Văn phòng Diện Chẩn Sống Khỏe_ Khu nhà 102 Ngõ 95 Chùa Bộc-Đống Đa-Hà Nội _ ĐT : 0906143408

Hướng dẫn lý thuyết và thực hành cơ bản miễn phí cho những quí vị thực sự yêu thích Diện Chẩn . Hãy gọi cho chúng tôi để biết lịch .

Tư vấn sức khỏe , chẩn bệnh đưa ra phác đồ miễn phí.

Thứ Hai, 29 tháng 2, 2016

Lợi dụng mua gỗ đấu giá để phá rừng Cao Bằng?

Để chấm dứt triệt để nạn phá rừng ở Triệu Nguyên là nhiệm vụ bất khả thi, có quá nhiều khó khăn, trở ngại.

Gỗ được xẻ ngay trong rừng.
Gỗ được xẻ ngay trong rừng.
Rừng nghiến ở Triệu Nguyên vẫn liên tục “chảy máu” trong hàng chục năm qua. Đại diện lực lượng Kiểm lâm tỉnh Cao Bằng cho rằng, để chấm dứt triệt để nạn phá rừng ở địa phương này là nhiệm vụ bất khả thi vì có quá nhiều khó khăn, trở ngại.
Chính quyền chưa từng bắt vụ phá rừng nào
Trao đổi với PV Báo Giao thông, ông Nguyễn Văn Minh, Phó Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm tỉnh Cao Bằng cho biết, khu vực rừng nghiến ở xã Triệu Nguyên từ lâu vẫn là một điểm “nóng” về vấn nạn phá rừng. “Rừng bị phá từ những năm 1990 vẫn dai dẳng đến tận bây giờ. Đã có lúc nạn phá rừng ở đấy tạm thời lắng xuống vì có sự can thiệp quyết liệt của các lực lượng chức năng tỉnh và địa phương. Nhưng khoảng 2 - 3 năm trở lại đây, hiện tượng phá rừng có dấu hiệu “nóng” trở lại”, ông Minh cho hay.
"Trường hợp lợi dụng việc khai thác tận dụng để khai thác trái phép phải bị xử lý nghiêm. Theo Quyết định 07 của Thủ tướng Chính phủ về trách nhiệm quản lý Nhà nước các cấp về rừng và đất lâm nghiệp thì đầu tiên là cấp ủy chính quyền địa phương và sau đó là lực lượng kiểm lâm sở tại phải chịu trách nhiệm kiểm tra, giám sát gỗ tận thu, nếu đủ điều kiện là khai thác tận thu thì những cây gỗ đó là tang vật cho vụ án”.
Ông Đặng Hùng Chương, Phó giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Cao Bằng
Lý giải tình trạng phá rừng dai dẳng ở Triệu Nguyên, ông Minh cho rằng, nguyên nhân chính do vị trí địa lý và địa hình khu vực này rất phức tạp, hiểm trở. Phần lớn diện tích rừng nằm trên địa bàn huyện Nguyên Bình nhưng nơi tập trung nhiều gỗ quý lại phân bố ở điểm giáp ranh giữa hai huyện Thông Nông và Nguyên Bình nên việc giám sát và bảo vệ rừng gặp vô vàn khó khăn. “Để vào nơi khai thác gỗ chỉ có hai con đường. Nếu lâm tặc bố trí người canh gác ở hai đầu lối vào này thì mọi hoạt động truy quét, vây bắt đều bị vô hiệu hết. Hơn nữa, khu vực đó sóng điện thoại rất mạnh, chỉ cần một cuộc điện thoại, các đối tượng có thể kịp thời tẩu tán tang vật, xóa hiện trường trước khi chúng tôi vào đến nơi”, ông Minh nói.
Bên cạnh đó, ông Minh cho rằng, tình trạng phá rừng ở địa phương này liên tục tái diễn còn một phần nguyên nhân từ chính quyền địa phương. “Theo luật thì UBND xã có quyền xử phạt hành chính hành vi phá rừng số tiền đến 5 triệu đồng, nhưng có thấy bao giờ họ xử phạt đâu.
Ở Triệu Nguyên trước nay chính quyền xã chưa từng bắt một vụ phá rừng nào cả. Tất cả đều do kiểm lâm hoặc lực lượng công an đứng ra phối hợp, tổ chức thôi”, ông Minh bức xúc. Theo ông Minh, với đặc thù là đơn vị cơ sở, nắm chắc địa bàn nhất, đáng ra chính quyền xã phải là người đi tiên phong trong công tác chống nạn phá rừng. Thế nhưng trên thực tế, kể cả khi lực lượng kiểm lâm đề nghị phối hợp kiểm tra, tuần rừng, đơn vị này cũng rất ít khi hợp tác. Có chăng chỉ đi được 1 - 2 lần rồi lại kiếm cớ thoái thác.
