Văn phòng Diện Chẩn Sống Khỏe_ Khu nhà 102 Ngõ 95 Chùa Bộc-Đống Đa-Hà Nội _ ĐT : 0906143408

Hướng dẫn lý thuyết và thực hành cơ bản miễn phí cho những quí vị thực sự yêu thích Diện Chẩn . Hãy gọi cho chúng tôi để biết lịch .

Tư vấn sức khỏe , chẩn bệnh đưa ra phác đồ miễn phí.

Chủ Nhật, 10 tháng 4, 2016

Tràn lan rác thải trên Quốc lộ 15

Quốc lộ 15 là huyết mạch giao thông quan trọng của Nghệ An nhưng hiện nay rác thải đang bị đổ tràn lan.
1
Rác đang bị đổ tràn lan trên địa bàn qua các xã Đông Sơn, Tràng Sơn. 
1
Ngay trên lề đường có biển báo: “Chung tay bảo vệ môi trường, toàn dân đổ rác đúng ngày quy định…” nhưng theo nhiều người dân ở đây, việc đổ rác thải tràn lan, không đổ vào xe rác như thế này đã diễn ra từ lâu.
1
Bên Quốc lộ 15 là đê Tả Lam,rác cũng bị tấp ngay cạnh biển Luật đê điều, tiềm ẩn các tổ mối phá hoại thân đê.
3
Cách Thị trấn Đô Lương 3km, rác được đổ thành đống 
1
 Việc đổ rác tràn lan sai qui định đã làm mất cảnh quang môi trường trên Quốc lộ 15 qua địa bàn 2 xã Đông Sơn và Tràng Sơn- Đô Lương.

ĐIỀU TRỊ BỆNH CỘT SỐNG - THẦN KINH THEO PHƯƠNG PHÁP DIỆN CHẨN
                               

     DIỆN CHẨN SỐNG KHỎE       
           VĂN PHÒNG 0906143408   

Dân Quảng Ngãi lại chặn xe tải chở đất gây ô nhiễm

Trưa 10.4, một số người dân xã Hành Thuận và Hành Minh, H.Nghĩa Hành (Quảng Ngãi) dùng những cây gỗ lớn chặn ngang tuyến tỉnh lộ 624 chạy qua địa bàn hai xã này khiến hàng loạt xe tải phải ngừng lưu thông.
Bức xúc xe tải chở đất gây bụi, người dân xã Hành Minh dùng cây gỗ chặn ngang tuyến tỉnh lộ 624 - Ảnh: Hiển Cừ
Người dân bức xúc cho rằng, sở dĩ họ dùng cây gỗ chặn xe là vì tuyến tỉnh lộ 624 chỉ rộng hơn 5 m nhưng các xe tải chở đất thi công dự án đường cao tốc Đà Nẵng-Quảng Ngãi nối đuôi thi nhau chạy suốt ngày và bóp còi inh ỏi, trong khi đó mặt đường không được tưới nước thường xuyên nên bụi bẩn bay bám đầy nhà, gây ô nhiễm nghiêm trọng, ảnh hưởng lớn đến sinh hoạt.
Ngay sau khi xảy ra sự việc, nhà thầu đã có mặt tại hiện trường, viết bản cam kết sẽ tưới nước hằng ngày nên người dân mới thu dọn chướng ngại vật, lưu thông trên tuyến tỉnh lộ 624 đã trở lại bình thường.
Trước đó, vào trưa 7.4, vì quá bức xúc trước tình trạng hàng loạt xe tải chở đất, cát chạy trên tỉnh lộ 626 phóng nhanh, tung bụi mù mịt gây ô nhiễm môi trường, một số người dân thôn Thu Xà, xã Nghĩa Hòa, H.Tư Nghĩa (Quảng Ngãi) cũng đã dựng rào chắn ngang đoạn đường đi qua thôn này làm giao thông ách tắc nhiều giờ.

