Văn phòng Diện Chẩn Sống Khỏe_ Khu nhà 102 Ngõ 95 Chùa Bộc-Đống Đa-Hà Nội _ ĐT : 0906143408

Hướng dẫn lý thuyết và thực hành cơ bản miễn phí cho những quí vị thực sự yêu thích Diện Chẩn . Hãy gọi cho chúng tôi để biết lịch .

Tư vấn sức khỏe , chẩn bệnh đưa ra phác đồ miễn phí.

Thứ Ba, 30 tháng 12, 2014

Bão Jangmi cách Trường Sa khoảng 570 km về phía Đông

Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Trung ương, hồi 1h ngày 30/12/2014, vị trí tâm bão Jangmi ở vào khoảng 10,1 độ Vĩ Bắc; 123,7 độ Kinh Đông, ở phía Tây đảo Nergos (Philippines). Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm bão mạnh cấp 8 (tức là từ 62 đến 74km một giờ), giật cấp 9-10.
Bão Jangmi cách Trường Sa khoảng 570 km về phía Đông
Đường đi của bão Jangmi 
Dự báo trong 24 giờ tới, bão di chuyển chủ yếu theo hướng Tây, sau đó có khả năng đổi hướng di chuyển theo hướng Tây Tây Nam, mỗi giờ đi được khoảng 10-15km. Đến 1h ngày 31/12/2014, vị trí tâm bão ở vào khoảng 9,8 độ Vĩ Bắc; 120,6 độ Kinh Đông, trên khu vực biển Xu lu (Philippines). Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm bão mạnh cấp 8, giật cấp 9-10.
Trong khoảng 24 đến 48 giờ tiếp theo, bão di chuyển theo hướng Tây Tây Nam, mỗi giờ đi được khoảng 15km. Đến 1h ngày 1/1/2015, vị trí tâm bão ở vào khoảng 8,8 độ Vĩ Bắc; 117,3 độ Kinh Đông, cách đảo Trường Sa lớn thuộc quần đảo Trường Sa khoảng 570km về phía Đông. Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm bão mạnh cấp 8, giật cấp 9-10.
Trong khoảng 48 đến 72 giờ tiếp theo, bão tiếp tục di chuyển theo hướng Tây Tây Nam, mỗi giờ đi được khoảng 15km.
Ngoài ra, hiện nay do ảnh hưởng của đới gió Đông Bắc hoạt động mạnh nên vùng biển ngoài khơi các tỉnh từ Bình Định đến Cà Mau (bao gồm cả đảo Phú Quý), khu vực giữa và Nam Biển Đông (bao gồm cả vùng biển quần đảo Trường Sa) có gió đông bắc mạnh cấp 6, có lúc cấp 7, giật cấp 8-9. Sóng biển cao 2-4 mét. Biển động mạnh. Cấp độ rủi ro thiên tai cấp 2.

Chủ Nhật, 28 tháng 12, 2014

Đá "tặc" lộng hành tàn phá môi trường sống

Cây lâu năm bị cày tung, đất nông nghiệp không thể cải tạo, đường xá bị băm nát, khói bụi ảnh hưởng đến đời sống người dân…là những hệ luỵ từ tình trạng khai thác đá trái phép tại xã Sông Trầu, huyện Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai.