Cây nghiến mới bị đốn hạ, vết cắt còn tươi nguyên.
Cây nghiến mới bị đốn hạ, vết cắt còn tươi nguyên.
Doanh nghiệp xuất hiện, nạn phá rừng lại gia tăng
Về sự xuất hiện của Công ty Phương Đạt, ông Minh cho biết, doanh nghiệp này đã tham gia đấu giá mua gỗ nghiến tang vật nhiều lần trên địa bàn tỉnh Cao Bằng. Riêng tại xã Triệu Nguyên, ngoài 31,197 m3 gỗ nghiến năm 2015, Công ty Phương Đạt cũng từng trúng đấu giá một lô gỗ nghiến lớn hơn gấp nhiều lần vào khoảng 2 năm trước đó.
Tuy nhiên, theo ông Minh, cứ mỗi lần doanh nghiệp này vào rừng mua gỗ là nạn phá rừng ở Triệu Nguyên lại diễn ra rầm rộ hơn. Thế mới có chuyện, doanh nghiệp vừa vận chuyển hết số gỗ mua đấu giá của lần trước, lực lượng chức năng lại tiếp tục bắt giữ được một lô gỗ tang vật mới. Số gỗ này lại được đem bán đấu giá và Công ty Phương Đạt tiếp tục là đơn vị trúng đấu giá.
Tình trạng phá rừng ở Triệu Nguyên bắt đầu “nóng” lên cũng từ khi xuất hiện doanh nghiệp này về địa phương mua đấu giá gỗ. “Vẫn biết việc để doanh nghiệp vào rừng, mua gỗ sẽ có tính hai mặt, dễ bị lợi dụng để phá rừng nhưng để chúng tôi đưa gỗ ra khỏi rừng là cả vấn đề. Chúng tôi làm sao đầu tư được một hệ thống cáp tời gỗ như họ (Công ty Phương Đạt - PV). Rồi huy động máy móc, người bốc gỗ nữa. Lo đủ những khoản ấy, đem được gỗ ra khỏi rừng có bán được cũng bị “âm” là cái chắc”, ông Minh phân tích.
Dù theo nguyên tắc, quá trình khai thác và vận chuyển gỗ ra khỏi rừng của Công ty Phương Đạt luôn phải có lực lượng chức năng giám sát, nhưng ông Minh thừa nhận quá trình này gặp rất nhiều khó khăn và có thể tồn tại lỗ hổng dễ bị lợi dụng, làm sai. “Nói là có người giám sát nhưng cũng không thể cắt cử người đi theo họ vào rừng 24/24h được. Ngay cả khi trời mưa gió, người ta có khai thác hay không mình cũng không thể nắm hết. Thế nên, việc người dân lợi dụng tình hình khai thác gỗ bán cho doanh nghiệp hoặc doanh nhiệp khai thác hơn số lượng quy định hoàn toàn có thể xảy ra. Việc này chúng tôi sẽ cho kiểm tra ngay”, ông Minh khẳng định.
Trong khi đó, ông Nông Văn Trường, Phó chủ tịch UBND huyện Nguyên Bình cho biết, vài năm trước, tại xã Mai Long (huyện Nguyên Bình) cũng từng xảy ra tình trạng việc mua bán đấu giá gỗ bị lợi dụng để phá rừng, khai thác gỗ trái phép trong rừng. Khi sự việc bị phát hiện, những bên liên quan lập tức tìm cách đổ lỗi cho nhau.
“Ở Triệu Nguyên vừa qua tôi cũng nghe dư luận nói rằng, khi doanh nghiệp vào khai thác gỗ cũng có nhiều đối tượng lợi dụng vào theo để phá rừng. Khi biết được thông tin đó, chúng tôi đã chỉ đạo các lực lượng chức năng tăng cường kiểm tra, giám sát. Phải kiểm đếm cụ thể trong rừng gỗ đã chặt là bao nhiêu?, khối lượng gỗ cho phép khai thác là bao nhiêu?, khi gỗ đưa ra có đúng với khối lượng đó không?, có bị lén chuyển đi nơi khác không? Tất cả phải được kiểm tra chặt chẽ”, ông Trường cho hay.



