Văn phòng Diện Chẩn Sống Khỏe_ Khu nhà 102 Ngõ 95 Chùa Bộc-Đống Đa-Hà Nội _ ĐT : 0906143408

Hướng dẫn lý thuyết và thực hành cơ bản miễn phí cho những quí vị thực sự yêu thích Diện Chẩn . Hãy gọi cho chúng tôi để biết lịch .

Tư vấn sức khỏe , chẩn bệnh đưa ra phác đồ miễn phí.

Thứ Bảy, 25 tháng 4, 2015

Vụ dân vây bắt lâm tặc: Rừng bị phá không liên quan đến... kiểm lâm (!?)

Sau khi người dân có bằng chứng về việc rừng liên tục bị chặt phá, các cơ quan kiểm lâm ở huyện Chư Păh (Gia Lai) lại cho rằng, trách nhiệm thuộc về người dân và UBND xã Hà Tây.

Theo người dân làng Kon Sơ Lă, điều khiến họ bức xúc nhất là từ khi trạm bảo vệ rừng của kiểm lâm được xây dựng ở khu vực làng cũ (đường vào cửa rừng), lâm tặc lại chuyển sang vận chuyển gỗ bằng đường này. Cứ 2-3 ngày lại có vài xe gỗ chuyển từ trong rừng ra vào rạng sáng nhưng lực lượng kiểm lâm không hề có động thái ngăn cản nào. Không chỉ vậy, ở đầu đường vào xã Hà Tây cũng có một trạm bảo vệ rừng nhưng các xe gỗ lậu của lâm tặc vẫn điềm nhiên vận chuyển gỗ đi qua.
Rạng sáng ngày 18/4, hàng trăm người dân Kon Sơ Lă đã phục kích, dựng “chiến lũy” và bắt được 2 xe chở gỗ lậu. Theo người dân, đến khoảng 10h sáng cùng ngày, một thầy giáo tên Boy đang dạy ở trường Tiểu học xã Hà Tây đến nhận là chủ nhân 2 xe gỗ và đưa giá 5 triệu tiền chuộc nhưng người dân quyết từ chối.
Sau khi bắt được số gỗ trên, các thanh niên trong làng đã thay nhau canh giữ và báo cáo lên chính quyền xã. Khi lực lượng kiểm lâm huyện Chư Păh đến làng lập biên bản và yêu cầu mang số gỗ này đi, các thanh niên trong làng không đồng ý. “Gỗ là do dân làng khổ công bắt được, kiểm lâm giữ rừng nhưng đã không làm gì. Chúng tôi muốn giữ làm bằng chứng, nếu bên Viện Kiểm sát đến mang đi và phải mang vụ việc ra xử thì chúng tôi mới đồng ý, còn chúng tôi sẽ không giao gỗ cho kiểm lâm”, một thanh niên làng Kon Sơ Lă bức xúc nói.
Người dân làng Kon Sơ Lă đi tuần tra và phát hiện lâm tặc mới đốn hạ cây gỗ lớn này.
Người dân làng Kon Sơ Lă đi tuần tra và phát hiện lâm tặc mới đốn hạ cây gỗ lớn này.
Ông Đinh Sứk- Chủ tịch UBND xã Hà Tây, cũng khẳng định, rừng bị phá rất nhiều. Đầu năm 2015, xã được huyện giao bảo vệ 3.000 ha rừng thuộc tiểu khu 185. Xã liên tục tổ chức lên rừng tuần tra và lần nào cũng phát hiện lâm tặc đang phá rừng. Tuy nhiên, do địa hình hiểm trở, sóng điện thoại không có trong khi các đối tượng phá rừng rất manh động, có thể có vũ khí nóng, nên đội tuần tra phải quay về. “Chúng tôi đã báo cáo rất nhiều về tình trạng phá rừng, bản thân tôi cũng rất bức xúc vì rừng bị phá rất nhiều nhưng không làm được gì”, ông Sứk cho biết.
Ngày 20/4, trao đổi với PV Dân trí, ông Nguyễn Ngọc Cư - Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm Chư Păh, thoái thác: khu vực rừng bị phá có thể thuộc trách nhiệm của UBND xã hoặc Ban quản lý rừng phòng hộ Đông bắc Chư Păh. UBND huyện đã giao cho UBND xã quản lý thì xã phải chịu trách nhiệm với huyện.
PV thắc mắc: Kiểm lâm là lực lượng chính được nhà nước giao nhiệm vụ trực tiếp giữ rừng, được đào tạo về chuyên môn, được cấp vũ khí và được trả lương để bảo vệ rừng. Khi rừng bị phá, lẽ nào kiểm lâm không có trách nhiệm?
Ông Cư phân trần: UBND xã phải chịu trách nhiệm với huyện và tỉnh. Hạt Kiểm lâm có nhiệm vụ tham mưu cho huyện nhưng để xảy ra tình trạng trên, Hạt Kiểm lâm sẽ cùng với xã chịu trách nhiệm!
Trước sự việc trên, PV Dân trí liên lạc với ông Nguyễn Quốc Thuận - Trưởng ban quản lý rừng phòng hộ Đông bắc Chư Păh, ông Thuận cho rằng khu vực rừng bị phá thuộc quản lý của UBND xã Hà Tây nên ông từ chối làm việc.
Chiều ngày 21/4, ông Cư trao đổi thêm, sau khi đi kiểm tra trên rừng và thống kê số lượng cây bị chặt hạ, phát hiện có thân, ngọn cây bị chặt phá và khu vực này thuộc sự quản lý của Đông bắc Chư Păh. Do trời mưa nên đoàn vẫn chưa thể đi kiểm tra được nhiều.
Thiên Thư

