Văn phòng Diện Chẩn Sống Khỏe_ Khu nhà 102 Ngõ 95 Chùa Bộc-Đống Đa-Hà Nội _ ĐT : 0906143408

Hướng dẫn lý thuyết và thực hành cơ bản miễn phí cho những quí vị thực sự yêu thích Diện Chẩn . Hãy gọi cho chúng tôi để biết lịch .

Tư vấn sức khỏe , chẩn bệnh đưa ra phác đồ miễn phí.

Thứ Năm, 28 tháng 5, 2015

Nắng nóng kỷ lục ở miền Trung: Ruộng khô người khát

Những ngày qua, khô hạn xảy ra trên diện rộng, nhiều nơi ở miền Trung nắng nóng trên 40 độ C. Theo Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn Trung ương, đây là đợt nắng nóng kéo dài kỷ lục trong 15 năm qua. Nắng hạn làm đảo lộn đời sống và sản xuất của người dân.
Tại các tỉnh miền Trung - Tây Nguyên, nhiều tháng qua tình trạng khô hạn, nhiễm mặn xâm nhập sâu vào vùng cửa sông, thiếu nước sinh hoạt và sản xuất vụ hè thu diễn ra trên diện rộng. Hàng loạt diện tích không chủ động được nước tưới buộc phải chuyển đổi cây trồng, các giống lúa ngắn ngày chịu hạn được khuyến cáo sử dụng trong vụ sản xuất hè thu.
Nắng nóng kỷ lục ở miền Trung: Ruộng khô người khát
Người dân vùng bán sơn địa ở Phú Yên chắt chiu nguồn nước sinh hoạt (Ảnh Hải Sơn)
Nắng hạn kéo dài, không có nước tưới, ruộng đồng nứt nẻ, nhiều nông dân phải cắt bỏ cây đậu xanh, cây bắp... để cho bò ăn. Hàng trăm ha mía ở thị xã Ninh Hòa cháy rụi do thời tiết khô hanh. Công ty thủy lợi phải trực tiếp giải quyết tranh chấp nước giữa bà con nông dân... là thực tế đang diễn ra tại nhiều địa phương ở miền Trung hiện nay.
Nắng hạn làm cạn kiệt nguồn nước, nhiễm mặn xảy ra trên diện rộng… đã được ngành chức năng và các địa phương dự báo từ đầu năm. Thế nhưng năm nay, hạn hán diễn ra sớm và ngày càng nghiêm trọng hơn. Trong những ngày này, hạn hán gay gắt đã xồng xộc vào từng nhà, làm đảo lộn cuộc sống và sản xuất của người dân các tỉnh duyên hải Nam Trung bộ. Tại vùng bán sơn địa huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên, nắng nóng làm cạn kiệt dần nguồn nước ngầm. các giếng nước đều trơ đáy. Liên tục 2 năm nay, 80 hộ dân ở xóm Đất Cày, xã An Mỹ, huyện Tuy An luôn vất vả chạy tìm nước uống cho người và gia súc.
Nắng nóng kỷ lục ở miền Trung: Ruộng khô người khát
Nhìn từ trên cao, diện tích sản xuất nông nghiệp ở TP Cam Ranh, tỉnh Khánh Hòa bỏ trắng hàng loạt vì thiếu nước tưới trong vụ hè thu này (Ảnh Hải Sơn)
“Nước uống năm ngoái đi chắt từng giọt, năm nay cũng có cơn mưa nào đâu. Sáng cỡ 4 giờ đi xuống đầu làng chở nước về cho bò uống. Nước mình uống thì ít chứ cho bò thì nhiều. Ai cũng vậy hết!”- Bà Nguyễn Thị Kim Hoa, ở xóm Đất Cày, xã An Mỹ, than thở.
Theo kế hoạch, vụ hè thu này tỉnh Khánh Hòa sản xuất khoảng 18.400 hécta lúa nước. Khô hạn kéo dài nên khoảng 13.000 hécta lúa vụ này không đủ nước tưới và 1.400 hécta khác phải chuyển đổi sang trồng các loại cây ngắn ngày. Nhiều hồ chứa nước đang xuống thấp tới “mực nước chết”. Hiện hồ Suối Trầu mực nước đã xuống thấp hơn “mực nước chết” gần 1 mét. Trong khi đó, 7 hồ chứa nước ở phía Nam của tỉnh này chỉ đạt dưới 40% dung tích thiết kế.
Ông Nguyễn Hạnh và nhiều người dân ở thôn Hòa Bình, xã Cam Phước Đông, thị xã Cam Ranh, tỉnh Khánh Hòa hết sức bức xúc vì nước hồ chứa không về tới hạ nguồn do bà con ở phía trên đã chặn lấy nguồn nước dẫn vào ruộng đồng. Hiện bây giờ có những vùng rất cần nước gieo, chuẩn bị gieo cũng có vì họ làm lỡ vụ. Bây giờ họ thấy nước là họ gieo, họ ở đầu nguồn, mình không ngăn được. Chúng tôi đi lên năn nỉ họ cho tôi lấy nước về, họ thông cảm thì họ cho, họ không thông cảm thì họ chặn họ đắp thôi.”- ông Hạnh than vãn.
Nắng nóng kỷ lục ở miền Trung: Ruộng khô người khát
Bà con ở xã Sơn Định, huyện Sơn Hòa, tỉnh Phú Yên đào giếng lấy nước bơm tưới cho cây trồng (Ảnh Hải Sơn)