Rác thải "xâm lấn" Quốc lộ 5, bất chấp "lệnh" của Phó Thủ tướng

Hàng trăm đống rác thải trải dọc hành lang hai bên quốc lộ 5, chảy nước đen ngòm, bốc mùi xú uế gây ô nhiễm môi trường, làm ảnh hưởng nghiêm trọng tới mỹ quan, an toàn hành lang giao thông...

Ngày 6/10/2015, Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải yêu cầu UBND các tỉnh Hưng Yên và Hải Dương khẩn trương có biện pháp xử lý dứt điểm tình trạng rác thải sinh hoạt, công nghiệp đổ hai bên quốc lộ 5 trên địa bàn trước ngày 25/10/2015.
Vậy nhưng, theo ghi nhận của phóng viên Pháp Luật Plus, như một sự thách thức, những đống rác ven đường nơi đây không những không biến mất mà còn cao thêm, che cả tấm biển cấm đổ rác.
Rác thải đủ loại vô cơ, hữu cơ, rác thải xây dựng, công nghiệp… tồn tại nhiều năm qua như một “vấn nạn”, thậm chí "ngang ngược" phủ lấp nhiều tấm biển đề "Cấm đổ rác". Tệ hơn là việc có bãi rác "khủng" được tập kết ngay trước trụ sở của UBND xã Cẩm Điền, huyện Cẩm Giàng, Hải Dương và Nghĩa trang liệt sỹ xã.
Rác ngập ngụa trên một đoạn quốc lộ 5 qua huyện Cẩm Giàng, tỉnh Hải Dương
Rác ngập ngụa trên một đoạn quốc lộ 5 qua huyện Cẩm Giàng, tỉnh Hải Dương
Bà Nguyễn Thị Lan (trú tại xã Cẩm Điền, Cẩm Giàng, Hải Dương) bất bình cho biết: “Bãi rác ngay đường vào UBND xã có một đoạn mà không hiểu sao chính quyền không hề đả động đến, để kéo dài mãi tình trạng này.
Chúng tôi là người dân sống gần bãi rác nên hứng chịu cảnh ô nhiễm thật khổ cực, nhà luôn phải đóng cửa tránh mùi hôi thối. Những hộ gia đình sống chung quanh, đã làm đủ mọi cách nào là cắm biển, cử người ra trông, rồi kiến nghị chính quyền cơ sở... thế nhưng không ăn thua".
Rác sinh hoạt, rác xây dựng đủ loại tràn ngập ven đường Quốc lộ, đoạn qua Phố Mới, huyện Mỹ Hào, tỉnh Hưng Yên.
Rác sinh hoạt, rác xây dựng đủ loại tràn ngập ven đường Quốc lộ, đoạn qua Phố Mới, huyện Mỹ Hào, tỉnh Hưng Yên.
Đốt tại chỗ là giải pháp tình thế được người dân sử dụng để xử lý rác thải, gây nhiều hệ luỵ xấu.
Đốt tại chỗ là giải pháp tình thế được người dân sử dụng để xử lý rác thải, gây nhiều hệ luỵ xấu.
Qua tìm hiểu được biết, nguyên nhân khiến cho rác thải vẫn vô tư “ồ ạt xâm lấn” hành lang Quốc lộ 5 là do một số khu dân cư vẫn chưa bố trí được khu chôn lấp rác thải hoặc có thì bãi rác cũng đã đầy và chưa tìm được địa điểm mới.
Tại thị trấn Lai Cách (Cẩm Giàng, tỉnh Hải Dương), năm 2014, thị trấn đã được đầu tư một bãi chôn lấp rác tập trung nhưng chỉ hoạt động được một thời gian và phải đóng cửa do người dân phản đối. Chính quyền có dự kiến đầu tư lò đốt rác nhưng nhiều người dân phản đối vì lò đốt rác quy hoạch gần khu dân cư...
Là tuyến đường huyết mạch của Quốc gia, hàng ngày có hàng vạn lượt người và phương tiện lưu thông qua lại, trước tình trạng rác thải đang ngày ngày "tra tấn" người đi đường cũng như ảnh hưởng nghiêm trọng tới cuộc sống của người dân, thiết nghĩ, cơ quan chức năng tỉnh Hải Dương và tỉnh Hưng Yên cần có biện pháp xử lý dứt điểm tình trạng này.



