Văn phòng Diện Chẩn Sống Khỏe_ Khu nhà 102 Ngõ 95 Chùa Bộc-Đống Đa-Hà Nội _ ĐT : 0906143408

Hướng dẫn lý thuyết và thực hành cơ bản miễn phí cho những quí vị thực sự yêu thích Diện Chẩn . Hãy gọi cho chúng tôi để biết lịch .

Tư vấn sức khỏe , chẩn bệnh đưa ra phác đồ miễn phí.

Thứ Tư, 30 tháng 9, 2015

Áp thấp nhiệt đới xuất hiện gần biển Đông

Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn trung ương cho biết, 14h ngày 30/9, tâm áp thấp nhiệt đới cách bờ biển miền Trung Philippines khoảng 500 km về phía đông, sức gió mạnh nhất 50 km một giờ, cấp 6. Đêm nay và sáng mai, nó sẽ theo hướng tây tây bắc, mỗi giờ đi được 15-20 km và có thể mạnh thêm. Đến 13h ngày 1/10, tâm áp thấp nhiệt đới ở ven bờ miền Trung Philippines, sức gió tối đa 60 km một giờ, cấp 7.
xoay-3959-1443621481.jpg
Vùng mây trắng là hình ảnh của áp thấp nhiệt đới. Ảnh: NCHMF.
Ngoài ra, hiện nay ở phía Bắc có một bộ phận không khí lạnh di chuyển xuống phía Nam. Dự báo chiều tối và đêm mai (1/10), không khí lạnh sẽ ảnh hưởng đến Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ và một số nơi thuộc Trung Trung Bộ. Từ chiều tối và đêm mai, Bắc Bộ có mưa giông rải rác; từ ngày 2/10 ở các tỉnh từ Thanh Hóa đến Thừa Thiên Huế có mưa giông.
Văn phòng Ban chỉ đạo trung ương về phòng chống thiên tai đã có văn bản gửi các tỉnh ven biển từ Quảng Ninh đến Bình Thuận yêu cầu thông báo cho chủ tàu thuyền đang trên biển biết về diễn biến áp thấp nhiệt đới để chủ động phòng tránh.
Năm nay do tác động của El Nino, số cơn bão và áp thấp nhiệt đới ảnh hưởng trực tiếp đến Việt Nam ít hơn so với trung bình nhiều năm cùng kỳ. Từ đầu mùa đến nay có 3 cơn bão đổ bộ vào Việt Nam, cường độ yếu. Mới đây nhất ngày 14/9 bão Vamco đổ bộ vào đảo Lý Sơn (Quảng Ngãi) và Quảng Nam với sức gió cấp 8.


Thứ Ba, 29 tháng 9, 2015

Đập nước trên núi Cấm bị xì, hàng nghìn dân hoang mang

Chứa hàng trăm nghìn khối nước ở độ cao 400 m trên Núi Cấm, đập Thanh Long vừa hoàn thành đã bị lún, nứt, thấm và xì nước khiến hàng nghìn hộ dân dưới chân núi đứng ngồi không yên.


Nhằm trữ nước phục vụ nhu cầu người dân, làm du lịch và chống cháy rừng, năm 2011 đập Thanh Long được xây với kinh phí 45 tỷ đồngdo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh An Giang làm chủ đầu tư, quản lý. Nằm trên núi Cấm (thuộc xã An Hảo, huyện Tịnh Biên) ở độ cao 400 m (đỉnh núi Cấm cao 700 m) so với mực nước biển, đập dài 170 m, chiều cao gần 18 m, chứa được 255.000 m3 nước…
Khu vực này trước đây là con suối Thanh Long và rừng tự nhiên. Sau ba năm xây dựng, cuối năm 2014, đập hoàn thành, cho tích nước thử thì xảy ra hiện tượng hư hỏng, xuống cấp khiến nhiều người lo ngại. Trong ảnh là vết nứt trên thân đập cao 18 m