Nắng nóng từ đầu năm tới nay, ruộng khô nứt nẻ. Khô hạn diễn ra ngay tại những cánh đồng chỉ cách các hồ, đập 1- 2 cây số. Giữa trưa nắng oi bức, ông Lê Sỹ Minh cùng nhiều nông dân ở thôn Tân Hiệp, xã Cam Phước Đông, thị xã Cam Ranh, tỉnh Khánh Hòa vẫn kiên nhẫn bơm nước từ con suối dẫn về tưới cho đồng ruộng. Có lúc chỉ bơm được 1-2 tiếng đồng hồ thì nước cạn lại phải khiêng máy bơm sang vị trí khác.
Ông Lê Sỹ Minh lo lắng: “Đầu tư phân, thuốc tất cả rồi, giờ chỉ chờ nước về. Nước không về được nữa thì vụ hè thu này bỏ rồi đó. Bỏ trắng. Bỏ rồi, lúc đó có nước cũng bằng thừa. Phía dưới này bó tay, nước không thể nào về được nữa.”
6 tháng liên tục không có mưa, nên những cánh đồng mía tại thị xã Ninh Hòa, tỉnh Khánh Hòa đang vào mùa thu hoạch nhưng trở nên xơ xác, khô hanh, có thể bùng cháy bất cứ khi nào. Nông dân phải liên tục ra rẫy mía để canh lửa nhưng đã có hơn 200 héc ta mía bị cháy, khiến nhiều gia đình thiệt hại nặng nề. Tình trạng mía cháy liên tiếp xảy ra tại nhiều xã như Ninh Tây, Ninh Xuân, Ninh Thượng…
Nắng nóng kỷ lục ở miền Trung: Ruộng khô người khát
Bơm nước trong hồ cứu lúa
Ông Bùi Thanh Bình, Phó Chủ tịch UBND thị xã Ninh Hòa, tỉnh Khánh Hòa cho hay: “Mùa khô năm nay quá khắc nghiệt, 6 tháng không có mưa. Mía cháy lan đến nay đã lên tới hàng trăm ha”.
Nắng hạn kéo dài khiến mực nước các con song ở tỉnh Khánh Hòa đang giảm mạnh. Sông Cái, một con sông lớn nhất địa phương này cung cấp nước cho các huyện Khánh Vĩnh, Diên Khánh và thành phố Nha Trang nay đã xuống mức thấp nhất trong lịch sử quan trắc. Đây là năm thứ 2 liên tiếp hạn hán xảy ra gay gắt. Đối phó với thực tế này, ngành nông nghiệp và các địa phương ở tỉnh Khánh Hòa xây dựng phương án cấp nước ưu tiên cho sinh hoạt, phục vụ công nghiệp rồi mới đến chăn nuôi, trồng trọt.
Ông Lê Đức Vinh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Khánh Hòa cho rằng: “Xây dựng kịch bản, chi tiết với điều kiện khô hạn... chỗ nào dứt khoát từ ngay đầu mùa để tránh. Mình biết năm nay khô hạn vậy mà vẫn có diện tích làm nửa chừng rồi chết. Cân đối giữa việc làm nửa chừng thiệt hại so với hỗ trợ sản xuất cái nào được hơn để làm cho dân”.
Trước dự báo đây là năm khô hạn nặng nhất trong vòng 15 năm trở lại đây, Chính phủ đã cử nhiều đoàn công tác về các địa phương chỉ đạo công tác phòng chống hạn hán. Tại tỉnh Khánh Hòa, Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải đề nghị phải thực hiện tốt việc quy hoạch nước, cần ưu tiên nước cho sinh hoạt và nông nghiệp, tính toán khả năng xây dựng thêm các hồ chứa, đập dâng phù hợp với từng triền sông, điều kiện dòng chảy để trữ nước cho vụ sản xuất hè thu.
Nắng nóng kỷ lục ở miền Trung: Ruộng khô người khát
Nông dân Phú Yên trông chờ vào nguồn nước điều tiết của Thủy điện Sông Ba Hạ ở vụ sản xuất hè thu này (Ảnh Hải Sơn)
Phó Thủ tướng yêu cầu các địa phương chủ động điều tiết nước hợp lý, tính toán điều tiết nước liên hồ, khuyến cáo việc sử dụng nước tiết kiệm, hợp lý, dự trữ nước cho sinh hoạt và phục vụ sản xuất nông nghiệp.
Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải nhấn mạnh: “Nếu không chủ động về cung cầu thì mỗi lần có biến động về thời tiết là sẽ bị động. Trên cơ sở quy hoạch cung cầu đấy thì tính lượng thiếu bao nhiêu, dồn về đâu, còn khả năng xây hồ chứa chỗ nào, không còn khả năng thì dòng sông nào đưa đập dâng lên để thành hồ. Vấn đề về quy hoạch phải rà soát lại hết, bởi vì tổng cung cầu của cả nước thì mình thiếu. Phân về các tỉnh nếu tỉnh thiếu mà tỉnh khác có thì phải phân bổ, cân bằng cung cầu nước liên vùng”.
Nắng nóng kéo dài kỷ lục tại miền Trung làm cho nguồn nước tưới khô cạn, cây trồng cháy khô, nhiều diện tích đất trồng lúa bị bỏ hoang, nguy cơ mất trắng đã và đang xảy ra ở nhiều nơi. Người dân miền Trung làm gì để chống chọi với khô hạn? ./.