Gần 50.000 ha lúa ở Cà Mau bị thiệt hại do hạn, mặn


Ngày 29/2, UBND tỉnh Cà Mau công bố thiên tai cấp độ 1 trên địa bàn toàn tỉnh. Hàng chục nghìn ha lúa bị ảnh hưởng do tình trạng hạn và mặn.
Theo ngành nông nghiệp Cà Mau, tỉnh này có trên 49.300 ha lúa bị thiệt hại do nắng hạn và xâm nhập mặn. Trong đó, trên 35.220 ha lúa trồng dưới ao nuôi tôm, còn lại là trà lúa đông - xuân.
Gần 50.000 ha lúa ở Cà Mau bị thiệt hại do hạn, mặn
Một cánh đồng lúa vụ đông - xuân ở miền Tây bị thiệt hại vì hạn. Ảnh: Việt Tường.
"Vùng ngọt hóa phía bắc Cà Mau là huyện Trần Văn Thời với Thới Bình cũng có lúa bị thiệt hại nặng do thiên tai", một cán bộ Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Cà Mau nói.
Sau khi công bố thiên tai, ông Nguyễn Tiến Hải - Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau yêu cầu Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với các đơn vị có liên quan thực hiện các chính sách hỗ trợ khôi phục sản xuất vùng bị thiệt hại. Sở cũng khẩn trương triển khai quyết liệt các giải pháp phòng, chống thiệt hại do nắng hạn gây ra.
Hiện, miền Tây có 5 tỉnh công bố thiên tai do nắng hạn và xâm nhập mặn là Cà Mau, Kiên Giang, Long An, Bến Tre, Long An.















































Chủ Nhật, 28 tháng 2, 2016

Rừng bị xẻo thịt, ai chịu trách nhiệm?