Vết nứt xé trên mặt, phía trong con đập; bêtông bị bong tróc, vỡ từng mảng

Nước rỉ ra ngoài thân đập
Dưới chân đập suốt ngày đêm xì nước. "Chúng tôi mất ăn mất ngủ, nơm nớp lo đập bị vỡ. Đêm đến, chúng tôi phải bố trí người canh chừng mới đi ngủ. Dặn nhau hễ nghe rục rịch là hô hoán mọi người chạy ngay", anh Lý Sơn Đăng - một trong 60 hộ dân sống ngay chân con đập - nói
Nước từ trong đập chảy ra, thấm sâu vào đất. "Con đập này do Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh quản lý. Chúng tôi đang yêu cầu địa phương kiểm tra và báo cáo ngay những vấn đề người dân phản ánh về tình trạng lún, nứt, xì nước từ con đập", ông Nguyễn Hùng Cường - Chánh văn phòng UBND huyện Tịnh Biên Chánh - cho biết

Tại miệng tràn xuất hiện một lỗ thủng, nước phun trào
Hàng loạt vị trí ở chân đập có những lỗ bắn nước tua tủa ra ngoài, sau đó được đơn vị quản lý trám lại nhưng nước vẫn còn thấm qua. "Dân chúng tôi lo lắm vì đây là chuyện liên quan đến tính mạng của nhiều người, nếu sự cố xảy ra. Không chỉ những hộ sống dưới chân đập như tôi lo đâu, còn 8.000 hộ khác sống dưới chân núi cũng xôn xao dữ lắm", ông Sáu (65 tuồi) cho biết

Ông Lữ Cẩm Khường - Phó giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết, sau khi đập hoàn thành, đơn vị kiểm tra thì thấy vết nứt rộng gần 0,5 m chạy dài 15 m ở chân đập. Việc xử lý gia cố vết nứt và chống thấm cho đập tốn 6,5 tỷ đồng, hồi cuối tháng 4. Hiện, đơn vị vẫn theo dõi tình trạng thấm nước. Nếu ổn định Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sẽ cho nghiệm thu và đưa vào sử dụng trong thời gian tới. Tuy nhiên, tình trạng thấm và xì nước vẫn diễn ra

"Việc người dân phản ánh và lo lắng về chất lượng công trình, chúng tôi cam kết nhanh chóng kiểm tra kỹ lưỡng, sẽ có thông báo chính thức trong thời gian sớm nhất", ông Khường khẳng định. Núi Cấm còn được biết đến với tên gọi khác là Thiên Cấm Sơn, ngọn núi cao nhất trong dãy Thất Sơn - An Giang



Siêu bão Dujuan đổ bộ vào Đài Loan đang giật cấp 13

Vào lúc 17h40' ngày 28/9, cơn bão Dujuan đã đổ bộ vào Nam Úc, huyện Nghi Lan, Đài Loan gây ra mưa lớn và gió giật trên diện rộng. Trong 24 giờ qua, mực nước mưa đo được ở Nghi Lan là 500mm. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão lên tới cấp 15, giật trên cấp 17.
Cơn bão Dujuan được đánh giá là bão mạnh, cấp cao nhất trong thang bão của Đài Loan, thậm chí còn được coi là "siêu bão" với sức gió lên đến 227 km/h và có thể gây ra những con sóng cao đến 13m. Trung Quốc cũng đã phát mức báo động đỏ cao nhất với siêu bão Dujuan. Chính quyền các tỉnh, thành phố bị ảnh hưởng bởi siêu bão đã cảnh báo người dân hạn chế ra đường trong những ngày này.
Theo TT KTTV TƯ cho biết, tối và đêm qua (28/9) bão Dụuan đã vượt qua phần phía Bắc đảo Đài Loan và đi vào vùng biển tỉnh Phúc Kiến (Trung Quốc).
Do ảnh hưởng của hoàn lưu bão Dujuan, vùng biển phía Đông Bắc khu vực Bắc Biển Đông nước ta có gió mạnh cấp 5, có lúc cấp 6, giật cấp 7-8 biển động.
Hồi 7 giờ ngày 29/9, vị trí tâm bão ở vào khoảng 24,9 độ Vĩ Bắc; 118,9 độ Kinh Đông, trên vùng bờ biển tỉnh Phúc Kiến. Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm bão mạnh cấp 11 (tức là từ 100 đến 120km một giờ), giật cấp 13.
Dự báo trong 24 giờ tới, bão di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc, mỗi giờ đi được 20km, đi vào đất liền và suy yếu nhanh thành áp thấp nhiệt đới, sau đó là một vùng áp thấp. Đến 7 giờ ngày 30.9, vị trí trung tâm vùng áp thấp ở vào khoảng 28,0 độ Vĩ Bắc; 116,0 độ Kinh Đông, trên đất liền phía Đông Nam Trung Quốc. Sức gió mạnh nhất ở trung tâm vùng áp thấp thấp giảm xuống dưới cấp 6 (tức là dưới 40km một giờ).


