Văn phòng Diện Chẩn Sống Khỏe_ Khu nhà 102 Ngõ 95 Chùa Bộc-Đống Đa-Hà Nội _ ĐT : 0906143408

Hướng dẫn lý thuyết và thực hành cơ bản miễn phí cho những quí vị thực sự yêu thích Diện Chẩn . Hãy gọi cho chúng tôi để biết lịch .

Tư vấn sức khỏe , chẩn bệnh đưa ra phác đồ miễn phí.

Thứ Tư, 4 tháng 11, 2015

Người dân hoang mang khi trâu chết trên đồng vì điện giật

Khoảng 8h ngày 2/11, ông Trần Xuân Mại (SN 1962, trú xã Thạch Vĩnh, huyện Thạch Hà, Hà Tĩnh) đang chăn trâu gần trạm điện bỗng thấy trâu lăn đùng ra chết. Cái chết bất thường của con trâu khiến nhiều người dân hoang mang.

Ông Mại cho biết, khi trâu của ông vừa lội xuống ruộng lúa, cách trạm biến áp của thôn Vĩnh Cát, thuộc quản lý của Điện Lực huyện Thạch Hà, khoảng 3m thì bất ngờ ngã lăn đùng ra. Lúc này đứng trên bờ, cứ ngỡ trâu bị vướng vào sợi dây hoặc trúng gió nên ông Mại xắn quần định lội xuống kiểm tra thì may mắn được người dân ngăn lại, vì nghi ngờ trạm điện rò rỉ điện.
Con trâu của ông Mại khi ngã xuống giãy chân khoảng 3-4 lần thì chết.


Con trâu của gia đình ông Mại bị điện giật chết bên trạm điện
Con trâu của gia đình ông Mại bị điện giật chết bên trạm điện
Sau khi trâu bị điện giật chết, người dân không ai dám lại gần trạm điện, đồng thời gọi điện trình báo lên chính quyền và ngành điện lực.
Nhận được tin báo, nhân viên điện về trạm biến áp cắt điện, người dân mới dám đưa trâu lên bờ.
Chị L.T.T - hàng xóm của ông Mại - hoang mang: “Trạm biến áp này đưa vào sử dụng được gần hai năm rồi, thời gian gần đây có hiện tượng rò điện, đứng gần thấy điện giật nhẹ. Chúng tôi rất lo vì trạm này nằm ngay bên ruộng lúa. Hôm nay con trâu của ông Mại bị điện giật chết nhưng may mắn không có ai cày cấy ở thửa ruộng đó. Chúng tôi mong muốn phía điện lực phải đảm bảo khoảng cách an toàn chứ cứ đặt trạm điện bên ruộng lúa mà không có biển báo hay rào chắn nào thì nguy hiểm lắm”.
Trao đổi với Dân trí về vấn đề trên, ông Nguyễn Thanh Hoa – Giám đốc Điện lực huyện Thạch Hà - cho biết đã nhận được phản ánh và thỏa thuận đền bù cho gia đình 35 triệu đồng, đang chờ xác định xem trạm rò điện như thế nào.


          

Bắc bộ ấm dần, nhiệt độ tăng 3 - 4 độ C

Theo Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn Trung ương, hiện nay, khối không khí lạnh tiếp tục di chuyển xuống phía Nam, nhiễu động gió Đông trên cao tiếp tục duy trì. 
Tại Hà Nội và các tỉnh Bắc bộ trời giảm mây trời nắng, nhiệt độ tăng 3 - 4oC.
Các tỉnh Trung bộ tiếp tục có mưa vừa, mưa to, có nơi mưa rất to và dông. Trong cơn dông cần đề phòng có tố lốc và gió giật mạnh.
nang-am
Bắc bộ ấm dần, nhiệt độ tăng 3 - 4oC - Ảnh minh họa
 