Miền Bắc đang vào đỉnh điểm nắng nóng

Ghi nhận lúc 13h chiều của hệ thống quan trắc khí tượng cho thấy hôm nay nóng hơn hôm qua. Tâm điểm nắng nóng ở miền Bắc là Nho Quan (Ninh Bình) hơn 39 độ C, kế đó là Hòa Bình tròn 39 độ C.
Tại Hà Nội có 5 điểm đo thì tới 4 điểm gồm Ba Vì, Sơn Tây, Láng, Hà Đông đều vượt ngưỡng 38 độ, trừ một điểm Hoài Đức xấp xỉ 38 độ C. So với hôm qua, mức nhiệt hôm nay cao hơn một độ C.
Độ ẩm không khí tại Hà Nội đang xuống thấp hơn cả hôm qua (chỉ 41%) nên với xu hướng này trong 1-2 tiếng nữa nhiệt độ có thể chạm ngưỡng 40 độ C - cao nhất từ đầu hè tới nay và có thể vượt qua kỷ lục năm năm ngoái (năm 2014 trạm Láng cao nhất xấp xỉ 40 độ C).
Miền Bắc đang vào đỉnh điểm nắng nóng
Từ sáng sớm, Hồ Tây đã ngập nắng. Ảnh: Quý Đoàn.
Tại miền Trung hôm nay nhiệt độ hầu khắp điểm cao hơn hôm qua từ 0,5 đến 1 độ C. Nóng nhất là huyện Tĩnh Gia (Thanh Hóa) và Quỳ Hợp (Nghệ An) hơn 40 độ C, các điểm khác đều trên 37 độ C.
Do tác động của rãnh thấp kết hợp với hiệu ứng gió phơn khô nóng, mức nhiệt hôm nay và ngày mai của miền Bắc và miền Trung rất có thể phá vỡ kỷ lục năm ngoái. Bởi hôm qua nhiệt độ tại Quỳ Hợp đã bằng kỷ lục năm ngoái là 41,5 độ C.
Dự báo trong 2 ngày tới miền Bắc vẫn trong thời gian đỉnh điểm nắng nóng, nhiệt độ phổ biến 36-38 độ C, một số nơi trong đó có Hà Nội sẽ cao hơn. Đến đêm 30 rạng sáng 31/5, sẽ có một khối không khí lạnh nhỏ tràn xuống gây mưa ở Bắc Bộ, nền nhiệt vì thế giảm xuống dưới 36 độ C, trời sẽ dịu dần.
Với miền Trung trong 2 hôm tới tiếp tục xuất hiện nắng nóng gay gắt diện rộng với mức nhiệt 37-40 độ C, một số nơi cao hơn 41 độ C. Từ ngày 31/5 nhiệt độ ở các tỉnh Trung Bộ có xu hướng giảm nhẹ, nhưng cao nhất ngày vẫn phổ biến 35-38 độ C và tình trạng nắng nóng còn kéo dài ít nhất khỏang 7-10 ngày nữa.
Miền Bắc đang vào đỉnh điểm nắng nóng

Thứ Tư, 27 tháng 5, 2015

Sét đánh trúng 7 nông dân, 4 người tử nạn

Nhóm 7 nông dân đang thu hoạch lúa trên cánh đồng ở TP Tam Điệp (Ninh Bình) thì bị sét đánh trúng khiến 4 người chết tại chỗ, 3 người còn lại trọng thương.
Ngày 25/5, nhiều nông dân ở phường Tân Bình, TP Tam Điệp, nghỉ việc đồng áng để tổ chức đám tang cho nhóm người thiệt mạng khi đang thu hoạch lúa trên đồng.
Trước đó chiều 24/5, ông Trần Văn Tuân ở phường Tân Bình thuê một số người làm công đến gặt lúa cho gia đình tại cánh đồng Cùng thuộc tổ 10. Nhóm 7 nông dân đang làm việc thì mưa giông kèm sấp chớp kéo đến. Tia sét đánh trúng khiến nhiều người đổ gục tại chỗ, tắt thở trong đó có ông Tuân.
DSC-0165-JPG-4078-1432548541.jpg
Hiện trường nơi nhóm nông dân thiệt mạng. Ảnh: Lê Hoàng.
"Sau tiếng nổ đinh tai, tôi chạy ra thì thấy cảnh tượng hãi hùng. Họ nằm la liệt, cơ thể cháy xém, quần áo rách nham nhở", ông Đinh Thịnh Hội (43 tuổi), người chứng kiến vụ việc kể. Theo ông Hội, bà con làm việc gần hiện trường nghe tin dữ cùng chạy ra tìm cách sơ cứu nạn nhân, nhưng 4 người đã tắt thở trước đó.
Nhân chứng cho hay, trước khi gặp nạn, nhóm lao động đang ngồi nghỉuống nước trong một chòi canh vịt. Khi mây mù kéo đến, họ vội vã chạy ra chuyển lúa lên bờ ruộng thì bị sét đánh trúng.

Hàng trăm người Cần Thơ nháo nhào chạy sạt lở

Hơn trăm cảnh sát, bộ đội... được huy động di dời 10 hộ dân sau khi 3 căn nhà bị trôi tuột xuống sông do sạt lở, sáng nay.




Ngôi nhà của bà Thủy bị kéo tuột xuống nước. Ảnh: Cửu Long.


6h20 ngày 26/5, bà Lương Bích Thủy (45 tuổi) đang lui cui dọn hàng bún trước nhà tại tổ 1, khu vực Yên Thượng, phường Lê Bình, quận Cái Răng (TP Cần Thơ) thì nghe tiếng "rầm, rầm" phía sau. "Chỉ kịp bỏ chạy, la làng, thì toàn bộ căn nhà đã bị chìm xuống nước, trong đó có cả số tiền gần 3 triệu đồng tôi dành dụm được", bà Thủy nói.

Cùng lúc, 2 căn kế bên nhà bà Thủy cũng đổ ập xuống sông. "Tôi đang ở trong nhà thì nghe bà con kêu cứu. Chạy ra thấy mấy căn nhà gỗ trôi trên sông đã được vài chục mét, tôi bơi ra lấy dây cột được một căn, kéo vào bờ. Bà con cũng kéo được căn kia vô", ông Nguyễn Văn Quốc ở gần đó kể và cho biết mọi người cũng hợp sức vớt bàn nghế, tủ… giúp các gia đình gặp nạn.



Nhiều nhà trong khu vực sạt lở được cho là đang bị nguy hiểm, phải di dời khẩn. Ảnh: Cửu Long


Tại hiện trường, đoạn sạt lở và nứt dài khoảng 100 m, ăn sâu vào bờ gần 20 m và cuối trôi 50 m đường nhựa. Thiệt hại đang được thống kê.

Trước tình trạng sạt lở có thể gây nguy hiểm cho hàng loạt các ngôi nhà khác, chính quyền quận Cái Răng huy động hơn 100 cán bộ chiến sĩ quân đội, công an, dân quân tự vệ... di dời khẩn cấp người và tài sản cho 13 hộ nằm trong khu vực.