Hoảng loạn vì cháy khách sạn trong phố cổ Hà Nội

Một khách sạn trong khu phố cổ Hà Nội bất ngờ bốc cháy dữ dội khiến khách lưu trú và người dân khu vực bị một phen hoảng loạn. Thời điểm cháy, trong khác sạn có khá nhiều người, tất cả cuống cuồng chạy ra ngoài thoát thân.

Vụ hỏa hoạn trên xảy ra vào khoảng 20h tối 28/9, tại khách sạn An Nam Legend Hotel (số 27 Hàng Bè, Hoàn Kiếm, Hà Nội).
1-copy-1443457794496
Đám cháy nhìn từ phố Nguyễn Hữu Huân

Một số nhân chứng cho biết, vào thời điểm đó phần nóc khách sạn nói trên bất ngờ bốc cháy dữ dội. Khi chuông báo cháy kêu, những người trong khách sạn vội vã chạy ra ngoài thoát thân, trong đó có cả những người khách nước ngoài đang lưu trú tại đây.
Nhận được tin báo, lực lượng PCCC đã huy động 4 xe chữa cháy chuyên dụng đến hiện trường và nhanh chóng tổ chức dập lửa. Do vị trí cháy trên tầng cao, lực lượng chữa cháy phải leo cầu thang bộ lên để dập lửa. Đến khoảng 21h cùng ngày, đám cháy mới được dập tắt.
Thông tin ban đầu chưa ghi nhận thiệt hại về người. Cơ quan chức năng tiếp tục làm rõ nguyên nhân vụ cháy và thống kê thiệt hại.


Phú Quốc mưa lớn nhiều ngày, một ấp ngập nặng bị cô lập

Mưa lớn nhiều ngày qua khiến đoạn đường gần 1 km tại ngã ba ấp Cây Thông Trong, xã Cửa Dương, huyện Phú Quốc, Kiên Giang ngập nặng.


Đường vào ấp Cây Thông Trong bị ngập sâu vào trưa 28-9 - Ảnh: Hoàng Trung
Trưa 28/9, mực nước trên đoạn đường này cao gần 1m khiến giao thông qua lại của người dân rất khó khăn.
Theo nhiều người dân địa phương, đây là lần đầu tiên nơi đây bị ngập như thế. Nguyên nhân do có một tuyến đường đang thi công chắn ngang con suối nhưng không làm cống thoát nước thay thế nên nước ứ đọng.
Trong khi đó, một cơn mưa lớn kéo dài hơn 2 giờ vào sáng 28/9 khiến khu vực chợ An Thới, Phú Quốc ngập trong biển nước. Nhiều xe máy của người dân đi qua khu vực này bị ngập nửa thân xe, khiến xe chết máy phải dẫn bộ.
Anh Nguyễn Bảo Quốc (ngụ khu phố 3, thị trấn An Thới) cho biết trước đây, đoạn đường gần 500 mét từ ngã tư Xí nghiệp nước đá đến ngã ba Công binh có đến 3 cống thoát nước rất lớn nhưng nay cả 3 cống trên đã bị lấn chiếm, chỉ còn lại những mương nước rất nhỏ nên hễ mưa là nước từ trên núi đổ xuống khiến cả khu vực chợ như cái hồ chứa nước khổng lồ.
Cũng theo nhiều người dân địa phương, đoạn đường qua chợ chỉ dài hơn 100 mét, rộng khoảng 4 mét đang xuống cấp nghiêm trọng bởi mỗi ngày có hàng trăm xe du lịch 45 chỗ chở khách xuống tham quan cảng An Thới và rất nhiều xe tải chở hải sản, vật liệu xây dựng… khiến con đường bị cày nát và sình lầy mỗi khi mưa xuống.