ĐIỀU TRỊ BỆNH CỘT SỐNG - THẦN KINH THEO PHƯƠNG PHÁP DIỆN CHẨN
                               

     DIỆN CHẨN SỐNG KHỎE       
           VĂN PHÒNG 0906143408   

Xảy ra động đất 3,2 độ richter ở Quảng Nam

Theo tin tức trên báo Công an TP HCM, ngày 10/4, Trung tâm báo tin động đất và cảnh báo sóng thần - Viện Vật lý Địa cầu cho biết, tại khu vực thủy điện Sông Tranh 2 (huyện Bắc Trà My, tỉnh Quảng Nam) vừa xảy ra trận động đất 3,2 Richter.
Theo đó, trận động đất trên xảy ra vào lúc 22 giờ 12 phút 50 giây (giờ Việt Nam) tối ngày 9/4, tại vị trí có tọa độ 15.363 độ vĩ Bắc, 108.126 độ kinh Đông. Trận động đất có cường độ 3,2 độ richter, độ sâu chấn tiêu khoảng 7 km và làm rung chuyển kéo dài khoảng 4 - 5 giây.
Rất may cơn động đất chưa gây ra thiệt hại nào về người và tài sản cho người dân.

Vị trí tâm chấn trận động đất tại Bắc Trà My, Quảng Nam.
Vị trí tâm chấn trận động đất tại Bắc Trà My, Quảng Nam.

Trao đổi trên báo Người lao động, ông Nguyễn Nhuần, Phó chủ tịch UBND huyện Bắc Trà My cho biết, vào thời điểm xảy ra động đất, người dân sống ở khu vực thị trấn Trà My cách đập thủy điện khoảng 7 km cũng cảm nhận có sự rung lắc nhẹ khoảng vài giây. Người dân sống ở gần khu vực thủy điện thì nghe có phát ra nhiều tiếng nổ lớn.
Hiện Trung tâm dự báo động đất và cảnh báo sóng thần của Viện Vật lý Địa cầu thuộc Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam cùng cơ quan chức năng vẫn đang tiếp tục theo dõi trận động đất này.
Được biết, đây là trận động đất thứ 3 trong năm 2016 tại khu vực thủy điện Sông Tranh 2. Trận động đất gần nhất xảy ra ngày 31-1 có độ lớn 3,7 độ Richter, trận trước đó ngày 24-1 có độ lớn 3,3 độ Richter.

ĐIỀU TRỊ BỆNH CỘT SỐNG - THẦN KINH THEO PHƯƠNG PHÁP DIỆN CHẨN
                               

     DIỆN CHẨN SỐNG KHỎE       
           VĂN PHÒNG 0906143408   

Mưa đá gây thiệt hại nặng ở Nghệ An

 Trận mưa đá kèm theo lốc xoáy xảy ra tại địa bàn huyện Tương Dương (Nghệ An) chiều 9/4 đã làm hư hỏng  33 nhà ở của nhân dân, 1 trường học và 1 nhà cộng đồng bị tốc mái.
Ông Lô Khăm Kha, Trưởng phòng nông nghiệp huyện Tương Dương (Nghệ An) cho biết, trận mưa đá kèm theo lốc xoáy xảy ra tại địa bàn huyện Tương Dương  đã gây thiệt hại trên diện rộng.
Cụ thể tại xã Mai Sơn có 15 nhà hư hỏng, trong đó có 2 nhà bị hư hỏng nặng; Xã Nhôn Mai có 14 nhà bị tốc mái, Trường mầm non Nhôn Mai tốc 3 tấm tôn, và 1 nhà cộng đồng bị tốc mái; Xã Lưu Kiền có 4 nhà bị tốc mái, hư hỏng.
Ước tính tổng thiệt hại trên toàn huyện là 250.000.000 đồng.
Một ngôi nhà tại huyện Tương Dương bị hư hỏng.
Một ngôi nhà tại huyện Tương Dương bị hư hỏng.
Theo ông Kha, ngay sau khi xảy ra, Ban chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn huyện đã trực tiếp chỉ đạo khắc phục. UBND xã đã tổ chức chỉ đạo ban quản lý các bản bị thiệt hại huy động nhân dân hỗ trợ các nhà bị tốc mái khắc phục ổn định cuộc sống. Đến cuối chiều 10/4 các hộ dân ảnh hưởng cơ bản đã khắc phục xong, còn các hộ bị hư hỏng nặng mới khắc phục tạm thời.


