thời điểm thích hợp cho bầy muỗi sinh sôi và hoạt động. Muỗi bay đầy cả khu phố như diễu hành, giăng kín trần nhà, bám đầy quần áo. Thời điểm nhiều muỗi nhất là vào sáng sớm và chạng vạng.
Anh T. (38 tuổi), cho biết: “Sáng ra nếu muốn vào nhà vệ sinh để đánh răng thì tôi phải “tập thể dục” bằng vợt muỗi trước khoảng 15’ sau đó mới vào được.”
Rùng mình với cảnh muỗi bao vây nhà dân giữa lòng Hà Nội
Để vào được nhà vệ sinh đánh răng, anh T. phải tập thể dục bằng cách vợt muỗi trước.
Dần dần, người dân Tứ Liên hình thành một cái nếp sinh hoạt kỳ lạ: Sáng tập thể dục với vợt muỗi, chiều đi làm về lại vác vợt đi vớt bọ gậy, trước khi ngủ nhà nào cũng vang lên tiếng lép bép của vợt muỗi.
Rùng mình với cảnh muỗi bao vây nhà dân giữa lòng Hà Nội
Sau giờ đi làm về là anh Q. (28 tuổi) lại tranh thủ lấy vợt đi vớt bọ gậy tại con mương trước cửa nhà.
Rùng mình với cảnh muỗi bao vây nhà dân giữa lòng Hà Nội
Gia đình nào ở phường Tứ Liên cũng phải sắm cho mình vài chiếc vợt muỗi để phòng thân.
Rùng mình với cảnh muỗi bao vây nhà dân giữa lòng Hà Nội
Vợt muỗi được sạc liên tục và hoạt động hết công suất nhưng cũng chỉ như "muối bỏ bể".
Rùng mình với cảnh muỗi bao vây nhà dân giữa lòng Hà Nội
Anh T. khua từng góc phòng trước khi ngủ để đảm bảo không còn con muỗi nào sống sót.
Nhiều người dân ở phường Tứ Liên cho rằng, nguyên nhân dẫn đến hiện tượng muỗi xuất hiện hàng loạt như thế này là do khi thi công trường Mầm non Tứ Liên, hệ thống thoát nước chạy xuyên qua dưới gầm của trường dẫn đến hệ thống cống bị thu hẹp, nước không thoát đi được dẫn đến con mương trở thành ao tù và là nơi sinh sản của muỗi.
Rùng mình với cảnh muỗi bao vây nhà dân giữa lòng Hà Nội
Hệ thống thoát nước nằm sau trường mầm non Tứ Liên.
Rùng mình với cảnh muỗi bao vây nhà dân giữa lòng Hà Nội
Con mương biến thành ao tù do nước không thoát được, trở thành nơi lý tưởng cho muỗi trú ngụ, sinh sôi và phát triển.
Quá bức xúc trước tình trạng này, người dân đã phải tìm mọi cách để diệt muỗi như tẩm màn bằng hóa chất, vợt muỗi, thậm chí sử phun những loại thuốc diệt muỗi đắt tiền nhất nhưng cũng chỉ được vài tuần. Sau đó muỗi tiếp tục quay lại, ngày một đông hơn.
Rùng mình với cảnh muỗi bao vây nhà dân giữa lòng Hà Nội
Muỗi bu đen kịt trên xà nhà của người dân.
Rùng mình với cảnh muỗi bao vây nhà dân giữa lòng Hà Nội
Hay ở dưới chân ghế .
Rùng mình với cảnh muỗi bao vây nhà dân giữa lòng Hà Nội
Trẻ nhỏ là đối tượng bị muỗi cắn nhiều nhất vì da các em còn mỏng. Mặc dù được người lớn bế và liên tục đuổi muỗi các em nhỏ vẫn bị muỗi cắn nhiều vết ở trên mặt và tay.

Ngày qua ngày, người dân phường Tứ Liên vẫn phải tiếp tục sống chung với muỗi, môi trường ô nhiễm, cùng với đó là nguy cơ tiềm ẩn về dịch bệnh, sốt rét, viêm da, viêm phổi…

Chủ Nhật, 22 tháng 3, 2015

Quảng Nam: Lại động đất 2,6 độ ở Bắc Trà My

Trung tâm báo tin động đất và cảnh báo sóng thần - Viện Vật lý địa cầu- cho biết lúc 15h35 ngày 21/3, đã xảy ra động đất 2,6 độ richter tại huyện Bắc Trà My