Lâm Đồng thiệt hại nhiều tỷ đồng sau mưa đá kèm lốc xoáy

Ngày 23/4, công tác khắc phục hậu quả sau hai trận mưa đá kèm lốc xoáy xảy ra ngày 20/4 và 21/4 tại Lâm Đồng cơ bản được hoàn thành. 

Như Dân trí đã thông tin, ngày 20/4 và 21/4, mưa đá kèm lốc xoáy đã quét qua các địa phương tỉnh Lâm Đồng, gây thiệt hại về nhà cửa, hàng trăm hecta rau màu bị dập nát, nhiều công trình bị hư hỏng.
Theo báo cáo của UBND tỉnh Lâm Đồng, Ban chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn, đợt lốc xoáy vừa qua xảy ra tại các huyện Đơn Dương, Đạ Hoai, Bảo Lâm và TP Đà Lạt đã gây thiệt hại khá nghiêm trọng, ước tính thiệt hại lên đến hàng tỷ đồng.
Cụ thể, tại huyện Đạ Huoai, vào lúc 14 giờ 30 phút ngày 21/4, mưa giông kèm gió lốc gây thiệt hại đến nhà cửa và vật kiến trúc, cây cối, hoa màu… Theo thống kê, lốc xoáy đã làm tốc mái 160 căn nhà (tốc mái hoàn toàn: 79 căn; nhà bị sập: 4 căn; tốc mái một phần: 77 căn).
Nhiều ngôi nhà bị hỏng mái.
Mưa đá phá hỏng nhà dân
Ngoài ra, gió lốc mạnh đã gây hư hỏng một số thiết bị và đường dây điện làm mất điện hàng giờ trên địa bàn và nhiều diện tích cây trồng bị hư hại hoàn toàn. Ước tổng giá trị thiệt hại trên địa bàn huyện Đạ Huoai gần 1,3 tỷ đồng.
Tại huyện Bảo Lâm: Đợt lốc xoáy kèm mưa đá ngày 20/4 và 21/4 làm 10 căn nhà tại xã Lộc Đức bị tốc mái. Ngoài ra có 4 điểm trường (trường TH&THCS Nguyễn Văn Trỗi xã Lộc Lâm; trường TH&THCS Lương Thế Vinh xã Lộc Phú; trường học xã B` Lá; hội trường Đa Hang Lang xã Lộc Phú) bị hư hỏng. Ước tổng giá trị thiệt hại trên địa bàn huyện Bảo Lâm là 500 triệu đồng.
Theo báo cáo của huyện Đơn Dương , cơn mưa đá diễn ra chỉ vỏn vẹn 30 phút vào chiều ngày 20/4 đã làm 69 căn nhà bị tốc mái (xã Ka Đơn 58 căn và thị trấn Thạnh Mỹ 11 căn), trên 300 hecta rau màu bị thiệt hại nghiêm trọng và hơn 20 ha nhà kính-nhà lưới hư hỏng nặng. Ước tính thiệt hại trên 2 tỷ đồng.
Riêng tại TP Đà Lạt, khoảng 13h ngày 21/4 mưa đá và lốc xoáy xảy ra ở các phường 7, 8, 9, 11, 12 gây thiệt hại nặng cho người dân. Địa bàn phường 12 bị thiệt hại nặng nhất, lốc xoáy làm tốc mái 6 căn nhà, 0,4 ha nhà kính, dập nát 5 ha rau màu. Ước tổng giá trị thiệt hại trên địa bàn TP. Đà Lạt: 1,2 tỉ đồng.
Ngay sau khi thiên tai xảy ra lãnh đạo địa phương cũng như cơ quan chức năng tỉnh Lâm Đồng đã có mặt kịp thời, huy động tối đa các lực lượng lập tức đến hỗ trợ các gia đình bị nạn. Đặc biệt là giúp các hộ dâncó nhà bị tốc mái, sắp xếp chỗ ở qua đêm và nhanh chóng dọn dẹp, sửa chữa nhà cửa cho người dân sớm ổn định lại cuộc sống.
Hiện các cơ quan chức năng đang tích cực tiếp tục thống kê thiệt hại và giúp người dân khắc phục hậu quả.
Ngọc Hà

