Văn phòng Diện Chẩn Sống Khỏe_ Khu nhà 102 Ngõ 95 Chùa Bộc-Đống Đa-Hà Nội _ ĐT : 0906143408

Hướng dẫn lý thuyết và thực hành cơ bản miễn phí cho những quí vị thực sự yêu thích Diện Chẩn . Hãy gọi cho chúng tôi để biết lịch .

Tư vấn sức khỏe , chẩn bệnh đưa ra phác đồ miễn phí.

Thứ Bảy, 30 tháng 1, 2016

Đào xới vỉa hè gây khó cho dân

“Việc đào xới, thi công vỉa hè đường Hoàng Hoa Thám kéo dài từ đầu tháng 1 tới gần tết làm ảnh hưởng nghiêm trọng tới cuộc sống và việc kinh doanh của bà con” - nhiều người dân sống dọc đường Hoàng Hoa Thám, quận Tân Bình
(TP.HCM) phản ánh với Pháp Luật TP.HCM.
Trong các ngày 27 và 28-1, PV Pháp Luật TP.HCM có mặt tại đường Hoàng Hoa Thám để ghi nhận thực tế. Tại đây, nhiều đoạn vỉa hè đã bị xới tung, gạch, đá lót nền bỏ ngổn ngang. Xà bần vương vãi tràn xuống cả mặt đường gây cản trở giao thông. Đơn vị thi công còn đào nhiều hố rộng, sâu để thi công bó vỉa nhưng không hề có bảng cảnh báo nguy hiểm hay rào chắn theo đúng quy định. Đã có trường hợp người chạy xe máy bị rơi xuống hố gây thương tích.
Việc thi công cỏn khiến tình trạng ùn tắc giao thông tại đường Hoàng Hoa Thám trở nên phức tạp. Trong các giờ cao điểm, đoạn đường giao với đường Cộng Hòa luôn ùn ứ nặng. Người đi xe máy phải nhích từng chút, một bên là dòng ô tô, một bên là hố sâu hoặc đất đá ngổn ngang.

Những hố như thế này dễ khiến người đi xe máy sụp bẫy. Ảnh: H.TRÂM

Cát đổ thành đống to nằm nhiều ngày trước một quán phở, tràn cả xuống lòng đường. Ảnh: H.TRÂM
Đáng nói hơn cả là việc thi công vỉa hè vào thời điểm gần tết đã khiến hoạt động kinh doanh của nhiều hộ dân ảnh hưởng nặng. Chị Nguyễn Thanh Mai, kinh doanh quần áo, cho biết: “Vỉa hè trước cửa hàng tôi bị đào xới cả tuần nay khiến khách không thể nào dừng đỗ xe. Một số khách quen muốn vào cửa hàng phải để xe dưới lòng đường thì lại gây cản trở giao thông. Nhiều khách muốn vào cửa hàng nhưng thấy ngại quá nên bỏ đi luôn. Đã vậy bụi bặm còn bay mịt mù, quần áo tôi không dám trưng bày bên ngoài nữa. Cả tháng nay chỉ bán được có vài triệu đồng!”.
Chị Trần Thị Nga, bán nước giải khát tại nhà, chia sẻ thêm: “Tôi bán nước giải khát, bán nước dừa cho khách qua đường. Nhưng người ta đào đường kiểu này khiến bụi bặm mịt mù, chả ai còn muốn ghé vô mua nước nữa. Gần một tháng nay tôi chả buôn bán gì được”.
Ngày 29-1, trao đổi qua điện thoại, ông Nguyễn Vĩnh Ninh, Giám đốc Khu Quản lý Giao thông đô thị số 1 (Sở GTVT), chủ đầu tư công trình, cho biết: “Sau khi tiếp nhận phản ánh của người dân, tôi sẽ cho kiểm tra ngay hiện trường. Nếu đúng việc thi công làm ảnh hưởng cuộc sống bà con, chúng tôi sẽ xử lý đơn vị liên quan”.

Cũng theo ông Ninh, trên địa bàn TP cũng còn một số khu vực đang thi công vỉa hè vào dịp cuối năm. Những công trình này thuộc danh mục phải thực hiện trong năm 2015 nên phải gấp rút làm và sẽ hoàn thành trước tết Nguyên đán.