Ngập sâu tại khu vực ấp Cây Thông Trong - Ảnh: Hoàng Trung
Đường qua chợ An Thới ngập nặng sáng 28/9 - Ảnh: Duy Khánh

Phía trước UBND thị trấn An Thới chìm trong biển nước - Ảnh Duy Khánh

Ninh Thuận: Gia đình cán bộ tỉnh đi dã ngoại bị lũ cuốn chết 3 người

Trong khi đi dã ngoại ở thác SaKai, 2 nhóm gia đình cán bộ ở tỉnh Ninh Thuận đã bị lũ thượng nguồn đổ về đột ngột và cuốn 3 người tử vong.

Chiều 27/9, một nhóm 7 người trong gia đình tổ chức đi dã ngoại tắm suối tại địa điểm Khu du lịch thác SaKai nằm phía nam Nhà máy thủy điện Đa Nhim (thuộc xã Lâm Sơn, huyện Ninh Sơn, tỉnh Ninh Thuận) thì bị nước lũ thượng nguồn đổ về đột ngột cuốn trôi làm 3 người chết.
gia đình, cán bộ tỉnh, dã ngoại, lũ cuốn, chết 3 người, Ninh Thuận
Hiện trường vụ đuối nước thương tâm
Thông tin từ thân nhân cho biết, sáng cùng ngày nhóm 7 người thuộc 2 gia đình ông Phạm Trọng Hùng (Phó giám đốc Sở GTVT) và ông Nguyễn Văn Chân Chính (39 tuổi, Phó phòng Tổng hợp Văn phòng UBND tỉnh) tổ chức đến Khu du lịch thác SaKai dã ngoại tắm suối.
Khoảng 16g, trời đổ mưa trên thượng nguồn, bất ngờ nước lũ đổ về rất hung dữ cuốn trôi cả nhóm. Nhiều người dân địa phương kịp thời ứng cứu và đưa được 5 người, trong đó có ông Chính vào bờ...
Hai người tử vong là cháu Phạm Hồng Thái (8 tuổi, con trai ông Hùng) được tìm thấy khi thi thể mắc kẹt vào một gốc cây lớn cách điểm tắm 200m, người mất tích là bà Nguyễn Thị Trường Sa (SN 1976, vợ ông Chính).
gia đình, cán bộ tỉnh, dã ngoại, lũ cuốn, chết 3 người, Ninh Thuận
Mặc dù đã được các lực lượng cứu hộ, nhưng sau đó trong quá trình ngược suối đi tìm vợ, ông Chính đã bị dòng nước cuốn tử vong.
Sau đó, ông Chính đã tự động một mình men theo dòng thác tìm kiếm vợ thì bị nước cuốn trôi tại một khúc quanh nước xoáy cách địa điểm tắm 500m. Thi thể ông Chính được lực lượng cứu hộ vớt lúc 17g cùng ngày.
Tại hiện trường, ông Nguyễn Long Biên, Chủ tịch UBND huyện Ninh Sơn chỉ đạo tăng cường lực lượng cứu hộ vì nước lũ đang rút. Đến 21g, lực lượng cứu hộ của xã Lâm Sơn cùng bà con soi đèn dọc suối SaKai, thi thể nạn nhân Nguyễn Thị Trường Sa đã được vớt cách địa điểm tắm gần 1 km về phía hạ lưu. Các nạn nhân đã được đưa về nhà lo hậu sự ngay trong đêm.
Suối thác SaKai nằm dưới chân Đèo Ngoạn Mục độ dốc cao, khi mưa nguồn lũ cục bộ đổ về rất nhanh kéo theo cây gỗ, đá lăn rất nguy hiểm. Địa phương đã cảnh báo nhưng khách lạ đến tắm hay chủ quan nên xảy ra tai nạn.