Ruộng đồng nứt nẻ, lúa cháy khô vì hạn, mặn

Tình hình hạn hán, xâm nhập mặn ở tỉnh Bến Tre diễn biến rất phức tạp làm hàng trăm ha lúa bị thiệt hại, giảm năng suất. Ngành nông nghiệp đang tập trung các giải pháp để ngăn mặn, cứu lúa.

Dọc theo Quốc lộ 57 từ huyện Mỏ Cày Nam về các xã ven biển của huyện Thạnh Phú (Bến Tre) tình hình xâm nhập mặn, hạn hán diễn ra gay gắt. Nhiều cách đồng không sản xuất vụ lúa đông xuân để ruộng khô, nứt nẻ; một số thửa gần tới ngày thu hoạch thì lúa bị lép, cháy sém. 
Ông Nguyễn Văn Ba, ngụ xã Tân Phong ngao ngán: “Nước xâm nhập vào nội đồng hơn 1 tháng nay nên tôi không dám lấy nước vào ruộng. Diện tích lúa 5.000 m2 của tôi bị lép, một số bị cháy nên giảm hơn 50% năng suất. Bây giờ thu hoạch chút nào đỡ chút nấy và lấy rơm để nuôi bò chứ không còn cách nào khác”.
Lúa vừa trổ bị lép hạt do hạn, mặn
Lúa vừa trổ bị lép hạt do hạn, mặn
Theo thống kê, xã Tân Phong xuống giống diện tích lúa đông xuân được 76 ha, bị thiệt hại do hạn hán khoảng 30%. Ông Phan Văn Phước, Phó Chủ tịch UBND xã Tân Phong cho biết: “Năm nay do nước mặn về sớm nên ảnh hưởng lớn đến năng suất lúa đông xuân. Năm rồi năng suất ước đạt 4 tấn/ha nhưng năm nay giảm hơn 1 tấn/ha, cá biệt có một số thửa bị mất trắng do nước mặn xâm nhập”.
Một bên sản xuất lúa bị thiệt hại, một bên đất khô cằn nứt nẻ
Một bên sản xuất lúa bị thiệt hại, một bên đất khô cằn nứt nẻ
Tại huyện Ba Tri (Bến Tre) nơi có diện tích lúa đông xuân xuống giống lớn nhất tỉnh với khoảng 12.600 ha (chiếm 73% diện tích lúa của cả tỉnh) cũng bị thiệt hại nặng do hạn, mặn gây ra. Theo báo cáo của ngành nông nghiệp, do hạn, mặn kéo dài nên dự kiến lúa bị giảm năng suất từ 10-20%. Riêng tại khu vực cống Rạch Nò thuộc xã Tân Xuân và Bảo Thạnh, với 300 ha lúa, do nằm cuối nguồn nên bị thiệt hại nặng. Các huyện Giồng Trôm, Mỏ Cày Nam, Bình Đại cũng có diện tích lúa đông xuân bị thiệt hại, giám năng suất do hạn hán, xâm nhập mặn gây ra.
Cánh đồng ruộng khô hạn, đất nứt nẻ
Cánh đồng ruộng khô hạn, đất nứt nẻ
Ông Lê Văn Tài, Phó trưởng Phòng NN&PTNT huyện Thạnh Phú cho biết: “Vụ đông xuân này toàn huyện gieo, cấy 339 ha, đến nay thiệt hại hoàn toàn do hạn mặn khoảng 58 ha chủ yếu trong giai đoạn lúa còn nhỏ. Hiện tại, diện tích lúa gần chín thiệt hại giảm năng suất từ 10 đến 20%, năng suất trung bình chỉ còn 3 tấn/ha”.
Trước tình hình hạn, mặn diễn biến phức tạp, ngành nông nghiệp địa phương đang ráo riết thực hiện các giải pháp phòng, chống nhằm giảm đến mức thấp nhật thiệt hại lúa của bà con nông dân. Phòng NN&PTNT huyện Ba Tri đã khảo sát tình hình thiệt hại và có kế hoạch hướng dẫn nông dân phòng chống hạn, mặn, hạn chế thiệt hại gây ra. Ngành nông nghiệp phối hợp với Trạm bảo vệ thực vật, Trạm khuyến nông khuyến ngư hướng dẫn nhân dân các biện pháp phòng chống hạn, mặn, phèn; phối hợp với Trạm thủy nông theo dõi tình hình mặn và xâm nhập mặn trên các sông, các cống, kênh mương nội đồng, nhằm có kế hoạch vận hành, đóng, mở các cống trữ ngọt phục vụ sản xuất và sinh hoạt cho nhân dân. Đồng thời, thông báo hàng tuần về diễn biến xâm nhập mặn cho người dân biết để có kế hoạch sản xuất phù hợp và trữ nước sinh hoạt. 
Một số tuyến kênh cũng bị cạn nước
Một số tuyến kênh cũng bị cạn nước
Hiện tại, trên địa bàn tỉnh Bến Tre, các cơ quan chức năng và chính quyền các địa phương đã tổ chức đắp, gia cố, đóng kín 64 cống đập quy mô lớn và hàng trăm cống nhỏ; tổ chức lực lượng canh các cửa cống, theo dõi độ mặn để tranh thủ lấy nước ngọt vào nội đồng; đẩy mạnh công tác thủy lợi nội đồng, vệ sinh, nạo vét kênh rạch chứa nước; vận động người dân bơm nước dự trữ, bơm chuyền 2 cấp để cứu lúa và hoa màu.
Kiểm tra, vận hành hệ thống cống ngăn mặn
Kiểm tra, vận hành hệ thống cống ngăn mặn
Ngành nông nghiệp tỉnh Bến Tre đã tổ chức đoàn đi khảo sát tình hình hạn, mặn ở các địa phương trong tỉnh đôn đốc các đơn vị liên quan kịp thời nạo vét kênh nội đồng, sửa chữa những cống ngăn mặn hư hỏng để phòng chống hạn mặn.
Minh Giang