Bảo vệ cây trồng khi thời tiết rét đậm, rét hại

Theo dự báo của Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Trung ương, trong tháng Tết (2/2016) có khả năng xảy ra khoảng 3 - 4 đợt không khí lạnh gây rét đậm tại các tỉnh miền Bắc và ảnh hưởng tới diện tích mạ, lúa mới cấy và các cây trồng khác.

Ông Ma Quang Trung (ảnh), Cục trưởng Cục Trồng trọt, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã chia sẻ về các giải pháp bảo vệ cây trồng trong điều kiện thời tiết giá rét.

Xin ông cho biết, bà con cần lưu ý gì khi chăm sóc và bảo vệ cây trồng trong điều kiện thời tiết rét đậm, rét hại?

Ở khu vực đồng bằng Bắc Bộ, hiện nay bà con đã gieo cấy lúa xuân sớm đạt khoảng 11.000 đến 13.000 ha. Bà con cũng đang gieo mạ xuân chính vụ và sau lập xuân thì sẽ bắt đầu gieo mạ xuân muộn. Lúa mới cấy hiện nay có nơi đã bắt đầu vào giai đoạn đẻ nhánh. Thời tiết rét đậm, rét hại khiến nhiều loại cây trồng rất dễ bị thiệt hại. Với cây lúa, dưới 13oC sẽ dừng sinh trưởng, đặc biệt dưới 7oC thì diện tích mới cấy hoặc mạ non quá có khả năng sẽ chết rất nhiều.

Theo chỉ dẫn của ngành nông nghiệp, toàn bộ cây con vụ xuân năm 2016 được nông dân tỉnh Thái Bình thực hiện che phủ bằng vòm ni lông để giữ ấm cho cây sinh trưởng.Ảnh: Xuân Tiến- TTXVN
Chúng tôi khuyến cáo bà con nông dân, đối với diện tích đã cấy thì phải giữ nước trên ruộng cho ấm chân mạ, tuyệt đối không bón phân đạm. Đối với diện tích mạ non từ 2 đến 4 lá thì cũng phải giữ nước, bón tro bếp và phủ ni lông để hạn chế nhiệt độ lạnh. Bên cạnh đó, bà con tích cực chuẩn bị giống ngắn ngày để gieo vào tiết Lập xuân, bởi khung thời vụ còn rất dài. Nếu đợt này mạ chết, bà con có thể thay thế bằng các giống lúa ngắn ngày gieo để sau Tết cấy.


Vậy với khu vực miền núi, bà con cần lưu ý những gì, thưa ông?
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã có công điện chỉ đạo các địa phương phòng chống rét đậm, rét hại và các địa phương đang rất quyết liệt vận động nông dân chống rét cho trâu bò, gia súc, các loại cây trồng. Đối với cây trồng ở miền núi bà con phải khẩn trương thu hoạch những loại cây rau màu chuẩn bị đến thời điểm thu hoạch hoặc sắp thu hoạch vì nếu để băng tuyết vùi kín thì cây sẽ héo từ đó sẽ hư hỏng nên phải thu hoạch rất nhanh. Đối với những nơi băng tuyết ít hơn thì có thể dùng sào gạt để băng tuyết không bám trên lá của rau màu giảm bị hỏng lá và tiếp tục chăm sóc để cây sinh trưởng vượt qua thời tiết khắc nghiệt hiện nay. Đối với cây ăn quả cần phải gạt, rung cây để băng tuyết rơi xuống, băng tuyết bám nhiều quá sẽ gãy cành và không thu hoạch được.


Xin ông cho biết những thiệt hại của người dân trong đợt rét vừa qua?
Đợt rét vừa qua có cường độ rất mạnh, rét sâu nên ảnh hưởng nhiều tới cây trồng vật nuôi. Theo thống kê chưa đầy đủ, đã có khoảng 6.000 ha lúa, 81 ha mạ, 4.673 ha rau màu bị thiệt hại do rét. Nếu thống kê đầy đủ và rét kéo dài thêm thời gian nữa thì có thể có hàng nghìn ha các loại rau màu bị thiệt hại, hàng trăm ha cây dược liệu, rất nhiều diện tích cây ăn quả, thậm chí cây lâm nghiệp gãy đổ do băng tuyết bám vào cành cây. Thiệt hại đến thời điểm này khoảng 10 tỉ đồng, nhưng nếu rét kéo dài nữa chắc chắn không dưới 20 - 30 tỉ đồng.