ĐIỀU TRỊ BỆNH CỘT SỐNG - THẦN KINH THEO PHƯƠNG PHÁP DIỆN CHẨN
                               

     DIỆN CHẨN SỐNG KHỎE       
           VĂN PHÒNG 0906143408   

Thứ Ba, 5 tháng 4, 2016

Đập thủy điện Don Sahong chắn ngang “tử huyệt” sông Mekong

Đoạn sông chảy qua hai đảo Don Sahong và Don Sadam chỉ dài 7km nhưng được coi là “tử huyệt” của cả hệ sinh thái lưu vực sông Mekong. Đập thủy điện Don Sahong đang được xây chắn ngang khúc sông này.
Đập thủy điện Don Sahong chắn ngang “tử huyệt” sông Mekong
Một “hẻm cá” để cá từ hạ nguồn Mekong ngược dòng lên thượng nguồn sinh sản đã bị công trình đập Don Sahong chặn lại và giờ đã phơi đáy
Từ ngày 31-3, báo Tuổi Trẻ bắt đầu đăng tải loạt bài ghi nhận của nhóm phóng viên tại các điểm nóng hạn hán, xâm nhập mặn ở các nước trong khu vực. Câu chuyện lần này liên quan đến một đập thủy điện đang xây dựng ở khu vực tiếp giáp giữa Lào và Campuchia.
Vượt qua biên giới Campuchia, vào đất Lào chừng hơn 2km có con đường độc đạo rẽ vào khu vực rừng rậm rạp, nơi ít người lạ lui tới. Nếu đi theo trục đường chính nối tỉnh Stung Treng (Campuchia) và tỉnh Champasak (Lào) sẽ không thể biết được có một đại công trình đang chuyển động phía sau những cánh rừng có vẻ như yên ắng: công trình thủy điện Don Sahong.
Hết cá tôm 
lẫn... du khách
Don Sahong nằm trên cao nguyên nam Lào, tiếp giáp với vùng đồng bằng phía bắc Campuchia. Một công nhân người Lào đang làm việc tại công trình đập thủy điện này cho biết do thời điểm mùa khô, nước trên sông xuống thấp nên việc xây dựng con đập đang được đẩy nhanh tiến độ.
Nhưng phía sau sự tấp nập ấy là những âu lo của người dân bản địa.
Ông Phum V., một người dân địa phương, kể rằng cuộc sống của họ xáo trộn mạnh từ khi xuất hiện nhiều người nước ngoài cùng xe cộ, máy móc đến đây xây đập thủy điện.
Con đập được xây dựng chắn ngang dòng chảy của sông Mekong, nối hai bản Don Sahong và Don Sadam, nơi có trên 300 hộ dân đang chưa biết cuộc sống sẽ thế nào khi con đập chắn ngang dòng sông sinh kế của họ.
Ở hai bên đường “công vụ” dẫn đến công trình đang xây dựng, trên các điểm cao đã xuất hiện rất nhiều khu nhà tiền chế dán đầy chữ Trung Quốc. Người địa phương cho biết đó là những khu nhà ở cho kỹ sư, công nhân người Trung Quốc đến đây xây đập.
“Đến đây làm đông nhất là người Trung Quốc, kế đến là người Lào và người Việt Nam. Người Lào được trả 10 USD/ngày, người Việt Nam được trả 20 USD còn người Trung Quốc thì cao hơn, nhưng không biết là bao nhiêu” - một công nhân người Lào cho chúng tôi biết.
Những người xây các khu nhà này lại là nhóm thợ đến từ... Việt Nam. Khác với những căn nhà tươm tất cho người Trung Quốc, nơi ở của các thợ Việt rất ọp ẹp. Dãy nhà vách lá lợp tôn nóng như nung, có diện tích không quá 40m2 nhưng là khu vực sống của 24 thợ xây người Việt.
Ông Nguyễn Văn Sang (50 tuổi, quê Cửa Lò, Nghệ An) kể rằng mấy tháng trước, nhóm thợ của ông đã được một chủ người Việt đưa đến vùng rừng núi này để xây nhà.
Đến nơi, nhóm công nhân người Việt bị đẩy vào một khu vực biệt lập, chỉ biết làm việc và cho đến nay chưa ai nhận được đồng nào từ mức lương hứa ban đầu là 20 USD/ngày.
Chủ thầu người Trung Quốc thỉnh thoảng ứng cho ít tiền đủ để mua thức ăn, còn lại thì chẳng ai biết bao giờ được nhận tiền công.
“Chúng tôi muốn về nước cũng không biết làm sao về, bởi không biết ở đây là ở đâu cả” - ông Lê Quốc Quân (41 tuổi, đến từ TP Vinh) nói như muốn khóc.