Dân kêu trời vì mùi thối từ trại chăn nuôi hàng nghìn con lợn

Mỗi khi trại chăn nuôi lợn xả thải, hàng chục hộ dân chỉ còn nước lấy gối đè lên mũi cho khỏi thối. Hồ nước ngọt phía dưới trại lợn – nơi cung cấp nước tưới tiêu, sinh hoạt cho hàng trăm hộ dân đang đứng trước nguy cơ ô nhiễm do trại lợn gây ra.

Trại chăn nuôi lợn giống siêu nạc của Công ty TNHH Đại Thành Lộc được xây dựng tại xã Nam Hưng trên diện tích 26ha. Đến đầu năm 2013, trại chăn nuôi lợn giống này chính thức đi vào hoạt động với quy mô tổng đàn 2.400 con lợn nái sinh sản. Theo kế hoạch dự án, mỗi năm trại chăn nuôi này sẽ xuất ra thị trường 160.00 con lợn giống. Bên cạnh đó, cơ sở này còn có 4 trại chăn nuôi lợn thịt quy mô 4.000 con/lứa, bình quân mỗi năm xuất ra thị trường 100 tấn thịt sạch. Đây được đánh giá là trại chăn nuôi lợn giống siêu nạc số 1 khu vực Miền Bắc và miền Trung về quy mô và công nghệ kỹ thuật chăn nuôi theo tiêu chuẩn 5S.
Trại chăn nuôi lợn quy mô 2.400 con lợn nái được xây dựng cao hơn khu dân cư.
Trại chăn nuôi lợn quy mô 2.400 con lợn nái được xây dựng cao hơn khu dân cư.
Nhà bà Trần Thị Thới (xóm Tiền Phong, xã Nam Hưng, Nam Đàn, Nghệ An) nằm phía dưới trại chăn nuôi lợn, cách khoảng hơn 500m. Bà Thới cho biết: “Từ khi trại chăn nuôi đi vào hoạt động, cuộc sống của chúng tôi bị ảnh hưởng nặng nề. Mỗi ngày phía trại xả thải 2-3 lần, không theo quy luật nào cả. Có hôm 8-9h đêm họ cũng xả thải, hôi thối kinh khủng không tài nào mà ngủ được. Chúng tôi phải lấy gối chẹn lên mũi cho đỡ thối chứ mang khẩu trang không ăn thua. Chẹn gối đỡ thối nhưng không thở được lại phải bỏ ra, “sống chung” với hôi thối”.
Khu xử lý thải của trại chăn nuôi lợn Công ty TNHH Đại Thành Lộc.
Khu xử lý thải của trại chăn nuôi lợn Công ty TNHH Đại Thành Lộc.
Mỗi khi trại chăn nuôi xả thải thì mùi hôi thối bao trùm cả khu vực xung quanh. Đáng sợ nhất là nước thải ngấm xuống mạch nước ngầm, người dân ở đây chủ yếu dùng nước ngầm để sinh hoạt, ăn uống, sợ bị mắc bệnh ung thư lắm. Công ty chăn nuôi chúng tôi không phản đối nhưng phải có cách nào để đảm bảo môi trường sống và nguồn nước, không làm ảnh hưởng đến đời sống của người dân”, bà Nguyễn Thị Mùi (xóm Tiền Phong) kiến nghị.
Đi tắt qua vườn bà Thới, chúng tôi tiếp cận khu vực xử lý chất thải của trại chăn nuôi lợn Công ty TNHH Đại Thành Lộc. Khu vực xử lý chất thải cao hơn khu dân cư xung quanh khoảng 2-3m, được ngăn bởi một bờ đất. Nhiều chỗ đất bị sụt lở, nước đen kịt từ trong hồ chứa rỉ ra từ những chỗ sụt lở. Ở những vũng nước đọng được “phủ’’ thêm một lớp ruồi muỗi.
Mương dẫn nước phía dưới chân khu xử lý thải của trại chăn nuôi đen kịt.
Mương dẫn nước phía dưới chân khu xử lý thải của trại chăn nuôi đen kịt.