Xin cảm ơn ông! 




Đợt rét kỷ lục tàn phá miền Bắc: Chính phủ làm gì giúp dân?

Lãnh đạo Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đã thông tin về các biện pháp hỗ trợ người dân các tỉnh chịu thiệt hại trong đợt rét kỷ lục vừa qua.

Vừa qua, toàn miền Bắc đã xảy ra đợt rét lịch sử gây ra thiệt hại lớn cho người dân. Vì vậy, dư luận rất quan tâm đến các biện pháp của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để hỗ trợ người dân trước các thiệt hại.
Miền Bắc thiệt hại lớn sau trận rét lịch sử
Miền Bắc thiệt hại lớn sau trận rét lịch sử 

Trả lời vấn đề này trong buổi họp báo Chính phủ chiều 29/1, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Lê Quốc Doanh cho biết  vừa qua nước ta chịu đợt rét kỷ lục, nhiệt độ xuống nhanh, thiệt hại lớn cho các tỉnh.

Cập nhật số gia súc chết là 9.000 con, gia cầm trên 43.000 con, cây trồng thiệt hại trên 27.000 ha. Trước tình hình đó, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đã có nhiều đoàn công tác đi các địa phương hướng dẫn bà con có biện pháp bảo vệ gia súc , gia cầm, cây trồng hiệu quả hơn.

Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đã tập hợp tình hình thiệt hại, có 14 tỉnh. Bộ trưởng Cao Đức Phát đã báo cáo tình hình và đề nghị Chính phủ hỗ trợ giải quyết thiệt hại, theo Quyết định 142 và Quyết định 49. 

"Nhưng trước mắt, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đề nghị các địa phương tạm ứng ngân sách, khẩn trương hỗ trợ các gia đình bị thiệt hại, sau đó sẽ áp dụng các Quyết định số 142 và 49", ông Doanh thông tin.

Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn cũng đề nghị ngân hàng hoãn, giãn nợ cho vay với các hộ có trâu bò chết trong đợt rét vừa qua, tạo điều kiện để bà con chống đợt rét, khôi phục sớm nhất việc ổn định sản xuất.
Nguyên nhân của đợt rét kỷ lục tại Việt Nam





Đêm 31/1, không khí lạnh tăng cường ảnh hưởng miền Bắc


Một khối khí lạnh đang tiếp tục di chuyển xuống phía Nam và sẽ ảnh hưởng đến các tỉnh miền Bắc nước ta từ đêm 31/1, gây mưa rải rác, nhiệt độ giảm, trời rét đậm.

Người dân mặc áo mưa để tránh gió rét. Ảnh: Hà My – TTXVN phát.
Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Trung ương, hiện nay bộ phận không khí lạnh vẫn đang tiếp tục di chuyển xuống phía Nam và sẽ ảnh hưởng đến các tỉnh miền Bắc nước ta, gây ra đợt rét đậm mới trước Tết nguyên đán. Dự báo đến đêm 31/1, khối khí lạnh này sẽ ảnh hưởng đến các tỉnh vùng núi phía bắc và khu đông bắc Bắc bộ, sau đó sẽ lan rộng đến các nơi khác ở Bắc bộ, bắc và trung Trung bộ.

Do ảnh hưởng của đợt không khí lạnh tăng cường, từ đêm 31/1, Bắc bộ có mưa, mưa nhỏ; khu vực bắc và trung Trung bộ từ đêm 1/2 có mưa, mưa rào.

Trên đất liền, gió chuyển hướng đông bắc cấp 3, vùng ven biển cấp 4, cấp 5. Ở các tỉnh Bắc bộ và bắc Trung bộ từ ngày 2 đến 7/2 sẽ xuất hiện đợt rét đậm mới với nền nhiệt độ trung bình trên dưới 15 độ C, rét hại với nhiệt độ trung bình trên dưới 13 độ C. Dự báo trong đợt rét đậm, rét hại này, nhiệt độ thấp nhất ở vùng đồng bằng và trung du Bắc bộ phổ biến khoảng 10 - 12 độ C, vùng núi từ 4 - 7 độ C.