Ở khu vực Bắc Biển Đông (bao gồm cả vùng biển quần đảo Hoàng Sa) và vùng biển từ Quảng Trị đến Quảng Ngãi ngày hôm nay còn có gió đông bắc mạnh cấp 6, có lúc cấp 7, giật cấp 8, đêm gió yếu dần; sóng biển cao 2 - 3m. Biển động. Cấp độ rủi ro thiên tai: cấp 1.
Dự báo chi tiết cho các vùng trên cả nước ngày 3/11:
Phía Tây Bắc bộ: Mây thay đổi, có mưa rào và dông vài nơi. Gió nhẹ. Nhiệt độ thấp nhất 17 - 20, có nơi dưới 17oC. Nhiệt độ cao nhất 25 - 28oC.
Phía Đông Bắc bộ: Nhiều mây, đêm có mưa vài nơi; ngày giảm mây trời nắng. Gió đông bắc cấp 2 - 3. Nhiệt độ thấp nhất 17 - 20 độ, vùng núi có nơi dưới 16oC. Nhiệt độ cao nhất 25 - 28oC.
Thanh Hóa - Thừa Thiên Huế: Nhiều mây, phía bắc có mưa vài nơi; phía nam có mưa, mưa vừa, có nơi mưa to đến rất to và dông. Gió bắc đến tây bắc cấp 2 - 3. Trong cơn dông có khả năng xảy ra tố lốc và gió giật mạnh. Nhiệt độ thấp nhất 19 - 22oC. Nhiệt độ cao nhất 24 - 27oC.
Đà Nẵng đến Bình Thuận: Nhiều mây, có mưa, mưa vừa, có nơi mưa to đến rất to và dông. Gió đông bắc cấp 2 - 3. Trong cơn dông có khả năng xảy ra tố lốc và gió giật mạnh. Nhiệt độ thấp nhất 23 - 26oC. Nhiệt độ cao nhất 26 - 29oC.
Tây Nguyên: Mây thay đổi, đêm có mưa rào rải rác và có nơi có dông, ngày có mưa rào và dông vài nơi. Gió đông bắc cấp 2 - 3. Nhiệt độ thấp nhất: 18 - 21oC. Nhiệt độ cao nhất: 27 - 30oC.
Nam bộ: Mây thay đổi, có mưa rào và dông vài nơi. Gió đông bắc đến đông cấp 2 - 3. Nhiệt độ thấp nhất 23 - 26oC. Nhiệt độ cao nhất 30 - 33oC.
Hà Nội: Nhiều mây, đêm không mưa; ngày giảm mây trời nắng. Gió đông bắc cấp 2 - 3. Nhiệt độ thấp nhất 18 - 21oC. Nhiệt độ cao nhất 25 - 28oC.


          

Hồ nước xuất hiện giữa sa mạc sau một đêm

Một hồ nước rộng lớn bất ngờ xuất hiện sau một đêm trên sa mạc Tunisia vào tháng 8 năm ngoái nhưng các chuyên gia cảnh báo nó khả năng chứa nhiều chất độc hại.


ho-nuoc-xuat-hien-giua-sa-mac-sau-mot-dem
Hồ nước Lac de Gafsa ở Tunisia. Ảnh: Tunisie.
Trên đường trở về nhà sau khi tham dự đám cưới ở phía bắc Tunisia, Mehdi Bilel phát hiện một hồ lớn giữa lòng sa mạc khô cằn, cách thành phố Gafsa khoảng 25 km. Trước đó vài ngày, hồ nước không có ở đó. Hồ nước được đặt tên là "Lac de Gafsa" và nhanh chóng trở thành bãi tắm của nhiều người dân địa phương dưới nhiệt độ ngoài trời lên tới 40 độ C.
Tại thời điểm Mehdi Bilel tìm ra hồ nước vào tháng 8/2014, Tunisia đang trải qua một trận hạn hán, khiến sự xuất hiện đột ngột của hồ nước càng kỳ lạ.
Nguyên nhân hồ nước hình thành vẫn còn là điều bí ẩn. Lời giải thích có khả năng cao nhất là một trận động đất nhẹ đã làm nứt gãy vách đá phía trên mạch nước gầm, khiến hàng triệu mét khối nước tràn lên mặt đất. Hồ nước bao phủ diện tích 10.000 m2 và sâu 10 - 18 m.
ho-nuoc-xuat-hien-giua-sa-mac-sau-mot-dem-1
Nước hồ có thể nhiễm độc và khả năng gây bệnh cao. Ảnh: Tunisie.
Theo Amusing Planet, việc bơi lội ở hồ nước rất nguy hiểm bởi nước hồ có thể chứa phosphate. Khu vực miền nam Tunisia rất giàu phosphate. Sau khi các nhà khoa học tìm thấy hợp chất này trong đất đá ở khu vực vào năm 1886, Gafsa nhanh chóng trở thành trung tâm ngành công nghiệp khai thác mỏ của các nước. 
Hợp chất phosphate được sử dụng để sản xuất phân bón, thuốc trừ sâu, bột giặt, diêm và vũ khí hóa học. Ngoài ra, phosphate còn đi liền với cặn phóng xạ. Do đó, nếu nhiễm độc, nước hồ sẽ có độ phóng xạ cao cũng như các chất gây ung thư.
Hai ngày sau khi Lac de Gafsa xuất hiện, hồ chuyển từ màu xanh dương trong vắt sang màu xanh lá tối sậm do các loại tảo phát triển mạnh, cho thấy dòng nước không được bổ sung, có thể chứa nhiều vi khuẩn và mầm bệnh.
Phòng An toàn Công cộng ở Gafsa đã chính thức cảnh báo người dân địa phương không nên bơi ở hồ nước, nhưng hàng trăm người vẫn đến đây mỗi ngày để tránh hơi nóng của sa mạc.