Vị trí xảy ra động đất tại Bắc Trà My ngày 21/3 - Ảnh: Trung tâm báo tin động đất và cảnh báo sóng thần
Động đất xảy ra tại vị trí có tọa độ 15,344 độ vĩ Bắc- 108,148 độ kinh Đông, độ sâu chấn tiêu khoảng 5.8 km.
Đây là một trong những trận động đất được ghi nhận trong chuỗi động đất kích thích xảy ra trong tháng 3/2015 tại khu vực thủy điện Sông Tranh 2. 
Trước đó vào sáng 19/3 tại khu vực huyện Bắc Trà My cũng xảy  ra một trận động đất có độ lớn 2,6 độ richter có vị trí gần với tọa độ trận động đất ngày 21/3.
Rạng sáng ngày 12/3 tại khu vực trên cũng xảy ra  một trận động đất có độ lớn 2,9  độ richter.
Theo Tuấn Phùng - Tuổi Trẻ

Thứ Bảy, 21 tháng 3, 2015

Đường phố Hà Nội trước và sau chặt hạ cây xanh

Hàng trăm cây cổ thụ, tán rộng, rợp bóng bị chặt hạ, thay thế bởi những cây mới và những dự án đô thị, khiến phố phường thời gian này thiếu vắng màu xanh.
Theo đánh giá của Sở Xây dựng Hà Nội, tỷ lệ cây xanh trong đô thị còn thấp có chỗ không có hoặc đạt dưới 50 cây/km. Hệ thống cây xanh chưa phát huy được tầm quan trọng trong hệ sinh thái môi trường như tạo không gian xanh trong cuộc sống đô thị, giảm nhiệt độ không khí, tăng độ ẩm, chống ồn, chống bụi. Tuy nhiên, để phục vụ cho phát triển và cảnh quan  đô thị, hàng nghìn cây xanh ở thủ đô phải chặt hạ chỉ trong thời gian ngắn.
 
Để đảm bảo an toàn cho tuyến đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông và người tham gia giao thông, thành phố cho phép chặt gần 400 cây xà cừ và nhiều cây xanh khác trên tuyến đường này. 
 
Những cây này có đường kính lớn, nhiều cây đến 0,9 m và cao hơn 20 m, khu vực dải phân cách được san lấp để mở đường phục vụ dự án. Hàng cây xanh với hàng trăm cây cổ thụ rợp bóng mát, kéo dài vài km trên đường Nguyễn Trãi, Hà Đông.. chỉ còn trong ký ức.
 
Hàng xà cừ ven sông Tô Lịch trên đường Láng với gần 30 cây to cỡ hai người ôm ở dải phân cách giữa cũng bị chặt bỏ để phục vụ xây dựng nhà ga đường sắt trên cao Cát Linh - Hà Đông.
 
Theo thống kê, cây xanh Hà Nội được trồng trên 500 tuyến phố với hơn 100 loài trong đó 25 loài có số lượng cá thể lớn. Số lượng cây trồng khoảng 50.000 cây trong đó xà cừ chiếm 1/10. Loài cây truyền thống này của Hà Nội được trồng nhiều ở các tuyến phố cổ, phố cũ với ưu điểm là cây cao, tán rộng. Tuy nhiên nhược điểm của xà cừ là cây rễ chùm bám đất rất nông, ăn nổi gây hư hại cho các công trình ngầm và vỉa hè, dễ bị đổ khi gặp mưa bão nếu rễ cây bị xâm hại do quá trình thi công của con người.
 
Để phục vụ tuyến metro đầu tiên ở thủ đô, hàng trăm cây xanh, trong đó có nhiều cây cổ thụ được trồng cách đây vài chục năm trên đường Tây Tựu (đường 70) cạnh khu nhà ga chính (depot) của tuyến metro Nhổn - Ga Hà Nội.

 
Theo kế hoạch, số cây phải chặt hạ để thi công tuyến đường này là hơn 300, trong đó có hơn 100 cây xà cừ. Đến nay, số cây này đã được đánh chuyển và trở thành công trường thi công tuyến đường sắt đô thị. 
 
Đoạn đường Kim Mã, cạnh cổng công viên Thủ Lệ cũng nằm trong diện phải chặt hạ cây, giải phóng mặt bằng để phục vụ tuyến metro Nhổn - Ga Hà Nội. Hiện nay dù nhiều đoạn vẫn chưa được thi công nhưng hàng cây xà cừ với tán rộng che kín đường Kim Mã đã bị đốn hạ.
 
Mới đây nhất, hàng cây trên đường Nguyễn Chí Thanh, một trong những con đường được bình chọn là đẹp nhất thủ đô, cũng bị chặt hạ để thay thế bằng cây hợp chuẩn đô thị trong đề án thay thế 6.700 cây do Sở Xây dựng khởi xướng.

 
Hàng hoa sữa và nhiều cây khác trên tuyến phố này đã được thay bằng cây vàng tâm. Thân cây khá lớn, nhưng toàn bộ cành lá đã được cắt bỏ. Việc thay thế cây đang tạm dừng sau khi công luận phản ứng. Chủ tịch Hà Nội đã phê bình các đơn vị triển khai đề án chặt hạ, di chuyển, thay thế cây xanh vì thông tin, tuyên truyền chưa đáp ứng được yêu cầu.