Nguồn nước trong bể chứa được xả ra môi trường bằng 3 ống nhựa, có màu đen đục. Bờ tường phía ngoài của hệ thống xử lý thải được xây bằng gạch lỗ, không được trát vữa nên nước từ trong hồ ngấm qua lỗ gạch, rỉ vào mương nước rồi đổ ra các ống nhựa trước khi xả ra mương nước tự nhiên.
“Gần đây người dân có ý kiến nhiều nên họ mới thả bèo tây vào mương nước. Không hiểu là để xử lý nước thải hay để che mặt nước đen kịt trong mương nhưng mấy đợt mưa lớn, nước thải từ trại chăn nuôi đổ xuống mương rồi chảy ra hồ Tràng Đen, bèo cũng dồn ra tận ngoài hồ”, một người dân cho biết.
Nước thải ngấm qua bờ đất ngăn cách giữa khu xử lý thải của trại chăn nuôi với bên ngoài
Nước thải ngấm qua bờ đất ngăn cách giữa khu xử lý thải của trại chăn nuôi với bên ngoài
Ông Nguyễn Đình Quyền – Phó Chủ tịch UBND xã Nam Hưng - cho hay, trước đây, khi mới đi vào hoạt động, phía trại chăn nuôi sử dụng nước trong hồ xử lý thải bơm trực tiếp lên khu rừng thuộc sự quản lý của công ty khiến cây cối bị “cháy’’. UBND xã đã trực tiếp kiểm tra và yêu cầu phía trại chăn nuôi không được bơm nước phân nên tưới cây vì lo sợ chất bẩn thẩm thấu xuống nguồn nước ngầm của người dân.
“UBND xã cách trại chăn nuôi của Công ty THNN Đại Thành Lộc phải đến hơn 2km nhưng vẫn ngửi thấy mùi hôi thối của phân lợn. Trước khi chưa có trại chăn nuôi lợn giống này thì hồ Tràng Đen là nơi cung cấp nước sinh hoạt (tắm, giặt) cho 300 hộ dân và phục vụ nguồn nước tưới tiêu cho đồng ruộng của 4 xóm thuộc xã Nam Hưng. Nhưng khi trại chăn nuôi đi vào hoạt động thì nảy sinh nhiều vấn đề phát sinh. Nước cũng bắt đầu chuyển sang màu xanh, bèo trôi về khu vực phía bên dưới này.
Nước được xả ra môi trường tự nhiên qua các ống nhựa.
Nước được xả ra môi trường tự nhiên qua các ống nhựa.
Nước được xả ra môi trường tự nhiên qua các ống nhựa.
Đoàn của xã, của huyện, của tỉnh cũng đã về kiểm tra mấy lần rồi, cũng đã có văn bản yêu cầu trại chăn nuôi xả thải đúng quy trình, đảm bảo môi trường sống và nguồn nước người dân nơi đây’’, ông Nguyễn Đình Quyền cho biết.
Chuyển những phản ánh của người dân đến ông Nguyễn Hữu Đảm – Giám đốc Công ty TNHH Đại Thành Lộc, qua điện thoại, ông Đảm cho biết: “Hiện tại công ty đã đưa vào vận hành hệ thống nước thải với 7 hồ lắng, 5 giàn lọc và 150m lọc bằng than, đá, sỏi. Lưu lượng nước thải sau khi xử lý đổ ra môi trường là 100m3/ngày đêm. 
Nước được xả ra môi trường tự nhiên qua các ống nhựa.
Đập Tràng Đen - nơi cung cấp nước tưới tiêu và sinh hoạt cho 300 hộ dân thuộc 4 xóm đang đứng trước nguy cơ ô nhiễm do xả thải của trại chăn nuôi lợn.
Nước thải sau xử lý được cơ quan chức năng kiểm nghiệm, phần lớn chỉ tiêu đều đạt loại A, có 2 chỉ tiêu chưa đạt, cao gấp 2-3 lần chỉ tiêu cho phép. Hiện công ty đang xin nâng cấp, hoàn thiện hệ thống xử lý chất thải để đảm bảo nguồn nước thải sau xử lý xả ra môi trường đạt tiêu chuẩn cho phép’’.
Hoàng Lam