"Lực lượng ứng trực cũng được bố trí để xử lý các tình huống khẩn cấp vì nguy cơ sạt lở sẽ còn tiếp diễn tại khu vực này", ông Trương Thành Đạt - Phó chủ tịch UBND quận Cái Răng, cho biết.



Chính quyền địa phương giúp dân vớt tài sản trong các căn nhà bị cuốn trôi. Ảnh:Cửu Long


Theo người dân địa phương, đoạn đường bị sạt lở đang thi công đổ đá, lúc xe lu làm việc thì đường có dấu hiệu sụt lún. Sự việc được báo với chính quyền địa phương, ngày 25/5 đơn vị thi công ngưng làm việc thì sáng nay sự cố xảy ra.

Nông dân mặc áo tơi chống nóng 40 độ C

Những chiếc áo tơi làm bằng lá cọ phần nào giúp nông dân chống chọi với nắng nóng gay gắt ở miền Trung. Dự báo phải sang tháng 6 nắng nóng mới có dấu hiệu giảm nhiệt.



Hà Tĩnh là tâm điểm của nắng nóng, nhiệt độ cao nhất trong ngày luôn ở ngưỡng 38 độ C, có hôm xấp xỉ 40 độ C (đo trong lều khí tượng, trong khi nhiệt độ thực tế bên ngoài luôn cao hơn 2-3 độ C). Để chống chọi với thời tiết khắc nghiệt, người dân phải mặc áo tơi ra đồng.
 
Áo tơi làm bằng lá cọ, đan khá dày, giúp hạn chế tia nắng chiếu thẳng xuống lưng, giảm mồ hôi. Theo Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn Hà Tĩnh, đây là đợt nắng nóng thứ tư trên địa bàn tính từ tháng 3 tới nay.
 
Trong lúc thu hoạch dưa hấu, vợ chồng anh Tuấn, xã Thạch Tiến, huyện Thạch Hà, đã san sẻ cho nhau miếng dưa để giải nhiệt.
 
"Nắng nóng cộng với gió Lào khiến con người có cảm giác oi bức và khó chịu. Giờ giấc sinh hoạt của gia đình đã đảo lộn. Vợ chồng phải ra đồng làm việc lúc 5h và kết thúc vào 9h sáng cùng ngày”, chị Thủy ở xã Thạch Tiến chia sẻ. 

 
Nhiệt độ lúc 13h ngày 26/5 tại thành phố Vinh (Nghệ An) là 38 độ C, nhiều nơi còn cao hơn. Nắng nóng khiến những người làm việc ở ngoài trời thêm vất vả.
 
Kinh nghiệm của những thợ xây này là phải mặc áo dài tay dày, đội mũ cối và đeo găng giúp thấm mồ hôi và chống nóng.
 
Chị Võ Thị Loan cùng mẹ thi nhau quạt mát cho con trai hơn một tuổi đang nằm điều trị tại Khoa Truyền nhiễm, Bệnh viện sản nhi Nghệ An. “Ở nhà đã nóng, cảnh nằm viện mới thấm thía độ ngột ngạt và nóng bức đến chừng nào. Mình nóng đã đành, chỉ thương con nhỏ”, chị Loan nói.
 
Là huyện miền núi, nhiệt độ ở Tương Dương luôn cao hơn các vùng khác, nhiều hôm lên 40 độ C. Hồ thủy điện Bản Vẽ ở xã Yên Na, huyện Tương Dương, mực nước xuống thấp hơn 10 m.
 
Liên tiếp những ngày qua, nhiệt độ tại thành phố Đà Nẵng ở mức 38 đến 39 độ C. Ảnh chụp trên cầu Trần Thị Lý lúc 10h20 vắng người qua lại vì nắng nóng.
 
Trong khi đó, tại công viên 29/3, nhiều người chọn bóng mát của những cây lớn để nghỉ trưa.
 
Nhiều người ở Đà Nẵng đội nắng đi mua quạt về giải nhiệt. Theo Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn trung ương, nắng nóng còn duy trì ở miền Trung ít nhất 4-5 ngày nữa.