Sở hữu những cánh rừng nghiến, từ lâu rừng nguyên sinh ở xã Triệu Nguyên (huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng) được coi là “lá phổi xanh” điều hòa khí hậu trong vùng. Nhưng suốt nhiều năm qua, “kho báu xanh” này bị lâm tặc xẻ thịt không thương tiếc.
Hệ thống cáp treo để vận chuyển gỗ nghiến ra khỏi rừng.
Rừng xanh chảy máu
Chúng tôi đến Triệu Nguyên vào một ngày cuối tháng 2/2016, đúng lúc trời rét đậm. Để tiếp cận những cánh rừng nghiến đang bị xẻo thịt, chúng tôi phải nhờ anh B., một người dân bản địa dẫn vào điểm nóng mà lâm tặc đang tàn phá rừng. 
Xuất phát từ UBND xã Triệu Nguyên, sau nhiều giờ xuyên rừng, chúng tôi đến cánh rừng Nghiến ở thôn Căm Ngọa- một điểm nóng về nạn phá rừng ở Triệu Nguyên. Mặc dù địa hình núi non hiểm trở nhưng lâm tặc vẫn đua nhau tàn phá khiến núi rừng trở nên tan hoang. Tại đây nhiều cây gỗ quý như nghiến, kháo, sồi... bị cưa đổ và bị xẻ ngổn ngang. Nhiều thân cây có đường kính vài mét bị cưa đổ đã lâu nay mục nát.
Đi dọc theo khe suối về bên Lũng Thàn, rất nhiều cây gỗ nghiến vừa bị cưa đổ, nhựa và lá cây còn tươi nguyên. Gỗ thì bị lâm tặc cắt khúc chuẩn bị đưa ra khỏi rừng. Càng vào sâu trong rừng càng thấy nhiều cây cổ thụ bị đốn hạ. Khi nghe tiếng cưa máy gầm rít đến chói tai cũng là lúc chúng tôi nhìn thấy xa xa nhiều bóng người lô nhô, với tiếng cây gỗ bị cắt đổ ào ào.
Anh B. cho rằng, ngoài đội ngũ lâm tặc “chuyên nghiệp” tổ chức tinh vi, còn có một bộ phận nông dân bản địa và các xã vùng ven cũng tham gia chặt gỗ phá rừng.
Trong rừng, gỗ được cưa xẻ thành những tấm gỗ thành phẩm, và trực tiếp các lâm tặc vận chuyển ra các điểm tập kết ngoài bìa rừng. Tiếp đó, gỗ lậu sẽ tiếp tục được vận chuyển về tập kết rải rác ở các nhà dân trong các bản. Sau đó, các đầu nậu gỗ sẽ vào đây vận chuyển đi tiêu thụ khắp nơi. Hàng ngày ở các khu vực xung quanh rừng nghiến nhất là buổi chiều tối dễ dàng chứng kiến cảnh người vận chuyển gỗ lậu ngang nhiên trên các con đường.
Trò chuyện với chúng tôi, Hào, một cửu vạn chuyên vận chuyển gỗ tiết lộ: “Gặp kiểm lâm thì chi vài trăm lót tay là xong, lại đi vô tư. Có ai chê tiền đâu bao giờ”. Theo Hào, mỗi chuyến vận chuyển trót lọt anh ta bỏ túi cả trăm nghìn. Ngày tranh thủ 5 đến 6 chuyến là có kha khá. Chính vì kiếm được khá như vậy nên nhiều người dân địa phương đã tham gia phá rừng và vận chuyển gỗ lậu và hậu quả rừng nghiến càng bị thu hẹp.
Để qua mặt cơ quan chức năng, dân cửu vạn giấu những tấm gỗ nghiến vào bao tải để vận chuyển. Khi bị phát hiện, truy đuổi thì tháo chạy bạt mạng.
Ngành chức năng bất lực?
Được biết, suốt gần chục năm qua những rừng nghiến nguyên sinh ở xã Triệu Nguyên liên tục bị lâm tặc xẻo thịt. Các cánh rừng nghiến tại đây cứ bị thu hẹp dần và có nguy cơ bị xóa sổ trong sự bất lực của lực lượng chức năng địa phương. Kỳ lạ hơn, lượng gỗ tang vật mà lực lượng chức năng thu giữ trong các đợt truy quét lại được tổ chức bán đấu giá rẻ hơn rất nhiều so với giá thị trường.
Lợi dụng điều này, giới lâm tặc vẫn đua nhau phá rừng, chẳng may bị bắt, thì khi ngành chức năng tổ chức bán đấu giá thì lại có người tổ chức thu mua với giá rẻ.