Trong hai ngày 2 và 3/2, có khả năng vùng núi cao sẽ xuất hiện băng giá, mưa tuyết gây hại, nhiệt độ thấp nhất có thể xuống 2 - 3 độ C, cấp độ rủi ro thiên tai cấp 1.

Dự báo thời tiết các khu vực ngày 30/1: Phía tây Bắc bộ có mưa vài nơi, riêng khu Tây Bắc trưa chiều giảm mây trời nắng. Trời rét. Nhiệt độ thấp nhất 11 - 14 độ C, có nơi dưới 10 độ C. Nhiệt độ cao nhất 17 - 20 độ C, khu Tây Bắc 23 - 26 độ C. Phía Đông Bắc bộ và Thủ đô Hà Nội có mưa và mưa nhỏ rải rác, sau có mưa vài nơi. Trời rét. Nhiệt độ thấp nhất 13 - 16 độ C, vùng núi có nơi dưới 12 độ C. Nhiệt độ cao nhất 16 - 19 độ C, vùng núi có nơi trên 20 độ C.

Các tỉnh từ Thanh Hóa đến Thừa Thiên Huế có mưa rải rác, phía Bắc trời rét. Nhiệt độ thấp nhất 14 - 17 độ C. Nhiệt độ cao nhất 17 - 20 độ C, phía Nam 21 - 23 độ C. Đà Nẵng đến Bình Thuận có mưa rào vài nơi. Nhiệt độ thấp nhất 22 - 25 độ C. Nhiệt độ cao nhất 26 - 29 độ C, phía Nam 30 - 32 độ C.

Khu vực Tây Nguyên không mưa. Nhiệt độ thấp nhất 19 - 22 độ C. Nhiệt độ cao nhất 28 - 31 độ C. Nam bộ ngày nắng, đêm không mưa. Nhiệt độ thấp nhất 23 - 26 độ C. Nhiệt độ cao nhất 31 - 34 độ C.




Sạt lở núi đá vào nửa đêm, 3 người bị vùi lấp


Lúc 0h hôm nay (30/1), tại khu vực hòn Cống Đỏ trên vịnh Bái Tử Long (thuộc xã đảo Bản Sen, huyện Vân Đồn, Quảng Ninh) đã xảy ra vụ tai nạn sạt lở núi đá vùi lấp 3 công nhân thuộc Công ty ngọc trai Taiheiyoshinju-vn.

Sạt lở núi đá vào nửa đêm, 3 người bị vùi lấp - 1
Ảnh minh họa

Theo đó, đất đá sạt đã đổ ụp xuống khu vực lán trại của công ty ngọc trai này vùi lấp 3 người là ông Nguyễn Văn Đình (66 tuổi), Nguyễn Văn Nguyện (33 tuổi, cùng quê Nam Định) và Phạm Văn Đôn (20 tuổi, trú huyện Vân Đồn). Cơ quan chức năng đã điều động phương tiện, máy móc, nhân lực đến hiện trường để tiến hành công tác cứu nạn, tìm kiếm các nạn nhân.
Ông Đặng Huy Hậu, Phó chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh, cho biết ông đã yêu cầu Tập đoàn Than khoáng sản Việt Nam, lực lượng vũ trang cùng địa phương khẩn trương triển khai các phương án cứu nạn, khắc phục sự cố, đồng thời điều tra làm rõ nguyên nhân.




Thứ Sáu, 29 tháng 1, 2016

Dự báo thời tiết ngày 30/1: Hà Nội có mưa, trời rét

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Trung ương, ngày mai 30/1, do ảnh hưởng của không khí lạnh Thủ đô Hà Nội có mưa vài nơi, trời rét.