Giông sét đang trong giai đoạn xuất hiện nhiều nhất

"Tùy thuộc giai đoạn chuyển mùa đến sớm hay muộn mà thời gian có giông sét cũng bị ảnh hưởng theo, chuyển mùa càng chậm thì giông sét càng kéo dài", ông Vũ Anh Tuấn, Trưởng phòng dự báo ngắn hạn, Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn trung ương nhận định.
- Thưa ông, tại sao thời gian gần đây giông sét lại xuất hiện nhiều?
IMG-0118-1173-1432637239.jpg
Ông Vũ Anh Tuấn, Trưởng phòng dự báo khí tượng hạn ngắn, Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn Trung ương. Ảnh: H.P.
- Đây đang là giai đoạn chuyển mùa ở khu vực miền Bắc và Trung Bộ. Thời gian này, không khí lạnh vẫn còn hoạt động, di chuyển đẩy rãnh thấp lùi sâu xuống phía Bắc gây xáo động mạnh, tạo ra các hiện tượng tố lốc, mưa đá và đặc biệt là giông sét. Giai đoạn này giông sét sẽ xuất hiện nhiều ở miền Bắc và Trung Bộ. Còn khu vực Tây Nguyên, Nam Bộ đã bước vào mùa mưa nên khả năng xuất hiện giông sét đã giảm đi khoảng 20% so với hồi tháng 3 (thời kỳ chuyển mùa ở Tây Nguyên, Nam Bộ).
Giông sét là hiện tượng phóng điện giữa đám mây giông tích điện xuống mặt đất, còn hiện tượng phóng điện giữa các đám mây với nhau hoặc phóng điện vào trong không khí chỉ gây ra sấm, chớp bình thường mà chúng ta vẫn thấy.
- Giông sét thường có những dấu hiệu cảnh báo sớm như thế nào?
- Qua quan trắc trên radar thời tiết, dựa vào độ phản hồi từ các đám mây giông, quan sát viên có thể dự đoán được có mưa giông hay không. Nhưng không phải cơn mưa giông nào cũng có hiện tượng giông sét. Hoặc dựa vào ảnh mây vệ tinh, cứ 15 - 30 phút quan sát một lần, nếu thấy mây phát triển mạnh lên thì phải đặc biệt chú ý đến khu vực đó. Hiện nay, Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn trung ương được đầu tư một hệ thống định vị sét, có thể tính toán năng lượng điện trong các đám mây có khả năng phóng điện, từ đó đưa ra kết luận có giông sét hay không. Tuy nhiên, hệ thống này chỉ dự báo được trong một thời gian rất ngắn, từ 15 - 30 phút trước khi giông sét xảy ra.
Có thể dựa vào kinh nghiệm dân gian, đó là trời đang nóng đột ngột chuyển lạnh, những đám mây đen dày đặc xuất hiện, không khí lạnh hẳn đi, có những đợt gió xoáy mạnh trong không khí là dấu hiệu của cơn giông sét.
- Những khu vực nào xuất hiện nhiều giông sét nhất?
- Thường thì mây giông gây ra giông sét di chuyển từ phía Tây sang, từ phía Bắc xuống nên khu vực dãy Trường Sơn, Hoàng Liên Sơn phía Bắc có khả năng xảy ra nhiều nhất. Khi đến các vùng đồng bằng, cường độ các đám mây giông giảm nên ít gây ra hiện tượng trên. Ở thành phố cũng ít xảy ra giông sét hơn vùng nông thôn.
- Dự báo hiện tượng nguy hiểm này kéo dài đến bao giờ?
- Hàng năm, miền Bắc và Trung Bộ có hai giai đoạn chuyển mùa, từ mùa lạnh chuyển sang nóng (tháng 4-6) và từ mùa nóng chuyển sang lạnh (tháng 8-9). Lúc này đang là thời điểm giông sét xuất hiện nhiều nhất. Thời kỳ chuyển mùa ở Tây Nguyên, Nam Bộ thì giông sét thường xảy ra vào tháng 3. Lúc chính vụ nóng mà có mưa giông thì vẫn xảy ra hiện tượng này, vì vậy, người dân không nên chủ quan.
20-5-Anh-1-9699-1432109552-1371-14326372
Lốc xoáy dữ dội cuốn tôn bay ở xã Nghĩa Thắng, huyện Tư Nghĩa chiều tối 19/5. Ảnh:Trí Tín.
Tùy từng năm, thời kỳ chuyển mùa đến sớm hay muộn mà thời gian có giông sét cũng bị ảnh hưởng theo. Căn cứ vào thời kỳ chuyển mùa, có những năm thời kỳ chuyển mùa dịch lùi về phía sau thì thời kỳ cảnh báo giông sét cũng bị dịch theo. Năm nay, thời kỳ chuyển mùa đến bình thường, vào tháng 4 – 5 và tháng 8 – 9 từ mùa nóng sang lạnh, nên hiện tượng giông sét cũng sẽ xuất hiện trong thời gian đó.
- Ông có lời khuyên gì cho người dân khi có hiện tượng giông sét xảy ra?
- Thời điểm chuyển mùa, xuất hiện giông sét nhiều cũng là lúc nông dân miền Bắc và Trung Bộ bước vào vụ gặt rộ. Nếu thấy có hiện tượng mưa giông thì bà con nên đi về, không nên cố làm thêm gây nguy hiểm đến tính mạng.
Giông sét thường xảy ra trong phạm vi hẹp. Khi mưa giông xảy ra, bà con nên di chuyển đến nơi an toàn, không tránh trú dưới gốc cây, tránh xa nơi đồng không mông quạnh. Đó là những nơi dễ có giông sét, chỉ cần có một đám đất nhô cao cũng có thể bị sét đánh. Ngoài ra, tránh xa những vũng nước, rãnh nước, mương nước vì sét đánh dễ truyền điện, gây nguy hiểm tính mạng.
Hiện nay, hệ thống quan trắc thưa nên không thể cảnh báo được hiện tượng giông sét xảy ra tức thì. Cho nên, người dân cần lưu ý tự bảo vệ mình trước.
Hoàng Phương thực hiện

TPHCM: Cá chết hàng loạt ở kênh Nhiêu Lộc do rác ngăn dòng chảy

Nồng độ khí độc hại tăng cao, vượt ngưỡng cho phép do rác ngăn dòng chảy là nguyên nhân khiến hàng chục nghìn con cá ở kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè chết.

Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn TPHCM, các cơn mưa lớn đầu mùa vừa qua làm nước cuốn theo nước thải sinh hoạt, rác thải từ các cống, rãnh ra kênh cùng với một lượng lớn rác thải có trên kênh dồn về đoạn cuối làm ngăn dòng chảy, xáo trộn môi trường (nước, bùn lắng) trong kênh.
1-1432008438-660x0_1432692390.jpg
Hàng chục nghìn con cá chủ yếu là chép và rô phi ở kênh Nhiêu Lộc bị chết, bốc mùi nồng nặc. Ảnh: Quốc Thắng
Chính những yếu tố này làm tăng hàm lượng, nồng độ các chất hữu cơ, khí độc hại như NH4, NH3, NO2 vượt ngưỡng cho phép, giảm lượng oxy hòa tan trong nước, gây ra hiện tượng cá chết (cá rô phi, cá chép, cá mùi) hàng loạt ở khu vực cuối kênh.
Trước tình hình đó, UBND TPHCM đã yêu cầu UBND các địa phương, nhất là quận Tân Bình, Phú Nhuận... tăng cường tuyên truyền ý thức người dân không xả rác bừa bãi; xử phạt với hành vi xả rác. 
Đồng thời, sớm hoàn thiện, bổ sung dự án hệ thống dự trữ nước ở cuối kênh (quận Tân Bình) để điều tiết, xử lý sau cơn mưa lớn đầu mùa, hạn chế sự thay đổi đột ngột môi trường nước kênh, giảm thiểu ô nhiễm môi trường cục bộ, đồng thời cần nghiên cứu việc thả các loại cá phù hợp với môi trường kênh.
Trước đó, sáng 19/5 hàng chục nghìn xác cá to bằng bàn tay nổi lềnh bềnh, trắng cả một đoạn kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè (khu vực thuộc quận Tân Bình, TPHCM) và bốc mùi hôi tanh khiến ai đi qua cũng nhăn mặt.
Theo Trung Sơn - VnExpres