          

Bom khủng nặng gần 1 tấn nằm dưới cánh đồng

Sáng nay (2/11), lực lượng của Trung tâm hành động khắc phục bom mìn Việt Nam (VBMAC) - Bộ LĐ-TB&XH đóng tại Hà Tĩnh đã đưa quả bom nặng 907 kg lên mặt đất an toàn.

Trước đó, ngày 31/10, Đội tìm kiếm thuộc Trung tâm VBMAC tại Hà Tĩnh phát hiện quả bom này nằm sâu dưới lòng đất ở thôn Nam Mỹ (xã Đồng Lộc, huyện Can Lộc, Hà Tĩnh).
Lực lượng chức năng đã vô hiệu hóa và đưa quả bom lên mặt đất an toàn
Lực lượng chức năng đã vô hiệu hóa và đưa quả bom lên mặt đất an toàn

Sau khi phát hiện, các lực lượng chức năng đã tiến hành di tản dân cư xung quanh khu vực phát hiện quả bom; đồng thời tiến hành đưa qua bom lên khỏi mặt đất để vô hiệu hóa.
Nhưng do trời mưa nên công tác tháo dỡ, xử lý bom gặp rất nhiều khó khăn.
Sau nhiều nỗ lực, đến sáng nay (2/11), Đội xử lý bom mìn đã đưa thành công quả bom lên mặt đất. Đây là quả bom MK 84, có chiều dài hơn 1m, đường kính hơn 30 cm, có trọng lượng 907 kg.
Đơn vị đã vô hiệu hóa quả bom rồi vận chuyển đến nơi tập kết của trung tâm và sẽ tiến hành tiêu hủy.


Kỳ vĩ mây cuộn như sóng rực lửa trên bầu trời nước Mỹ

Đoạn video này được chia sẻ lên Twitter rất thu hút rất nhiều người xem. Hiện tượng này đươc gọi là sóng Kelvin-Helmholtz bao phủ hệ Mặt Trời và bầu khí quyển sao Thổ.
Đám mây lạ như biển cuộn sóng trên bầu trời bang Colorado (Mỹ).
Đám mây lạ như biển cuộn sóng trên bầu trời bang Colorado (Mỹ)
Chúng ta có thể nhận thấy rõ 2 phân lớp không khí trong khí quyển di chuyển với tốc độ khác nhau.
Hai phân lớp gặp nhau ở một lớp khác (gọi là lớp thứ ba) thành ra không bền vững vì thay đổi tốc độ di chuyển. Chuyển động như vậy tạo thành hoa văn sóng xoáy, rồi tiếp tục tạo thành sóng xoáy cuộn lớn hơn.

Hình ảnh cho thấy rõ 3 phân lớp mây.
Hình ảnh cho thấy rõ 3 phân lớp mây
Nhà khí tượng học Chris Spears giải thích trên kênh CBS Denver rằng: “Gió dịch chuyển tạo thành những ngọn sóng trong luồng không khí khi tích tụ đủ độ ẩm sẽ thành mây. Kết quả là chúng ta thấy sóng cuộn trên đầu mây. Những con sóng xoáy này thường không tồn tại lâu”.
Trong đầu năm nay đã có hai cuộc nghiên cứu lý giải sao lại có mây cuộn sóng gần khí quyển Trái Đất. Các nhà khoa học muốn hiểu hiệu tượng gì đã xảy ra khi những thay đổi đó có ảnh hưởng đến Trái Đất.
Hình ảnh mô phỏng từ trường bao quanh Trái Đất. Gió Mặt Trời thổi tạo thành sóng Kelvin-Helmholtz.
Hình ảnh mô phỏng từ trường bao quanh Trái Đất. Gió Mặt Trời thổi tạo thành sóng Kelvin-Helmholtz
Trước đây, các nhà khoa học đã biết đến sóng Kelvin-Helmholtz tồn tại trong từ trường Trái Đất, nhưng nó rất ít khi xuất hiện và chỉ xuất hiện trong những điều kiện đặc biệt.