Trên con đường đầy bụi dẫn đến đập nước Don Sahong, những đoàn xe chở công nhân nối đuôi liên tục. Hai bên đường là những căn nhà sàn trống không do người dân phải di dời vì thủy điện.
Hai chị em Say và Moal, con của trưởng bản Don Sahong, được phép che tấm bạt bên bờ sông để bán nước gần khu vực công trình. Moal kể ngày trước vùng này người dân sống yên bình bằng nghề làm ruộng, dưới sông thì chài lưới, còn gia đình chị thì bán thức ăn nước uống cho khách du lịch quốc tế đi tàu dọc theo sông.
Thế nhưng năm nay nước xuống thấp, trơ các mõm đá nên tàu không dám vào nữa. Người dân chài lưới trên khúc sông này than thở năm nay sông không còn cá để đánh nên đành lên bờ làm công nhân vác đá cho công trình.
Đập thủy điện Don Sahong chắn ngang “tử huyệt” sông Mekong
Bảng thông tin công trình không có tên MegaFirst của Malaysia, thay vào đó là Điện lực Trung Quốc và Tập đoàn Sinohydro (Trung Quốc) - Ảnh: Tiến Trình
Lại thấy ông thầu Trung Quốc
Ban đầu, con đập được thông báo do một công ty xây dựng của Malaysia là MegaFirst đầu tư xây dựng. Tuy nhiên, đã có những nghi ngờ MegaFirst chỉ là bình phong cho Tập đoàn Sinohydro của Trung Quốc - một cái tên bị nhiều điều tiếng về việc xây dựng các con đập gây ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường.
Hỏi thăm các công nhân người Lào, họ cho biết hầu như không thấy người Malaysia đến đây làm việc mà chỉ có người Trung Quốc.
Trên các bảng thông tin về công trình đập thủy điện Don Sahong tại hiện trường cũng không hề xuất hiện cái tên MegaFirst, thay vào đó cái tên “chủ xị” công trình này là Điện lực Trung Quốc và Tập đoàn Sinohydro chịu phần thiết kế, quản lý và xây dựng.
Vì thế, Tổ chức Mạng lưới sông ngòi quốc tế (IRN) từng viết thư gửi cho Sinohydro bày tỏ lo ngại việc xây dựng đập Don Sahong sẽ hủy hoại môi trường sông Mekong.
Trong thư có đoạn: “Chúng tôi thấy rằng Sinohydro, một đơn vị của Nhà nước Trung Quốc, khi ký hợp đồng liên quan đến thực hiện dự án sẽ can thiệp vào quá trình đàm phán. Đây là thời điểm nhạy cảm cho toàn vùng, trước cái giá phải trả cho việc phát triển thủy điện trên sông Mekong. Chúng tôi hi vọng Sinohydro sẽ hỗ trợ những cuộc thảo luận về sự cần thiết có thêm những căn cứ khoa học, và trên hết là sự tôn trọng những quyết định và các yêu cầu chính thức từ các chính phủ Thái Lan, Campuchia và Việt Nam”.
Thực tế cho thấy việc âm thầm xây dựng đập Don Sahong, trên đoạn trọng yếu của sông Mekong, cho thấy những người chủ trương xây dựng con đập này đã “rút kinh nghiệm” từ những điều tiếng của các dự án xây đập thủy điện...
Chặn đường sinh sản của 1.000 loài cá
Dòng Mekong chảy đến nam Lào, trước khi vào Campuchia đã phình to, chẻ làm nhiều nhánh, nhiều khúc bởi các hòn đảo lớn nhỏ. Với các dòng chảy ở giữa, chỉ duy nhất đoạn sông chảy qua hai đảo Don Sahong và Don Sadam là có lưu lượng nước nhiều và tương đối hiền hòa.
Tuy đoạn này chỉ có chiều dài 7km nhưng các nhà khoa học đánh giá nó lại có ý nghĩa sống còn với các loài tôm cá của Mekong.
Các nhà khoa học cho biết đoạn sông qua Don Sahong là con đường độc đạo phù hợp cho trên 1.000 loài cá có thể ngược về thượng nguồn Mekong theo mùa và lên các phụ lưu theo chu kỳ sinh sản và tăng trưởng của chúng.
Vì vậy, khúc sông này được coi là “tử huyệt” của cả hệ sinh thái lưu vực sông Mekong.
Việc xây dựng con đập chắn ngang đã chặn đường trở lại thượng nguồn của nhiều dòng cá di cư.
Con đập tuy chỉ cao 30m (tạo công suất 260MW - nhỏ nhất trong số các đập đã và dự kiến xây trên dòng Mekong) nhưng bị nhiều chuyên gia đánh giá có tác hại vô cùng to lớn với sông Mekong.