Thông tin mới nhất từ Trung tâm Dự báo Khí tượng thủy văn Trung ương, khoảng đêm 31/1, không khí lạnh sẽ ảnh hưởng đến các tỉnh vùng núi phía Bắc và khu đông bắc Bắc Bộ, sau đó ảnh hưởng đến các nơi khác ở Bắc Bộ, Bắc và Trung Trung Bộ.         
Do ảnh hưởng của không khí lạnh tăng cường, từ đêm 31/1, Bắc Bộ có mưa và mưa nhỏ; các tỉnh Bắc và Trung Trung Bộ từ đêm 01/2 có mưa, mưa rào. Gió Đông Bắc trong đất liền mạnh lên cấp 3, vùng ven biển cấp 4-5.         
Từ ngày 1/2, vịnh Bắc Bộ và vùng biển ngoài khơi Trung Bộ gió Đông Bắc mạnh cấp 6, giật cấp 7-8; biển động. Khu vực Bắc và giữa Biển Đông (bao gồm cả vùng biển quần đảo Hoàng Sa) có gió Đông Bắc mạnh cấp 6-7, giật cấp 8-9; biển động mạnh. Sóng biển cao từ 2-4m. Cấp độ rủi ro thiên tai: cấp 1.        
Các tỉnh Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ từ ngày 2/2 đến 7/2 xuất hiện rét đậm (nhiệt độ trung bình ngày ≤ 15 độ), rét hại (nhiệt độ trung bình ngày ≤ 13 độ) trên diện rộng.
Nhiệt độ thấp nhất trong đợt rét đậm, rét hại này ở vùng đồng bằng và trung du Bắc Bộ khoảng 10-12 độ, vùng núi khoảng 4-7 độ. Trong các ngày 2/2 và 3/2, vùng núi cao có khả năng xuất hiện băng giá, nhiệt độ thấp nhất có thể xuống 2-3 độ. Cấp độ rủi ro thiên tai: cấp 1.
Ngày mai 30/1, nhiệt độ các tỉnh miền Bắc có xu hướng giảm, mưa vài nơi, trời rét.
Ngày mai 30/1, nhiệt độ các tỉnh miền Bắc có xu hướng giảm, mưa vài nơi, trời rét.
Dự báo thời tiết các khu vực trong cả nước ngày 30/1:
Phía Tây Bắc Bộ
Nhiều mây, có mưa rào vài nơi; trưa chiều giảm mây trời nắng. Gió nhẹ. Trời rét.
Nhiệt độ thấp nhất từ: 11 - 14 độ, có nơi dưới 10oC
Nhiệt độ cao nhất từ: 19 - 22 độ, riêng khu Tây Bắc cao nhất 23 – 22oC
Phía Đông Bắc Bộ
Nhiều mây, có mưa vài nơi. Gió đông bắc cấp 2-3. Trời rét.
Nhiệt độ thấp nhất từ: 13 - 16 độ; vùng núi có nơi dưới 12oC
Nhiệt độ cao nhất từ: 16 - 19 độ; vùng núi có nơi trên 20oC
Thanh Hóa - Thừa Thiên Huế
Nhiều mây, có mưa vài nơi. Riêng phía bắc ngày mai có mưa rải rác, gió nhẹ. Ngày mai có gió bắc đến tây bắc cấp 2 - 3. Phía bắc trời rét.
Nhiệt độ thấp nhất từ:  14 - 17oC
Nhiệt độ cao nhất từ: 18 - 21oC, phía Nam có nơi 23 - 25 oC
Đà Nẵng đến Bình Thuận
Mây thay đổi, có mưa rào vài nơi. Gió đông bắc đến đông cấp 2 – 3.
Nhiệt độ thấp nhất từ: 22 - 25oC
Nhiệt độ cao nhất từ: 26 - 29 độ; phía Nam 30 - 32oC
Tây Nguyên
Mây thay đổi, đêm không mưa, ngày nắng. Gió đông bắc đến đông cấp 2 – 3.
Nhiệt độ thấp nhất từ: 19 - 22oC
Nhiệt độ cao nhất từ: 28 - 31oC
Nam Bộ
Mây thay đổi, đêm không mưa, ngày nắng. Gió đông bắc đến đông cấp 2 – 3. 
Nhiệt độ thấp nhất từ: 23 - 26oC
Nhiệt độ cao nhất từ: 31 - 34oC
Hà Nội
Nhiều mây, có mưa vài nơi. Gió đông bắc cấp 2 - 3. Trời rét.
Nhiệt độ thấp nhất từ: 14 - 17oC
Nhiệt độ cao nhất từ: 16 - 19oC