Theo quan sát, cách điểm rừng nghiến bị chặt phá khoảng 3km, ngay gần UBND xã Triệu Nguyên là một điểm thu mua gỗ đấu giá của doanh nghiệp tư nhân Phương Đạt. Đây là doanh nghiệp giành được quyền trong cuộc đấu giá hơn 30m3 gỗ nghiến quý hiếm do ngành chức năng tỉnh Cao Bằng tổ chức, với giá thấp hơn nhiều so với giá thị trường.
Để vận chuyển gỗ ra khỏi rừng, doanh nghiệp này lắp đặt hẳn hệ thống cáp treo dài đến cả km. Gỗ được buộc thành khối rồi vận chuyển ra ngoài bằng hệ thống cáp treo. Để kịp tiến độ, họ còn dựng lán trại, nấu nướng làm việc cả ngày lẫn đêm.
Một cây gỗ quý trong rừng nguyên sinh Triệu Nguyên vừa bị lâm tặc đốn hạ.
Theo người dân địa phương, bên cạnh việc lợi dụng việc doanh nghiệp khai thác gỗ, một số người dân trong và ngoài xã cũng vào rừng lấy gỗ đem bán theo hình thức nhỏ lẻ tận thu, việc này khiến cho những cánh rừng già ở Triệu Nguyên càng trở nên tiêu điều.
Trao đổi về nạn phá rừng nghiến ở Triệu Nguyên, ông Nguyễn Văn Minh- Phó chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm tỉnh Cao Bằng cho rằng,  phá rừng là do người dân bên huyện Thông Nông lên xẻ làm thớt. Ông Minh cũng cho biết, trước đây việc khai thác trái phép có nhiều, rồi một thời gian giảm, năm ngoái lại xuất hiện.
Năm ngoái lực lượng chức năng đã phát hiện khoảng 30 mét khối gỗ.  Sau đó, ngành chức năng tổ chức bán đấu giá và đơn vị trúng thầu là Công ty Phương Đạt. Về việc ai giám sát đơn vị khai thác tận thu, ông Minh cho hay: Chính quyền địa phương và cơ quan chức năng kiểm tra, có định vị hết, gỗ đấu giá chỉ còn một ít, họ đã mang đi, kiểm lâm vào kiểm tra thì chưa đi họ đã phát hiện.
Nếu họ đứng canh hai con đường vào xã thì kiểm lâm vào họ biết hết, song họ điện thoại cho nhau, họ có thể tẩu tán tang vật hết, chỉ sau và giây trên tay họ không cầm gì nữa là họ thành người dân bình thường.
Khi chúng tôi đề cập đến vấn đề tại sao gỗ nghiến là nhóm gỗ quý, mà ngành chức năng không làm tốt ngay từ đầu mà cứ để người dân phá, rồi bán đấu giá, như vậy không khác nào hợp thức hóa gỗ lậu không? ông Minh lại trình bày: Năm 2014 cũng đấu giá, công ty làm xong họ rút máy về hết, sau đó dân vào khai thác, rồi tịch thu và bán đấu giá. Đơn vị trúng thầu họ đầu tư nhiều máy móc vào đó thì họ làm luôn. Việc người dân lợi dụng vào rừng khai thác gỗ trái phép hoặc doanh nghiệp thực hiện không đúng quy định, chúng tôi sẽ cho người kiểm tra và xử lý.
Lãnh đạo Chi cục Kiểm lâm tỉnh Cao Bằng còn cho biết, khó khăn lớn nhất của kiểm lâm hiện nay là lực lượng ít. Xã Triệu Nguyên chỉ có 2 cán bộ kiểm lâm địa bàn.
Nhưng, lạ lùng thay khi chúng tôi trao đổi về việc khai thác gỗ nghiến trái phép tại khu vực Lũng Thàn, xã Triệu Nguyên thì ông Đặng Hùng Chương- Phó giám đốc Sở NN&PT-NT tỉnh Cao Bằng lại tỏ ra rất thờ ơ: “Chúng tôi chưa nắm được thông tin như phóng viên phản ánh. Về mặt quản lý nhà nước chúng tôi sẽ cho người kiểm tra ngay, nếu phát hiện vi phạm sẽ xử lý theo quy định của pháp luật”.
Nhưng, rừng nghiến nguyên sinh ở xã Triệu Nguyên vẫn từng ngày kêu cứu thảm thiết. Đó mới là điều đáng nói.