ĐIỀU TRỊ BỆNH CỘT SỐNG - THẦN KINH THEO PHƯƠNG PHÁP DIỆN CHẨN
                               

     DIỆN CHẨN SỐNG KHỎE       
           VĂN PHÒNG 0906143408   

Bịt mũi ăn uống, bán hàng cả chục năm cạnh 'mương thối' giữa Thủ đô

Mương Thụy Khuê (cạnh dốc Tam Đa, Thụy Khuê, Tây Hồ, Hà Nội) là một nhánh thuộc sông Tô Lịch cũ, nay là đường thoát nước chính của hai quận Ba Đình và Tây Hồ. Tuyến mương “chết” ô nhiễm này dài khoảng gần 3km, chạy thẳng từ dốc La Pho đến chợ Bưởi trước khi chảy ra sông Tô Lịch.
Theo ghi nhận của chúng tôi, nước dưới mương đen kịt, rác thải phủ kín mặt nước, mùi hôi thối bốc lên nồng nặc. Ô nhiễm là vậy, nhưng hàng ngày hàng trăm hộ dân vẫn sinh hoạt cạnh đây. Thậm chí là tắm giặt và ngang nhiên ngồi ăn ngay cạnh mương.
Khổ sở sống cạnh con mương hôi thối giữa Thủ đô 2
Để thuận lợi cho việc đi lại, một số hộ dân bất chấp nguy hiểm ngang nhiên bắc cầu khỉ giữa lòng mương để qua lại. Nhiều hàng quán bán đồ ăn sẵn cũng ngang nhiên mọc ra, mặc cho sự hôi thối bốc lên.
Khổ sở sống cạnh con mương hôi thối giữa Thủ đô 3
Nước mương đen ngòm, bốc lên mùi hôi thối nồng nặc
Rác thải ứ đọng nhiều nhất ở đoạn cầu Tam Đa (cạnh chợ Tam Đa). Theo lý giải của một số hộ dân sống cạnh đây cho biết thì đoạn chảy qua cầu Tam Đa có tấm lưới chặn rác để nhân viên môi trường thu dọn cho thuận tiện. Một phần nữa, đây là khu vực tập trung chợ và một số hộ chế biến thực phẩm nên rác thải tuồn xuống lòng mương ngày càng nhiều.
Khổ sở sống cạnh con mương hôi thối giữa Thủ đô 2
Chấp nhận cảnh sống chung với ô nhiễm
Chiều nào cũng có công nhân công ty thoát nước Hà Nội đến vớt rác dưới lòng mương, nhưng chỉ ngay ngày hôm sau rác lại tràn ngập.
Chia sẻ với chúng tôi, bác Hải, hàng ngày bán hàng cạnh con mương này cho biết, tôi đã phải chịu cái cảnh hôi thối này mấy chục năm nay rồi, ngày nào cũng như ngày nào. Nhiều khi thối quá lại phải chạy ra chỗ khác xong rồi quay lại bán hàng. Mỗi khi vào mùa mưa ở đây lại bẩn thỉu vô cùng, muỗi nhiều, côn trùng nhiều, rác thối cũng nhiều nữa. Những hôm mưa to nước đen kịt, hôi thối lại dâng lên lênh láng khắp đường.
Khổ sở sống cạnh con mương hôi thối giữa Thủ đô 6
Nhiều hộ dân bắc cầu khỉ để tiện đi lại
Khổ sở sống cạnh con mương hôi thối giữa Thủ đô 7
 Tuy có biển báo cấm vứt rác nhưng vẫn không ăn thua
Khổ sở sống cạnh con mương hôi thối giữa Thủ đô 8
Bán hàng cạnh mương thối
Cạnh mương là chợ Tam Đa nên lượng rác thải đổ xuống nhiều hơn