Hơn 50.000 gia súc, gia cầm chết trong đợt rét kỷ lục

Hơn 9.000 gia súc, hơn 43.000 gia cầm chết và 27.000 ha cây trồng bị thiệt hại trong đợt rét kỷ lục vừa qua.

trau_chet1
Tổng số có hơn 50.000 gia súc, gia cầm đã chết trong đợt rét kỷ lục vừa qua
Tại cuộc họp báo thường kỳ Chính phủ tháng 1/2016 được tổ chức vào chiều 29/1, nhiều báo chí đặt câu hỏi về thiệt hại của các địa phương trong đợt rét kỷ lục vừa qua. Điều được báo giới đặc biệt quan tâm là người dân tại các địa phương chịu thiệt hại sẽ được hỗ trợ như thế nào.
Giải đáp những thắc mắc của báo chí, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp & phát triển nông thôn Lê Quốc Doanh cho biết, những ngày qua là những ngày rét đậm, rét hại với nền nhiệt độ xuống sâu và nhanh. Theo Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp & phát triển nông thôn, đây là đợt rét kỷ lục và gây thiệt hại rất lớn cho bà con nông dân ở  các địa phương, đặc biệt là các địa phương ở vùng núi phía Bắc.
Thứ trưởng Lê Quốc Doanh cho hay, theo thống kê ban đầu, tổng số gia súc chết trong đợt rét đậm, rét hại vừa qua là hơn 9.000 con gia súc (có thể dao động vì chưa thống kê hết), số gia cầm chết là hơn 43.000 con và hơn 27.000 ha cây trồng bị thiệt hại.
Nhằm hạn chế thiệt hại, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp & phát triển nông thôn cho biết trong những ngày qua, nhiều đoàn công tác của Bộ đã đến các địa phương để hướng dẫn bà con nông dân ở các địa phương cách bảo vệ gia súc, gia cầm, cây trồng sao cho giảm thiểu thiệt hại.
“Chúng tôi tổng hợp 14 tỉnh có thiệt hại. Bộ trưởng Cao Đức Phát cũng đã báo cáo Chính phủ, đề nghị mức hỗ trợ cho người dân bị thiệt hại do thiên tai theo quy định của pháp luật. Trước mắt, các địa phương sẽ tạm ứng ngân sách để hỗ trợ cho người dân. Chúng tôi cũng kiến nghị các ngân hàng giãn nợ cho các hộ vay ngân hàng, nhất là những hộ có gia súc, gia cầm chết. Bên cạnh đó, các đoàn công tác của Bộ sẽ tiếp tục tới các địa phương để hỗ trợ bà con khôi phục sản xuất” – Thứ trưởng Lê Quốc Doanh nói.




Rác lềnh bềnh trên công viên cảng Bạch Đằng

Trước cổng số 3 khu Công viên cảng du lịch Bạch Đằng (quận 1, TP.HCM, đối diện phố đi bộ Nguyễn Huệ) luôn có nhiều rác thải dạt về đây và mắc kẹt tại bến đợi tàu du lịch.
Hình ảnh này xuất hiện thường xuyên và gây khó chịu cho mọi người, nhất là du khách nước ngoài.

Hình ảnh rác nổi lềnh bềnh thường thấy ở Công viên Bạch Đằng. Ảnh: MINH THANH
Rất mong cơ quan chức năng có biện pháp ngăn chặn rác trôi dạt về đây, thường xuyên tổ chức thu gom, vớt sạch khi có rác mắc kẹt nơi này. Ngoài ra, người dân cũng cần có ý thức giữ gìn, không vứt rác bừa bãi xuống sông, tạo nên cảnh xấu xí cho TP.




Giải pháp cho tình trạng nước biển dâng cao tại Đức

Hamburg, Đức là một trong nhiều thành phố trên thế giới bị đe dọa bởi nước biển dâng cao, nhưng sự phát triển của thành phố sinh thái HafenCity có thể là một phần của giải pháp cho tình trạng này.