Thứ Năm, 9 tháng 4, 2015

Ô nhiễm dioxin từ nhà máy xử lý rác thải

Lần đầu tiên, một nghiên cứu tại nhiều nhà máy xử lý rác thải ở Việt Nam đã đưa ra cảnh báo đáng lo ngại: Hàng loạt nhà máy xử lý rác thải có hàm lượng dioxin trong khí thải và nước thải vượt nhiều lần mức cho phép, thậm chí có nhà máy xử lý rác thải có hàm lượng dioxin trong nước thải cao gấp 5.000 lần mức cho phép.
a
Việc đốt rác thải y tế là một trong những nguồn phát thải dioxin. Ảnh: Gia Lai online.

Vượt từ vài lần đến 5.000 lần
Nghiên cứu được thực hiện bởi dự án "Xử lý dioxin tại các vùng ô nhiễm nặng ở Việt Nam", cơ quan chủ trì Bộ Tài nguyên và Môi trường, chủ dự án là Văn phòng Ban Chỉ đạo quốc gia khắc phục hậu quả chất da cam/dioxin ở Việt Nam (văn phòng 33). Kết quả nghiên cứu được trình bày ở báo cáo hiện trạng ô nhiễm dioxin trong môi trường Việt Nam xuất bản tháng 11/2014.
"Ở báo cáo này, lần đầu Việt Nam thừa nhận ngoài dioxin có nguồn gốc chiến tranh còn có dioxin phát thải từ hoạt động công nghiệp", ông Lê Kế Sơn, Giám đốc dự án, nguyên Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Môi trường, Bộ Tài nguyên và Môi trường nói.
Trong đó, hoạt động thiêu đốt rác thải gồm các lò đốt rác thải công nghiệp, lò đốt xử lý rác thải y tế là hoạt động phát sinh dioxin nhiều nhất, thể hiện qua hàm lượng dioxin và hợp chất có độc tính giống dioxin (gọi tắt là DRCs) trong khí thải và nước thải của các nhà máy này. Hàm lượng dùng để đo nồng độ DRCs là Hàm lượng TEQ.
Tại Hà Nội, nhóm nghiên cứu của dự án lấy ba mẫu khí thải của một lò đốt rác thải công nghiệp và bốn mẫu khí thải của một lò đốt công nghiệp và y tế. Kết quả 3/7 mẫu khí thải có nồng độ DRCs vượt mức cho phép theo QCVN 30:2012 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về lò đốt công nghiệp.
Mẫu cao nhất có hàm lượng TEQ 9800 pg/Nm3, vượt 16 lần mức cho phép (600 pg/Nm3). Ở TPHCM, ba mẫu khí thải của một lò đốt rác công nghiệp và sinh hoạt và ba mẫu của một trạm xử lý chất thải nguy hại được phân tích, trong đó một mẫu xấp xỉ nồng độ cho phép, một mẫu vượt nồng độ cho phép khoảng năm lần.
Cá biệt ở Hải Dương trong số ba mẫu khí thải được phân tích của một lò đốt rác thải công nghiệp và một lò đốt rác thải bệnh viện thì có hai mẫu (đều của lò đốt rác thải công nghiệp) có hàm lượng TEQ vượt mức cho phép hàng chục lần, mẫu cao nhất lên tới 46.800 pg/Nm3, vượt 81 lần.
Như vậy, trong số 18 mẫu khí thải của các nhà máy xử lý rác thải công nghiệp, rác thải đô thị, y tế đều có chứa DRCs. Trong đó 7/18 mẫu có nồng độ vượt quy chuẩn cho phép từ vài lần đến hàng chục lần.
Bên cạnh khí thải, nước thải của các cơ sở xử lý rác thải cũng chứa hàm lượng DRCs cao gấp nhiều lần mức cho phép, nhất là ở TPHCM, có 9/15 mẫu nước thải vượt ngưỡng cho phép từ vài chục, vài trăm đến vài nghìn lần. Việt Nam chưa có QCVN về nồng độ DRCs trong nước thải.
Tuy nhiên nếu áp theo Luật dioxin và tiêu chuẩn phát thải của Nhật Bản là 10 pg/Nm3 thì ở Hà Nội có hai trong số năm mẫu nước thải vượt tiêu chuẩn, một mẫu vượt khoảng 5 lần, một mẫu vượt xấp xỉ 23 lần.
Tại Hải Dương bốn mẫu nước thải của hai công ty xử lý môi trường ở thành phố Hải Dương và huyện Thanh Hà đều có nồng độ vượt mức từ 3 đến 129 lần. Riêng ở TPHCM, trong số năm mẫu lấy từ hai trạm xử lý chất thải nguy hại và một công ty môi trường thì có ba mẫu vượt mức, trong đó một mẫu vượt tới 5.000 lần.
Lo ngại ảnh hưởng sức khỏe
Theo các chuyên gia, nồng độ DRCs cao bất thường trong mẫu khí thải của các nhà máy xử lý nước thải cho thấy đây là hoạt động phát thải chủ yếu dioxin và các hợp chất có độc tính giống dioxin vào môi trường. Nguồn nước thải của các cơ sở xử lý rác thải là một nguồn phát thải dioxin đáng quan tâm. Vì vậy, môi trường xung quanh khu vực lò đốt rác thải có nguy cơ nhiễm dioxin cao.
Hai con đường tác động lớn nhất của dioxin đến sức khỏe là khí thở và thức ăn. Việc khí thải có chứa dioxin ra môi trường có thể ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của người và các loài sinh vật trong khi việc xả trực tiếp nguồn nước thải nhiễm dioxin ra môi trường mang lại những nguy cơ ô nhiễm dioxin trong nhiều đối tượng như đất, nước, trầm tích, sinh vật. Từ đó thông qua chuỗi thức ăn đến với con người.
Dioxin là một trong những hợp chất độc nhất mà con người biết đến, có khả năng gây ảnh hưởng ở cả các liều tiếp xúc rất nhỏ và ảnh hưởng kéo dài từ thế hệ này qua thế hệ khác, thuộc nhóm độc loại một có khả năng gây ung thư cho con người như ung thư phổi, phế quản, ung thư tuyến tiền liệt và các bệnh về di truyền. Dioxin có tính bền vững, khó phân hủy và tính lan truyền xa trong môi trường.
Dioxin công nghiệp không độc bằngdioxin trong chiến tranh