ĐIỀU TRỊ BỆNH CỘT SỐNG - THẦN KINH THEO PHƯƠNG PHÁP DIỆN CHẨN
                               

     DIỆN CHẨN SỐNG KHỎE       
           VĂN PHÒNG 0906143408   

Khô hạn và xâm nhập mặn đã tàn phá Kiên Giang như thế nào?

Từ một vùng đất được xem là màu mỡ, giờ đây người dân Kiên Giang đang phải chứng kiến những cánh đồng lúa chết khô với tổng diện tích thiệt hại ước tính trên 35.000 ha.
Biến đổi khí hậu khiến nước biển dâng cao, hạn hán do El Nino, … những vấn đề nghiêm trọng đó đang diễn ra và tác động nặng nề, trực tiếp lên đời sống sinh hoạt và sản xuất nông nghiệp của người dân các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long
Trong đó, Kiên Giang là một trong những tỉnh đã và đang xảy ra tình trạng khô hạn và nhiễm mặn nghiêm trọng nhất trong suốt hàng chục năm qua.
Từ một vùng đất được xem là màu mỡ thì giờ đây người dân ở những huyện bị ảnh hưởng nặng nề nhất là An Biên, Kiên Lương, U Minh Thượng… đang phải chứng kiến những cánh đồng lúa chết khô với tổng diện tích thiệt hại ước tính trên 35.000 ha.
Họ giờ phải mua và tích trữ nước ngọt để sử dụng qua ngày.
Cả cánh đồng lúa ở Ấp Kiên Thanh, xã Kiên Bình, huyện Kiên Lương bị nhiễm mặn xám đen ngay trước ngày thu hoạch. Vụ Đông Xuân nơi đây, toàn bộ 1.400 ha lúa bị nhiễm mặn 100%. Thu hoạch vụ mùa chỉ đạt 40% so với vụ mùa năm trước. Ảnh: Trọng Đạt – TTXVN
Anh Võ Văn Thảo, ấp Tây Sơn 3, xã Đông Yên, huyện An Biên thẫn thờ nhìn những bông lúa chết khô vì thiếu nước và nhiễm mặn. Ảnh: Trọng Đạt – TTXVN
Những con kênh phục vụ tưới tiêu cho đồng ruộng ở xã Hưng Yên, huyện An Biên bị nhiễm mặn trầm trọng, là nguyên nhân chính dẫn đến độ mặn cao lấn sâu vào nội đồng làm mất mùa, chết lúa. Ảnh: Trọng Đạt – TTXVN
Rất nhiều những cánh đồng ở huyện An Biên giờ đây đang bị bỏ hoang, nứt nẻ bởi tác động nặng nề của đợt khô hạn kéo dài và độ mặn cao lấn sâu vào nội đồng. Nơi đây đã trải qua hai vụ Hè Thu 2015 và Đông Xuân 2015-2016 không có mưa. Ảnh: Trọng Đạt – TTXVN
Rất nhiều những cánh đồng gần đến ngày thu hoạch ở các huyện An Biên, Kiên Lương, U Minh Thượng...đang trong cảnh lúa chết khô, đồng ruộng bị bỏ hoang, nứt nẻ bởi tác động nặng nề của đợt khô hạn kéo dài và độ mặn cao lấn sâu vào nội đồng. Nhiều nơi đã trải qua hai vụ Hè Thu 2015 và Đông Xuân 2015-2016 không có mưa. Ảnh: Trọng Đạt – TTXVN