HafenCity của Hamburg là mô hình mới cho phát triển bền vững
Hòn đảo nằm vỏn vẹn 4,5 - 5 m trên mực nước biển, nhưng thay vì từ bỏ khu vực và di chuyển vào bên trong, thành phố đã phát triển HafenCity vào một mô hình phát triển bền vững cho khoảng 2.000 cư dân. Ấn tượng hơn nữa là những giải pháp đơn giản của nó để đối phó với lũ lụt hàng năm và các tác động của biến đổi khí hậu.
Diện tích sử dụng của HafenCity là khu một cảng công nghiệp, nhưng bây giờ là nơi sinh sống của hàng ngàn người với toàn bộ căn hộ đều sử dụng năng lượng mặt trời. Ngoài ra, “trung tâm thành phố mới” của Hamburg còn bao gồm các phương tiện giải trí dành cho du khách và nhiều không gian thương mại.

HafenCity mang đến những giải pháp đơn giản cho vấn đề lũ lụt và tình trạng nước biển dâng
HafenCity có chính sách nghiêm ngặt về những phát triển mới, đòi hỏi phải tuân thủ các tiêu chuẩn vàng hoặc tương đương với tiêu chuẩn LEED Bạch kim. 92% của tổng năng lượng xuất phát từ nguồn tài nguyên tái tạo và chỉ có 25% của vấn đề giao thông đi lại được thực hiện bằng ô tô. Con đường quanh co và những khu vui chơi khuyến khích người dân đi bộ đến những điểm đến của họ, tuy nhiên những phương tiện đi lại như tàu điện ngầm và xe điện cũng có rất nhiều.

HafenCity giúp các cư dân khu vực ven biển an toàn hơn với phương pháp chống lũ của nó
Hamburg là thành phố phải chịu những trận lũ hàng năm, đã khiến cho các tòa nhà ngày càng gần mực nước biển. Thêm vào đó, hiện tượng ấm lên toàn cầu cũng làm cho mối nguy hiểm này phát triển phức tạp hơn. HafenCity đã mang đến những giải pháp đơn giản mà hiệu quả. Những cửa hàng bán lẻ và không gian trưng bày trên đường đi dạo sẽ được chỉ định đóng các cửa ra vào trong thời gian lũ lụt và cư dân có thể ở lại một cách an toàn. Các quan chức thành phố hy vọng “thành phố sinh thái ven biển” HafenCity sẽ là mô hình tiên phong cho việc đem đến những giải pháp hiệu quả và sẽ được áp dụng cho nhiều khu vực khác trên thế giới bị đe dọa bởi mực nước biển dâng cao.




Xin đừng vứt rác để giữ gìn mỹ quan Đà Lạt

Đó là khẩu hiệu được nhắc đi nhắc lại rất nhiều lần, nhưng ý thức mỗi người vẫn chưa được nâng cao. Sự thiếu ý thức của mỗi người làm nên những hình ảnh gây ô nhiễm môi trường.
Xin đừng vứt rác để giữ gìn mỹ quan Đà Lạt
Rác trôi lềnh bềnh một góc hồ Xuân Hương - Ảnh: Uyên Trinh
Đà Lạt là điểm đến thu hút bao lữ khách phương xa với mùa hoa dã quỳ vàng rực cả con đường, hay mùa hoa anh đào, hoa mimosa những ngày cuối đông đầu xuân này cùng nhiều cảnh đẹp, di tích nổi tiếng khác.
Trong đó, hồ Xuân Hương vốn dĩ đã nổi tiếng với vẻ đẹp thơ mộng, bình yên. Giá như không có những hình ảnh ô nhiễm vì rác thì có lẽ hồ Xuân Hương sẽ càng đẹp hơn trong mắt du khách. Những hộp xốp, hộp nhựa, vỏ chai, bao nilông... trôi lềnh bềnh một góc hồ gây mất mỹ quan. 
Nếu mỗi người dân hay mỗi khách du lịch có ý thức hơn trong việc giữ gìn mỹ quan TP Đà Lạt, xứ sở ngàn hoa sẽ còn đẹp hơn trong mắt du khách.