Không còn khí độc, hàng chục công nhân vẫn nhập viện

Hàng chục công nhân tiếp tục nôn, khó thở dù cơ quan chức năng khẳng định môi trường trong công ty an toàn, không tìm thấy khí amoniac hoặc hóa chất bất thường.
Sáng 27/5, tiếp tục có hàng chục công nhân ASIA Garment manufacturer (KCN Amata, TP Biên Hòa, Đồng Nai) cảm thấy mệt mỏi khi đi làm và được nhập viện cấp cứu với một số triệu chứng như khó thở nhẹ, co cứng, buồn nôn, lạnh... Theo lãnh đạo công ty, các công nhân này đều không làm việc trong thời điểm xảy ra sự cố rò rỉ khí amoniac 2 ngày trước.
Một nữ công nhân nhập viện sáng nay với triệu chứng buồn nôn, mệt mỏi. Ảnh: Hoàng Trường
Một nữ công nhân nhập viện sáng nay với triệu chứng buồn nôn, mệt mỏi. Ảnh: Hoàng Trường
Tại buổi làm việc giữa các ngành chức năng với công ty ASIA sáng nay, Trung tâm bảo vệ sức khỏe lao động và môi trường Đồng Nai cho biết, mẫu khí lấy được sau 2 giờ xảy ra việc rò rỉ amoniac tại công ty ASIA và Amanda Foods không thấy nồng độ khí này tồn tại, chỉ có khu vực cổng công ty ASIA vẫn còn nhưng nồng độ nhỏ, ở mức an toàn cho phép. "Hai hôm nay không phát hiện khí amoniac cũng như các hóa chất bất thường, cho thấy môi trường lao động làm việc vẫn đảm bảo an toàn", lãnh đạo trung tâm nói. 
Tiến sĩ Trịnh Hồng Lân, Trưởng khoa sức khỏe lao động, bệnh nghề nghiệp (Viện Y tế công cộng TP HCM) cho biết khí amoniac rất độc, nếu ở nồng độ cao sẽ rất nguy hiểm, đặc biệt về đường hô hấp và mắt. "Việc hàng loạt công nhân ngất xỉu, mệt mỏi sau khi đi làm trở lại có thể do tâm lý, ảnh hưởng dây chuyền vì lúc này khí amoniac đã không còn trong khu vực", ông nhận định.
Ông Lân cũng cho rằng 2 giờ sau mới lấy mẫu nên sẽ không biết nồng độ khí độc gây hại cho công nhân. Vị tiến sĩ cũng khuyến cáo, công ty và các cơ quan không nên chủ quan với sức khỏe các công nhân nếu hít phải khí amoniac ở nồng độ cao, cần có giám sát kỹ. 
Về xử lý trách nhiệm gây rò rỉ khí amoniac ra môi trường, hiện nhà chức trách đã yêu cầu phía công ty Amanda Foods khắc phục nhanh sự cố, có biện pháp phòng ngừa để tránh trường hợp tương tự. "Chúng tôi đang chờ kết luận cuối cùng từ các ban ngành về vụ việc, tùy theo mức độ mới có đề xuất xử lý", ông Nguyễn Văn Thuộc, Giám đốc Sở Lao động thương binh xã hội tỉnh Đồng Nai cho biết.
Trước đó, chiều 25/5, gần 100 công nhân ASIA Garment Manufacturer Việt Nam ngộ độc khí rò rỉ từ hệ thống làm lạnh của Công ty Amanda Foods nằm cạnh. Một ngày sau, khi các công nhân đi làm lại thì tình trạng ngất xỉu với các triệu chứng tương tự lại tiếp tục.
Hoàng Trường