Trong số các đồng phân của dioxin và hợp chất có độc tính giống dioxin thì chất 2,3,7,8-TCDD là chất độc nhất, có khả năng gây ra nhiều bệnh ung thư, di truyền cho con người. Theo một chuyên gia, hàm lượng chất độc nhất này trong chất độc da cam mà chiến tranh để lại là rất cao (có thể tới 80%) trong khi các mẫu nước thải, khí thải của cơ sở xử lý nước thải đã được phân tích, tỷ lệ chất 2,3,7,8-TCDD có hàm lượng rất nhỏ.
Theo Nguyễn Hoài - Tiền Phong

Ô nhiễm dioxin từ nhà máy xử lý rác thải

Lần đầu tiên, một nghiên cứu tại nhiều nhà máy xử lý rác thải ở Việt Nam đã đưa ra cảnh báo đáng lo ngại: Hàng loạt nhà máy xử lý rác thải có hàm lượng dioxin trong khí thải và nước thải vượt nhiều lần mức cho phép, thậm chí có nhà máy xử lý rác thải có hàm lượng dioxin trong nước thải cao gấp 5.000 lần mức cho phép.
a
Việc đốt rác thải y tế là một trong những nguồn phát thải dioxin. Ảnh: Gia Lai online.

Vượt từ vài lần đến 5.000 lần
Nghiên cứu được thực hiện bởi dự án "Xử lý dioxin tại các vùng ô nhiễm nặng ở Việt Nam", cơ quan chủ trì Bộ Tài nguyên và Môi trường, chủ dự án là Văn phòng Ban Chỉ đạo quốc gia khắc phục hậu quả chất da cam/dioxin ở Việt Nam (văn phòng 33). Kết quả nghiên cứu được trình bày ở báo cáo hiện trạng ô nhiễm dioxin trong môi trường Việt Nam xuất bản tháng 11/2014.
"Ở báo cáo này, lần đầu Việt Nam thừa nhận ngoài dioxin có nguồn gốc chiến tranh còn có dioxin phát thải từ hoạt động công nghiệp", ông Lê Kế Sơn, Giám đốc dự án, nguyên Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Môi trường, Bộ Tài nguyên và Môi trường nói.
Trong đó, hoạt động thiêu đốt rác thải gồm các lò đốt rác thải công nghiệp, lò đốt xử lý rác thải y tế là hoạt động phát sinh dioxin nhiều nhất, thể hiện qua hàm lượng dioxin và hợp chất có độc tính giống dioxin (gọi tắt là DRCs) trong khí thải và nước thải của các nhà máy này. Hàm lượng dùng để đo nồng độ DRCs là Hàm lượng TEQ.
Tại Hà Nội, nhóm nghiên cứu của dự án lấy ba mẫu khí thải của một lò đốt rác thải công nghiệp và bốn mẫu khí thải của một lò đốt công nghiệp và y tế. Kết quả 3/7 mẫu khí thải có nồng độ DRCs vượt mức cho phép theo QCVN 30:2012 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về lò đốt công nghiệp.
Mẫu cao nhất có hàm lượng TEQ 9800 pg/Nm3, vượt 16 lần mức cho phép (600 pg/Nm3). Ở TPHCM, ba mẫu khí thải của một lò đốt rác công nghiệp và sinh hoạt và ba mẫu của một trạm xử lý chất thải nguy hại được phân tích, trong đó một mẫu xấp xỉ nồng độ cho phép, một mẫu vượt nồng độ cho phép khoảng năm lần.
Cá biệt ở Hải Dương trong số ba mẫu khí thải được phân tích của một lò đốt rác thải công nghiệp và một lò đốt rác thải bệnh viện thì có hai mẫu (đều của lò đốt rác thải công nghiệp) có hàm lượng TEQ vượt mức cho phép hàng chục lần, mẫu cao nhất lên tới 46.800 pg/Nm3, vượt 81 lần.