‘Máu rừng’ vẫn không ngừng chảy

Trong những năm gần đây, liên tục những vụ phá rừng với quy mô lớn, nhiều cây gỗ thuộc hàng quý hiếm, có tuổi đời hàng trăm năm bị xẻ thịt không thương tiếc đã gióng lên hồi chuông cảnh báo về vấn nạn phá rừng hiện nay. “Ăn của rừng rưng rưng nước mắt”, chỉ vì lợi nhuận trước mắt, nhiều cá nhân đã triệt hạ đại ngàn không thương tiếc.
Những ngày đầu năm, thông tin về số lượng gỗ quý Sa Mu vô chủ được phát hiện ven đường ở huyện biên giới Kỳ Sơn (Nghệ An) đã khiến nhiều người giật mình. Cụ thể, vào ngày 14-2, tại bản Buộc Mú, xã Na Ngoi, huyện Kỳ Sơn, người dân phát hiện hai đống gỗ và một đống củi được tập kết ngay ngắn, che chắn sơ sài bên vệ đường, đoạn dẫn lên đỉnh núi Pù Xai Lai Leng. 
Theo quan sát, những tấm gỗ này có khổ lớn, còn tươi mới và không có dấu búa của lực lượng chức năng. Thống kê sau đó cho thấy, số gỗ này có khoảng 30 đường hoành (dùng để làm nhà ở) được xẻ vuông vắn, hàng chục tấm ván xẻ mỏng, có chiều rộng tầm 6m và 3 tấm dong có chiều rộng gần 1m, dài khoảng 2m.
Ngay sau khi tiếp nhận thông tin về việc xuất hiện số gỗ vô chủ này bên đường, huyện Kỳ Sơn đã thành lập đoàn kiểm tra liên ngành bao gồm lực lượng kiểm lâm, Ban quản lý rừng phòng hộ và Công an huyện phối hợp với chính quyền địa phương tiến hành kiểm tra, xác minh và xử lý thông tin. 
Cây Sa Mu dầu cổ thụ bị “xẻ thịt” sát biên giới Việt - Lào.
“Qua kiểm tra, đoàn kiểm tra liên ngành đã phát hiện, tịch thu toàn bộ số gỗ này với khối lượng gần 10m³. Đây là gỗ Sa Mu, bị người dân khai thác trên các cánh rừng của đỉnh Pù Xai Lai Leng để đưa về sử dụng trong gia đình”, ông Cao Văn Quỳnh, Trưởng ban Quản lý rừng phòng hộ huyện Kỳ Sơn cho biết. 
Cũng theo ông Quỳnh, Kỳ Sơn là huyện biên giới rẻo cao, với diện tích rừng già lớn, giáp với nước bạn Lào nên công tác bảo vệ rừng gặp không ít khó khăn. Trong những năm qua, công tác bảo vệ rừng trên địa bàn đã được các đơn vị liên quan phối hợp làm tốt, tuy nhiên, xuất phát từ tập tục của đồng bào dân tộc thiểu số, sống dựa vào rừng nên vẫn còn xảy ra hiện tượng người dân lén lút vào rừng khai thác gỗ quý để mang về sử dụng trong gia đình. 
Trong năm vừa qua, các đơn vị liên quan đã phối hợp tổ chức tuần tra, xử lý tình trạng khai thác gỗ trái phép và đã tịch thu hơn 70m³ gỗ các loại. Cây Sa Mu là loại gỗ quý hiếm thuộc nhóm 2A, nghiêm cấm khai thác dưới mọi hình thức, tuy nhiên, do giá trị sử dụng và độ bền, đẹp của nó nên thực tế, trong những năm gần đây, cùng với Pơ Mu thì đây là loại gỗ bị khai thác tương đối nhiều.
Ông Nguyễn Quốc Minh, Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm huyện Kỳ Sơn cho biết thêm, gỗ Sa Mu chủ yếu bị người dân địa phương lén lút khai thác để mang về làm nhà, dù đã có nhiều biện pháp, từ tuyên truyền, giải thích đến nhắc nhở, phạt hành chính nhưng công tác ngăn chặn vẫn gặp không ít khó khăn. 
Mới đây nhất, vào ngày 15-2, hai người dân ở xã Huồi Tụ (Kỳ Sơn) là Lỳ Bá Cả và Vừ Bá Sở lén lút chở theo một số lượng gỗ Pơ Mu, Sa Mu đã được xẻ thành tấm ngay ngắn trên hai xe ôtô, một xe mang biển số Lào và xe BKS 37V-0631 về xuôi. 
Nhóm “lâm tặc” triệt hạ 3 gốc Sa Mu dầu ở biên giới huyện Quế Phong (tháng 7-2015) lĩnh án 19 năm tù.