Nhưng thực ra sóng Kelvin-Helmholtz có thể xuất hiện trong bất cứ điều kiện nào và thường xảy ra hơn chúng ta tưởng. Nó chiếm 20% thời gian hình thành và tồn tại của mây.
Nhóm nghiên cứu đầu tiên báo cáo so sánh sóng Kelvin-Helmholtz với những hiện tượng trong hệ Mặt Trời.
Nhóm nghiên cứu thứ hai báo cáo so sánh sóng Kelvin-Helmholtz với những hiện tượng ở gần Trái Đất và còn giải thích rõ vì sao họ thường xuyên quan sát thấy.
Hoa văn mây cuộn sóng.
Hoa văn mây cuộn sóng.
Các nhà nghiên cứu của trường ĐH Boston và Viện công nghệ Virginia (Mỹ) vẫn đang tiếp tục nghiên cứu và đo từ trường gần Trái Đất để hiểu rõ và đưa ra lời giải thích thỏa đáng hơn cho hiện tượng sóng Kelvin-Helmholtz.


          

Thứ Hai, 2 tháng 11, 2015

Sống bì bõm trong những “căn nhà nước”

Mưa lớn trong 2 ngày qua khiến cuộc sống của nhiều hộ dân ở phía Tây TP.Nha Trang (Khánh Hòa) bị đình trệ, đảo lộn. Người dân phải chất đồ đạc lên cao từng đống, thậm chí là be bờ ngăn nước ồ ạt đổ vào nhà.

Theo ghi nhận của PV Dân trí, những ngày qua, tại TP.Nha Trang liên tục có mưa vừa và mưa to trên diện rộng. Do mưa lớn, một số vùng dân cư ở phía Tây thành phố đã bị ngập cục bộ, người dân phải be bờ để tránh nước chảy vào nhà.
Trong ngày 2/11, chúng tôi ghi nhận cảnh hàng loạt nhà cửa của các hộ dân sinh sống tại đường Phong Châu (phường Phước Hải, TP Nha Trang) bị ngập nặng. Theo người dân địa phương, khu vực này bị nằm giữa hai dự án xây dựng là cầu vượt Phong Châu (do Ban quản lý Dự án các công trình giao thông thủy lợi tỉnh Khánh Hòa làm chủ đầu tư) và dự án đô thị mới VCN Phước Hải (do Công ty CP Đầu tư VCN chủ đầu tư).
“Mưa to trong những ngày qua khiến toàn bộ nước đổ vào nhà dân. Cuộc sống của chúng tôi giờ rất khó khăn do phía trước đường được các đơn vị thi công đắp cao hơn cả mét, phía sau lại chặn mất cống thoát nước” -anh Cao Đình Tân, một người dân sinh sống ở đường Phong Châu nhăn nhó kể.
Do mưa lớn, nhà cửa bị ngập trong nước đã ảnh hưởng không nhỏ tới việc kinh doanh của các hộ dân. “Một số người dùng máy bơm để hút nước ra ngoài nhưng máy chạy không xuể. Do nước ngập sâu, các hộ dân ở đây phải kê tủ lạnh, đồ điện lên cao”, bà Lê Thị Thành Tín sống tại số nhà 50 kể.
Được biết, một số người dân đang tính phương án mang đồ đi gửi nếu mưa lớn tiếp tục kéo dài tại thành phố này.
Một số hình ảnh nhà dân ở đường Phong Châu, Nha Trang bị ngập nặng trong nước, ngày 2/11:
Người dân phải kê đồ đạc lên cao do nhà bất ngờ bị ngập
Người dân phải lội nước để nấu ăn, một hình ảnh khá hiếm ở Nha Trang
Người dân phải lội nước để nấu ăn, một hình ảnh khá hiếm ở Nha Trang

Gia đình một cụ già ngập ngụa trong nước. Nếu tiếp tục sống như thế này thì chết mất, cụ nói.
Gia đình một cụ già ngập ngụa trong nước. "Nếu tiếp tục sống như thế này thì chết mất", cụ nói.
Để cứu đồ đạc, người dân phải sử dụng máy bơm để bơm nước nhưng tình hình vẫn chưa cải thiện
Để cứu đồ đạc, người dân phải sử dụng máy bơm để bơm nước nhưng tình hình vẫn chưa cải thiện
Một số nhà xưởng, máy móc có thể sẽ bị hư hỏng do ngập nước
Một số nhà xưởng, máy móc có thể sẽ bị hư hỏng do ngập nước

Cảnh tượng người Nha Trang bì bõm trong nước được coi là hiếm.
Cảnh tượng người Nha Trang bì bõm trong nước được coi là hiếm.