Như vậy, trong số 18 mẫu khí thải của các nhà máy xử lý rác thải công nghiệp, rác thải đô thị, y tế đều có chứa DRCs. Trong đó 7/18 mẫu có nồng độ vượt quy chuẩn cho phép từ vài lần đến hàng chục lần.
Bên cạnh khí thải, nước thải của các cơ sở xử lý rác thải cũng chứa hàm lượng DRCs cao gấp nhiều lần mức cho phép, nhất là ở TPHCM, có 9/15 mẫu nước thải vượt ngưỡng cho phép từ vài chục, vài trăm đến vài nghìn lần. Việt Nam chưa có QCVN về nồng độ DRCs trong nước thải.
Tuy nhiên nếu áp theo Luật dioxin và tiêu chuẩn phát thải của Nhật Bản là 10 pg/Nm3 thì ở Hà Nội có hai trong số năm mẫu nước thải vượt tiêu chuẩn, một mẫu vượt khoảng 5 lần, một mẫu vượt xấp xỉ 23 lần.
Tại Hải Dương bốn mẫu nước thải của hai công ty xử lý môi trường ở thành phố Hải Dương và huyện Thanh Hà đều có nồng độ vượt mức từ 3 đến 129 lần. Riêng ở TPHCM, trong số năm mẫu lấy từ hai trạm xử lý chất thải nguy hại và một công ty môi trường thì có ba mẫu vượt mức, trong đó một mẫu vượt tới 5.000 lần.
Lo ngại ảnh hưởng sức khỏe
Theo các chuyên gia, nồng độ DRCs cao bất thường trong mẫu khí thải của các nhà máy xử lý nước thải cho thấy đây là hoạt động phát thải chủ yếu dioxin và các hợp chất có độc tính giống dioxin vào môi trường. Nguồn nước thải của các cơ sở xử lý rác thải là một nguồn phát thải dioxin đáng quan tâm. Vì vậy, môi trường xung quanh khu vực lò đốt rác thải có nguy cơ nhiễm dioxin cao.
Hai con đường tác động lớn nhất của dioxin đến sức khỏe là khí thở và thức ăn. Việc khí thải có chứa dioxin ra môi trường có thể ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của người và các loài sinh vật trong khi việc xả trực tiếp nguồn nước thải nhiễm dioxin ra môi trường mang lại những nguy cơ ô nhiễm dioxin trong nhiều đối tượng như đất, nước, trầm tích, sinh vật. Từ đó thông qua chuỗi thức ăn đến với con người.
Dioxin là một trong những hợp chất độc nhất mà con người biết đến, có khả năng gây ảnh hưởng ở cả các liều tiếp xúc rất nhỏ và ảnh hưởng kéo dài từ thế hệ này qua thế hệ khác, thuộc nhóm độc loại một có khả năng gây ung thư cho con người như ung thư phổi, phế quản, ung thư tuyến tiền liệt và các bệnh về di truyền. Dioxin có tính bền vững, khó phân hủy và tính lan truyền xa trong môi trường.
Dioxin công nghiệp không độc bằngdioxin trong chiến tranh

Trong số các đồng phân của dioxin và hợp chất có độc tính giống dioxin thì chất 2,3,7,8-TCDD là chất độc nhất, có khả năng gây ra nhiều bệnh ung thư, di truyền cho con người. Theo một chuyên gia, hàm lượng chất độc nhất này trong chất độc da cam mà chiến tranh để lại là rất cao (có thể tới 80%) trong khi các mẫu nước thải, khí thải của cơ sở xử lý nước thải đã được phân tích, tỷ lệ chất 2,3,7,8-TCDD có hàm lượng rất nhỏ.
Theo Nguyễn Hoài - Tiền Phong