Rất nhiều những cánh đồng gần đến ngày thu hoạch ở huyện An Biên đang trong cảnh lúa chết khô, đồng ruộng bị bỏ hoang, nứt nẻ bởi tác động nặng nề của đợt khô hạn kéo dài và độ mặn cao lấn sâu vào nội đồng. Nơi đây đã trải qua hai vụ Hè Thu 2015 và Đông Xuân 2015-2016 không có mưa. Ảnh: Trọng Đạt – TTXVN
Rất nhiều những cánh đồng gần đến ngày thu hoạch ở huyện An Biên đang trong cảnh lúa chết khô, đồng ruộng bị bỏ hoang, nứt nẻ bởi tác động nặng nề của đợt khô hạn kéo dài và độ mặn cao lấn sâu vào nội đồng. Nơi đây đã trải qua hai vụ Hè Thu 2015 và Đông Xuân 2015-2016 không có mưa. Ảnh: Trọng Đạt – TTXVN
Rất nhiều những cánh đồng gần đến ngày thu hoạch ở huyện An Biên đang trong cảnh bị bỏ hoang, nứt nẻ bởi tác động nặng nề của đợt khô hạn kéo dài và độ mặn cao lấn sâu vào nội đồng. Nơi đây đã trải qua hai vụ Hè Thu 2015 và Đông Xuân 2015-2016 không có mưa. Ảnh: Trọng Đạt – TTXVN
Những công trình cống ngăn mặn đang được khẩn trương xây dựng tại ấp Kiên Thanh, xã Kiên Bình, huyện Kiên Lương. Ảnh: Trọng Đạt – TTXVN
Những công trình cống ngăn mặn đang được khẩn trương xây dựng tại ấp Kiên Thanh, xã Kiên Bình, huyện Kiên Lương. Ảnh: Trọng Đạt – TTXVN
Cả cánh đồng lúa của gia đình anh Phạm Sang Giàu, ấp Kiên Thanh, xã Kiên Bình, huyện Kiên Lương bị nhiễm mặn, xám đen ngay trước ngày thu hoạch. Vụ Đông Xuân năm nay, toàn bộ 1.400 ha lúa nơi đây bị nhiễm mặn 100%. Thu hoạch cả vụ của ấp chỉ đạt 40% so với vụ Đông Xuân trước. Ảnh: Trọng Đạt – TTXVN
Cả cánh đồng lúa của gia đình anh Phạm Sang Giàu, ấp Kiên Thanh, xã Kiên Bình, huyện Kiên Lương bị nhiễm mặn, xám đen ngay trước ngày thu hoạch. Vụ Đông Xuân năm nay, toàn bộ 1.400 ha lúa nơi đây bị nhiễm mặn 100%. Thu hoạch cả vụ của ấp chỉ đạt 40% so với vụ Đông Xuân trước. Ảnh: Trọng Đạt – TTXVN
Anh Đinh Văn Hùng, ấp Kiên Thanh, xã Kiên Bình, huyện Kiên Lương thẫn thờ trước bó lúa toàn bông khô lép, đen xạm vì nhiễm mặn giữa cánh đồng của gia đình. Ảnh: Trọng Đạt – TTXVN
Cánh đồng lúa của gia đình anh Phạm Sang Giàu, ấp Kiên Thanh, xã Kiên Bình, huyện Kiên Lương bị nhiễm mặn nặng nề, cả cánh đồng lúa trở nên đen xám và chết dần do bị nhiễm mặn. Tuy nhiên, do đã gần đến độ thu hoạch nên anh vẫn cho thu hoạch để mang về bán lại cho thương lái hoặc cho gia cầm ăn. Anh chua chát: “Lúa này đến gà vịt còn chê nhưng vẫn phải gặt mang về”. Ảnh: Trọng Đạt – TTXVN