Miền Bắc nắng nóng ngột ngạt, nhiệt độ tăng trên ngưỡng 40 độ C

Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng thuỷ văn Trung ương, hôm qua (26/5), ở Bắc Bộ và các tỉnh ven biển Trung Bộ nắng nóng đã xảy ra trên diện rộng với nhiệt độ cao nhất phổ biến 36 – 38 độ, có nơi trên 38 độ như: Phù Yên (Sơn La) 38.7 độ, Mai Châu (Hòa Bình) 39.0 độ, Hòa Bình và Láng (Hà Nội) 38.8 độ, Nho Quan (Ninh Bình) 38.7 độ, Như Xuân 39.0 độ, Tĩnh Gia (Thanh Hóa) 38.4 độ, Quỳ Châu 39.1 độ, Tương Dương 39.0 độ, Quỳ Hợp và Tây Hiếu 40.1 độ, Con Cuông 39.8 độ, Đô Lương 38.8 độ, Vinh (Nghệ An) 39.4 độ, Hương Sơn 39.3 độ, Hà Tĩnh 39.0 độ, Hương Khê (Hà Tĩnh) 39.8 độ, Đông Hà (Quảng Trị) 39.2 độ, Quảng Ngãi 38.4 độ, Hoài Nhơn (Bình Định) 38.6 độ,...
Hôm nay (27/5), nắng nóng sẽ tiếp tục xảy ra ở Bắc Bộ và các tỉnh ven biển Trung Bộ. Ở Bắc Bộ với nhiệt độ cao nhất phổ biến 35 – 38 độ, có nơi trên 38 độ; các tỉnh ven biển Trung Bộ nhiệt độ cao nhất phổ biến 36 – 39 độ, có nơi trên 40 độ.
Nắng nóng trên diện rộng cũng khiến cho 8 tỉnh đang ở cấp báo cháy rừng cực kỳ nguy hiểm (cấp V). Tại Hà Nội, phòng Quản lý bảo vệ và phát triển rừng (Chi cục Kiểm lâm Hà Nội) Nguyễn Tiến Lâm cho biết, các khu vực có diện tích rừng lớn như Sóc Sơn, Ba Vì nguy cơ cháy rừng đều đang ở cấp III, IV.
Trong những ngày nắng gắt này, Tổng công ty Điện lực Thành phố Hà Nội cũng thông bão sẽ tạm ngừng cắt điện để giúp người dân đối phó với nắng nóng.
Miền Bắc nắng nóng ngột ngạt, nhiệt độ tăng trên ngưỡng 40 độ C
Ảnh minh hoạ
Dự báo thời tiết chi tiết cho các vùng trên cả nước ngày 27/5 như sau:
Hà Nội: Mây thay đổi, đêm không mưa, ngày nắng nóng. Gió đông nam đến nam cấp 2 - 3. Nhiệt độ thấp nhất từ: 28 - 30 độ C, nhiệt độ cao nhất từ: 36 - 38 độ C.
Phía Tây Bắc bộ: Mây thay đổi, chiều tối và đêm có mưa rào và dông vài nơi, ngày nắng nóng. Gió nhẹ. Nhiệt độ thấp nhất từ: 24 - 27 độ C, nhiệt độ cao nhất từ: 35 - 38 độ, có nơi trên 38 độ C.
Phía Đông Bắc bộ: Mây thay đổi, chiều tối và đêm có mưa rào và dông vài nơi, ngày nắng nóng. Gió đông nam đến nam cấp 2 - 3. Nhiệt độ thấp nhất từ: 26 - 29 độ C, nhiệt độ cao nhất từ: 35 - 38 độ, có nơi trên 38 độ C.
Thanh Hóa đến TT-Huế: Mây thay đổi, chiều tối và đêm có mưa rào và dông vài nơi, ngày nắng nóng. Gió tây nam cấp 3. Nhiệt độ thấp nhất từ: 27 - 30 độ C, nhiệt độ cao nhất từ: 36 - 39 độ, có nơi trên 40 độ C.
Đà Nẵng đến Bình Thuận: Mây thay đổi, chiều tối và đêm có mưa rào và dông vài nơi, ngày nắng nóng. Gió tây nam cấp 2 - 3. Nhiệt độ thấp nhất từ: 26 - 29 độ C, nhiệt độ cao nhất từ: 35 - 38 độ, phía bắc có nơi trên 38 độ C.
Tây Nguyên: Mây thay đổi, chiều tối và đêm có mưa rào và dông vài nơi, ngày nắng. Gió nhẹ. Nhiệt độ thấp nhất từ: 22 - 25 độ C, nhiệt độ cao nhất từ: 31 - 34 độ C.
Nam bộ: Mây thay đổi, tối nay và chiều tối mai có mưa rào và dông rải rác, ngày nắng. Gió tây nam cấp 2 – 3. Nhiệt độ thấp nhất từ: 25 - 28 độ C, nhiệt độ cao nhất từ: 32 - 35 độ C.
Thuỵ Miên

Nắng nóng thiêu đốt Ấn Độ, hơn 1.100 người tử vong

Nắng nóng thiêu đốt Ấn Độ, hơn 1.100 người tử vong
Giới chức Ấn Độ cho biết khu vực chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của nắng nóng những ngày qua là hai bang miền Nam nước này Andhra Pradesh và Telangana, với số người tử vong vì nắng nóng lần lượt là 852 và 256 người.
Theo ông B.P. Yadav, Giám đốc Cơ quan khí tượng Ấn Độ, nhiệt độ cao nhất cả nước được ghi nhận tại huyện Angul, bang Odisha ngày 25/5 (47 độ C).
Điều kiện thời tiết khô và nóng đang trở nên tồi tệ hơn do những cơn gió tây thổi từ tỉnh Sindh, Pakistan qua khu vực đồng bằng miền Bắc và Trung Ấn. Cơ quan khí tượng Ấn Độ ngày 26/5 cho biết thời tiết nóng với nhiệt độ cao còn tiếp diễn trong 2 ngày tới trước khi chấm dứt. Tuy nhiên, cơ quan này cảnh báo đợt nắng nóng tiếp theo sẽ quay trở lại trong thời gian ngắn. Ngoài hai bang Andhra Pradesh và Telangana ở miền Nam Ấn Độ, các bang ở miền Bắc như Rajasthan và Haryana, và thủ đô New Delhi cũng đang hứng chịu nắng nóng gay gắt.
Hình ảnh Ấn Độ trong những ngày nắng nóng thiêu đốt:
Nắng nóng thiêu đốt Ấn Độ, hơn 1.100 người tử vong
Một chú khỉ sống trong Đền Galtaji ở Jaipur, Bắc Ấn Độ được du khách cho uống nước.
Nắng nóng thiêu đốt Ấn Độ, hơn 1.100 người tử vong
Trẻ em nhảy xuống hồ cho bớt nóng ở Cổng Ấn Độ, đài tưởng niệm chiến tranh nổi tiếng ở New Delhi.
Nắng nóng thiêu đốt Ấn Độ, hơn 1.100 người tử vong
Phụ nữ che chắn khi đi ra đường.
Nắng nóng thiêu đốt Ấn Độ, hơn 1.100 người tử vong
Một người bán hàng rong trùm kĩ mặt để nghỉ ngơi trong bóng râm.
Nắng nóng thiêu đốt Ấn Độ, hơn 1.100 người tử vong
Cả gia đình tận hưởng dòng nước mát ở công viên Delhi Rides.
Nắng nóng thiêu đốt Ấn Độ, hơn 1.100 người tử vong
Nắng nóng thiêu đốt Ấn Độ, hơn 1.100 người tử vong
Nắng nóng thiêu đốt Ấn Độ, hơn 1.100 người tử vong
Một tài xế taxi ngủ trong xe ở Kolkata.
Nắng nóng thiêu đốt Ấn Độ, hơn 1.100 người tử vong
Điểm cung cấp nước miễn phí cho người dân ở New Delhi.
Nắng nóng thiêu đốt Ấn Độ, hơn 1.100 người tử vong
Nước là thứ không thể thiếu trong những ngày nóng và khô.
Nắng nóng thiêu đốt Ấn Độ, hơn 1.100 người tử vong
Tuy nhiên, ngành y tế Ấn Độ cảnh báo số ca bệnh tả đang tăng cao do trẻ em bơi lội tránh nóng ở nhiều vùng nước bẩn.
Nắng nóng thiêu đốt Ấn Độ, hơn 1.100 người tử vong
Công việc buôn bán của những người bán hàng rong bị ảnh hưởng vì thời tiết quá nóng.
Nắng nóng thiêu đốt Ấn Độ, hơn 1.100 người tử vong
Nắng nóng thiêu đốt Ấn Độ, hơn 1.100 người tử vong
Một người đàn ông "ngụy trang" tránh nắng ở thành phố Hyderabad, miền Nam Ấn Độ.
Nắng nóng thiêu đốt Ấn Độ, hơn 1.100 người tử vong
Hai người đàn ông che mặt kín mít khi đi xe máy ở thành phố Amritsar, Bắc Ấn.
Nắng nóng thiêu đốt Ấn Độ, hơn 1.100 người tử vong
Phần lớn trường hợp tử vong là những người lao động và công nhân công trình thường xuyên phải làm việc ngoài trời. Trong ảnh: Công nhân ngồi nghỉ trong bóng râm ở thủ đô New Delhi.
Nắng nóng thiêu đốt Ấn Độ, hơn 1.100 người tử vong
Người già và trẻ nhỏ cũng là những đối tượng dễ bị ảnh hưởng vì nắng nóng gay gắt.