Khi đang chạy trên quốc lộ 7A, đoạn qua địa phận huyện Con Cuông thì bị Trạm Kiểm lâm cơ động Khe Choăng, thuộc Đội Kiểm lâm cơ động và Phòng chống cháy rừng số 1 Nghệ An phát hiện, bắt giữ. Với số lượng gỗ khoảng 3m³, không có dấu búa của kiểm lâm cũng như giấy tờ chứng minh nguồn gốc nên toàn bộ tang vật, phương tiện liên quan đã bị tạm giữ để xử lý theo quy định.
Cũng không riêng gì địa bàn huyện Kỳ Sơn, trong vài năm gần đây, tại nhiều địa phương trên địa bàn tỉnh Nghệ An liên tục xảy ra vấn nạn khai thác rừng, đe dọa trực tiếp đến môi sinh, môi trường tự nhiên.
Tại địa bàn huyện Quế Phong, sau vụ việc phát hiện, bắt giữ 5 đối tượng khai thác trái phép hơn 200m² gỗ Sa Mu dầu ở khu vực biên giới Việt – Lào vào tháng 7-2015, hai tháng sau đó, vào ngày 27-9, tại xã Quang Phong, tổ tuần tra của Công an huyện Quế Phong đã mai phục, bắt giữ và thu được 133 tấm gỗ Pơ Mu thành phẩm, chiều dài hơn 2m, rộng 27cm, dày 9cm. Số gỗ này sau khi khai thác, được vận chuyển lén lút bằng đường sông đến bãi tập kết, khi đang chuẩn bị bốc lên xe đưa đi tiêu thụ thì bị phát hiện, bắt giữ. Đối tượng đã bỏ lại tang vật và phương tiện để thoát thân.
Trước đó, vào cuối tháng 7-2014, lực lượng Kiểm lâm huyện Tương Dương phối hợp với Bộ đội Biên phòng Tam Hợp và lực lượng bảo vệ rừng phòng hộ tuần tra kiểm tra rừng khu vực biên giới phát hiện việc khai thác gỗ trái phép tại 5 quả đồi liền kề. Qua kiểm tra, có 50 gốc chặt cưa thành 60 lóng gỗ tròn gồm Pơ Mu và gỗ Dổi cùng 46 tấm gỗ Pơ Mu đã được xẻ thành phẩm, tổng khối lượng lâm sản là 156,768m³.
Ông Hoàng Quốc Việt, Chi cục trưởng Kiểm lâm tỉnh Nghệ An cho biết: Nghệ An là tỉnh có diện tích tự nhiên và diện tích rừng lớn nhất cả nước. Toàn tỉnh có hơn 874.000 ha diện tích đất có rừng, độ che phủ là 53% với số lượng xã có rừng là 359 xã. Do vậy, công tác quản lý, bảo vệ rừng gặp không ít khó khăn, nhất là đối với các xã miền núi, vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới. 
Trong năm 2015, các lực lượng chức năng của Nghệ An đã tuần tra, kiểm tra, đấu tranh xử lý các hành vi vi phạm Luật Bảo vệ và Phát triển rừng, qua đó phát hiện và bắt giữ gần 500 vụ vi phạm lâm luật, tịch thu hơn 1.000m³ gỗ tròn, xẻ các loại. Riêng Phòng Cảnh sát môi trường Công an Nghệ An, từ đầu năm đến nay đã bắt giữ và xử lý 28 vụ, 35 đối tượng, thu giữ gần 230m³ gỗ cùng nhiều phương tiện và tang vật phục vụ cho việc vận chuyển và khai thác lâm sản trái phép.
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nghệ An Hoàng Viết Đường cho rằng, để xảy ra tình trạng phá rừng tại một số địa phương trên địa bàn trước hết là do công tác quản lý, bảo vệ rừng ở một số địa phương còn lỏng lẻo; trách nhiệm và ý thức của một bộ phận cán bộ thực thi công vụ chưa cao; sự phối hợp giữa các sở, ngành, địa phương chưa đồng bộ, cập nhật thông tin chưa kịp thời. Nhiều vụ việc đã bắt giữ nhưng xử lý còn nhẹ, chưa có tác dụng răn đe. 
Bởi vậy, để hạn chế vấn nạn phá rừng, ngoài việc cần tăng cường tuần tra, kiểm soát và cần có sự phối hợp nhịp nhàng giữa các ban, ngành liên quan, ngành Kiểm lâm cần tập trung làm tốt công tác kiểm kê rừng, chuẩn bị các điều kiện cần thiết để bàn giao rừng.