Gia đình bác Phan Hiểu Nghĩa, ấp Sẻo Vẹt, xã Nam Thái A, huyện An Biên mua 4 lu nước sạch để phục vụ nhu cầu sinh hoạt với giá 160 nghìn đồng. Theo bác ước tính, nếu tiết kiệm, lượng nước ấy chỉ đủ dùng cho cả gia đình trong vòng 2 tuần. Ảnh: Trọng Đạt – TTXVN
Gia đình bác Trần Thị Thu, ấp Bảy Biển, xã Nam Thái A, huyện An Biên đang rửa phèn bám lại trong chiếc lu mà gia đình bác lọc nước dùng để sinh hoạt rửa bát đũa, tay chân từ nguồn nước ngầm. Ảnh: Trọng Đạt – TTXVN
Chị Nguyễn Diệu Hiền, ấp Bảy Biển, xã Nam Thái A, huyện An Biên phải chắt chiu nước khi tắm cho con nhỏ bằng cách cho nước vào chiếc cóng rồi nhúng khăn ướt để tắm, vì nhà chị ở xa nên ghe chở nước ngọt bán mấy ngày nay vẫn chưa vào tới. Nguồn nước ngầm nơi nhà chị ở đã bị nhiễm mặn và không thể sử dụng cho sinh hoạt hàng ngày. Ảnh: Trọng Đạt – TTXVN
Người dân ấp Bảy Biển, xã Nam Thái A, huyện An Biên ngày ngày phải chắt chiu sử dụng nước ngọt sinh hoạt mua với giá từ 40 nghìn đến 60 nghìn đồng một lu nước, tương đương với một mét khối nước, vì tất cả nguồn nước ngầm nơi đây đều đã bị nhiễm mặn. Ảnh: Trọng Đạt – TTXVN
Ở ấp Bảy Biển, xã Nam Thái A, huyện An Biên, tất cả nguồn nước ngầm đều đã bị nhiễm mặn. Những chiếc máy bơm nước từ giếng khoan từ lâu đã bị lãng quên, trở nên thừa thãi và hoen gỉ. Ảnh: Trọng Đạt – TTXVN
Bác Nguyễn Dữ (bên phải) và bác Phạm Thanh Nhanh, ấp Bảy Biển, xã Nam Thái A, huyện An Biên đang kiểm tra độ nhiễm mặn của nước từ con kênh chạy qua trước nhà. Những con kênh này giờ có độ nhiễm mặn rất cao. Ảnh: Trọng Đạt – TTXVN
Anh Hồ Việt Trung sống tại ấp 82, xã Thuận Hòa, huyện An Biên chở nước ngọt vào bán ại Ấp Bảy Biển, xã Nam Thái A với giá từ 40 nghìn đồng (với nhà ở gần kênh) và 60 nghìn đồng (với nhà ở xa kênh) cho một lu nước, tương đương với một mét khối. Ảnh: Trọng Đạt – TTXVN
Anh Hồ Việt Trung sống tại ấp 82, xã Thuận Hòa, huyện An Biên chở nước ngọt vào bán ại Ấp Bảy Biển, xã Nam Thái A với giá từ 40 nghìn đồng (với nhà ở gần kênh) và 60 nghìn đồng (với nhà ở xa kênh) cho một lu nước, tương đương với một mét khối. Ảnh: Trọng Đạt – TTXVN
Với những em bé ở ấp Bảy Biển, xã Nam Thái A (huyện An Biên), việc được mẹ mở nước ngọt để rửa mặt khi vừa đi học về giờ là cả một niềm vui bất tận. Ảnh: Trọng Đạt – TTXVN
Những bông lúa bị nhiễm mặn, trở nên xám đen ngay trước ngày thu hoạch. Ảnh: Trọng Đạt – TTXVN

ĐIỀU TRỊ BỆNH CỘT SỐNG - THẦN KINH THEO PHƯƠNG PHÁP DIỆN CHẨN
                               

     DIỆN CHẨN SỐNG KHỎE       
           VĂN PHÒNG 0906143408