Công nhân ngộ độc khí lại ngất xỉu, gần nghìn người di tản

Chiều 26/5, Bệnh viện đa khoa Đồng Nai tiếp nhận 10 công nhân Công ty ASIA Garment manufacturer (KCN Amata, TP Biên Hòa) - bị ngộ độc khí hôm qua - phải nhập viện trở lại với các triệu chứng buồn nôn, khó thở, tức ngực... Trong đó có hai người bị nặng phải đưa vào phòng hồi sức cấp cứu.
Đến 20h, hàng chục công nhân khác tiếp tục được đưa đến với các triệu chứng tương tự. Hiện, có 52 người đang được bệnh viện điều trị.
 Công nhân ngộ độc khí lại ngất xỉu, gần nghìn người di tản
Công nhân có triệu chứng buồn nôn, khó thở khi quay lại công ty làm việc. Ảnh: Hoàng Trường
Bác sĩ Phạm Long Thắng - Trưởng phòng Kế hoạch tổng hợp bệnh viện đa khoa Đồng Nai - cho biết, ngoài những bệnh nhân từng nhập viện hôm qua còn có nhiều người mới. "Có thể các nữ công nhân nhạy cảm với khí Amoniac nên khi quay lại làm việc thì tiếp tục bị ngộ độc. Đây là lần đầu xảy ra việc ngộ độc khí tái nhập viện sau khi cho về. Chúng tôi đang tích cực cấp cứu các bệnh nhân", ông Thắng nói.
Theo các công nhân, hôm nay quay lại công ty làm việc dù không còn ngửi thấy mùi khí Amoniac nhưng thấy rất mệt, buồn nôn. Đặc biệt, sau khi ăn cơm tối xong vào làm việc tiếp thì hàng loạt công nhân ngất xỉu. "Hôm qua em xuất viện lúc 23h, do không thấy công ty thông báo cho nghỉ nên em vẫn đi làm. Khi vào ca làm việc khoảng 30 phút thì em mệt mỏi rã rời", cô gái nói giọng miền Trung cho biết.
Ông Huỳnh Minh Hoàn - Giám đốc Sở Y tế Đồng Nai - cho hay, cơ quan liên ngành đã lấy mẫu text không khí ở xung quanh khu vực công nhân bị ngộ độc để xét nghiệm, đánh giá lại tác động môi trường. "Các công nhân nhập viện trở lại chưa thể xác định nguyên nhân là do khí Amoniac, do chưa có kết luận xét nghiệm cuối cùng. Tuy nhiên, không loại trừ có một yếu tố khác", ông Hoàn nói.
 Công nhân ngộ độc khí lại ngất xỉu, gần nghìn người di tản
Phó giám đốc công ty Asia thăm hỏi sức khỏe công nhân tối 26/5. Ảnh: Hoàng Trường
Công ty Asia đã thông báo cho các công nhân bị ngộ độc có thể tạm nghỉ làm nếu sức khỏe còn yếu, từ ngày mai. "Trước mắt công ty sẽ lo toàn bộ chi phí khám chữa bệnh. Những ngày nghỉ sẽ được tính công bình thường để đảm bảo quyền lợi cho người lao động. Công ty cũng phối hợp với cơ quan chức năng, công ty lân cận để có biện pháp khắc phục, không tái diễn sự cố như vừa qua", phó tổng giám đốc Công ty Asia nói.
Lãnh đạo tỉnh Đồng Nai hai hôm nay đều có mặt tại bệnh viện chỉ đạo công tác cứu chữa. Nhà chức trách tỉnh này đã yêu cầu lãnh đạo công ty cho di tản khoảng 800 công nhân ra khỏi nhà xưởng, tạm thời cho người lao động nghỉ làm.
Trước đó, khoảng 15h40 ngày 25/5, hàng loạt công nhân ASIA Garment Manufacturer Việt Nam ngộ độc khí với các triệu chứng mệt, buồn nôn, khó thở, run... Có tổng cộng 95 người được xác định ngộ độc nguồn khí bị rò rỉ từ hệ thống làm lạnh của Công ty Amanda Foods (nằm cạnh công ty Asia)