Khai thác đá...vô tội vạ!
Cảnh khai thác đá trái phép tại một cơ sở không tên trên địa bàn xã Sông Trầu
Cảnh khai thác đá trái phép tại một cơ sở không tên trên địa bàn xã Sông Trầu
Theo ghi nhận tại ấp 3 xã Sông Trầu, trước đây trên địa bàn xã chủ yếu trồng tràm lâu năm, một số hộ có diện tích màu mỡ thì trồng tiêu, cà phê, mía nhưng mấy năm qua một số hộ dân đã bỏ hẳn việc canh tác chuyển sang bán đá “mồ côi” cho lái buôn của các xưởng xẻ đá “chui” trên địa bàn. Thậm chí có hộ còn tự mở xưởng khai thác đá ngay trên phần đất nông nghiệp nhà mình.
Giá cả mỗi thửa đất cũng khác nhau tuỳ vào độ dày của đá hoặc ở những vị trí thuận tiện đi chuyển. Giá bán 1.000m2 đất để khai thác đá có thể lên đến hàng trăm triệu đồng, giá thuê đất “mềm hơn” dao động từ 10 – 20 triệu đồng/1.000m2. “Mọi thủ tục sẽ được thoả thuận giữa hai bên và không cần phải thông qua chính quyền địa phương. Anh muốn mua bao nhiêu cũng có, chính quyền địa phương anh không cần phải lo, đó chỉ là chuyện nhỏ. Ở đây bao nhiêu cơ sở kinh doanh ầm ầm có sao đâu” – “Cò” C. khẳng định chắc nịch.
Theo tìm hiểu của PV Dân trí, những năm trước người dân nơi đây chủ yếu cho cho các doanh nghiệp khai thác đá thuê đất. Tuy nhiên, thời gian gần đây người dân chủ yếu bán thẳng đất để lấy tiền đi nơi khác sinh sống. Lý giải việc này, nhiều người dân cho rằng, diện tích sau khi cho các doanh nghiệp thuê khai thác đá xong gần như không thể sử dụng được. Trên mặt đất chỉ còn lại những hố sâu lồi lõm, đất biến chất trầm trọng không thể trồng bất kỳ một loại cây nào. Muốn tái sử dụng phải trải qua nhiều công đoạn và tốn kém đến hàng chục triệu đồng/1.000m2.
Chỉ cách UBND xã Sông Trầu khoảng 3km, chúng tôi ghi nhận trên đoạn đường nội bộ bụi bay mù mịt, đất đá rơi vãi rải kín mặt đường. Dù đường chỉ rộng 8m, nhiều khúc cua gấp nguy hiểm nhưng hàng trăm lượt xe ben, xe tải chở đá nườm nượp ra vào. Nhiều xe tải đợi bốc xếp đá lên xe chật kín con đường khiến việc đi lại của người dân nơi đây gặp nhiều khó khăn.
Dọc hai bên đường hàng chục xưởng khai thác đá không biển hiệu nhưng vẫn ngang nhiên khai thác, chế biến đá một cách công khai. Trên mỗi xưởng đá đều có ít nhất 3 chiếc xe xúc liên tục múc đá dưới lòng đất lên đổ vào những chiếc xe tải đậu sẵn gần đó. Xung quanh xưởng đá, từng tốp công nhân đang mài, xúc, vận chuyển đá giữa cái nắng như đổ lửa. Hàng ngàn m3 đá được các xưởng sản xuất khai thác trái phép mỗi ngày.
Những khối đá được đào từ đất nông nghiệp 
Những khối đá được đào từ đất nông nghiệp 
“Hết xe chở đá này ra thì xe khác đến, cứ liên tục như vậy từ sáng sớm đến tận khuya. Tiếng máy xúc, tiếng máy cắt đá, đập đá vang trời khiến mọi người inh tai nhức óc, không thể chịu được. Những nhà ở mặt tiền đường gần như không dám mở cửa vì sợ bụi phủ kín nhà.” – Một người dân địa phương than thở.
Người dân nơi dây cũng nhiều lần kiến nghị lên chính quyền nhưng sự việc vẫn không được thay đổi. Ông B. (người dân nơi đây) bức xúc: “Từ ngày có những xưởng khai thác đá mọc lên ở đây bị ô nhiễm nghiêm trọng. Bụi phủ kín khắp các nhà dân ở khiến việc sinh hoạt gặp nhiều khó khăn. Đoạn đường nộ bộ của ấp cũng bị xới nát, xe chở đá cũng chạy như bay trong đường ấp khiến mọi người khiếp vía. Đây là đoạn đường gần trường học nên việc va chạm giữa xe đá và xe học sinh xảy ra như cơm bữa. Mặt khác, tiếng ồn của những xưởng đá cũng khiến nhiều người bức xúc phải bỏ đi nơi khác sinh sống”.
Chính quyền “bó tay”?
Việc khai thác đá trái phép diễn ra từ nhiềm năm nay nhưng cơ quan chức năng chưa xử lý dứt điểm
Việc khai thác đá trái phép diễn ra từ nhiềm năm nay nhưng cơ quan chức năng chưa xử lý dứt điểm
Hàng loạt cơ sở khai thác đá, xẻ đá, xưởng đá “chui” mọc lên “như nấm sau mưa” dù chính quyền địa phương đã ra từng thành lập đoàn kiểm tra liên ngành xử lý về vấn đề khai thác khoáng sản trái phép nhưng thực trạng này vẫn không được xử lý triệt để. Phải chăng do lợi nhuận thu được từ việc làm phi pháp này quá lớn trong khi chế tài, mức xử phạt quá nhẹ không đủ sức răn đe.
Ông Vương Đăng Giáp, phó chủ tịch UBND xã Sông Trầu cho biết: “Việc khai thác đá trái phép tại ấp 3 xã Sông Trầu đã diễn ra trong nhiều năm qua. Xã cũng nhiều lần xử phạt hành chính nhưng vấn đề vẫn chưa được triệt để. Tình trạng một số hộ dân có cải tạo đất vườn và khai thác đá cục xã đã phối hợp với phòng Tài nguyên môi trường xử phạt nhiều hộ gia đình vì sử dụng đất sai mục đích. Tuy vậy, nhiều người dân cũng chống đối bằng cách khi có đoàn kiểm tra thì ngưng hoạt động rồi sau đó hoạt động trở lại. Nhiều hộ tập trung khai thác vào ban đêm nên việc kiểm tra gặp nhiều khó khăn vì nhân lực ở cấp xã rất mỏng không thể nào thường trực 24/24 để kiểm tra xử lý. Xã cũng không có thẩm quyền và đầy đủ phương tiện để bắt giữ tang vật vi phạm nên chỉ dừng lại ở mức xử phạt hành chính. Do đó, tại địa bàn vẫn còn nhiều hộ cố tình vi phạm và xã cũng đang tăng cường công tác điều tra để xử lý. Tình trạng xưởng sản xuất đá không biển hiệu là do các đơn vị kinh doanh chưa đủ thủ tục kinh doanh. Theo đúng luật thì các cơ sở trên chưa được phép kinh doanh”.
Điều kỳ lạ là các cơ sở khai thác, xe đá mà ông Giáp nói dù chưa có giấy phép kinh doanh nhưng vẫn hoạt động rầm rộ từ nhiều năm nay mà chính quyền địa phương vẫn không có động thái, xử lý, ngăn chặn.
Cũng theo ông Giáp, trong năm 2014 UBND xã Sông Trầu đã phối hợp với Phòng Tài nguyên - Môi trường huyện Trảng Bom kiểm tra, xử lý vi phạm 10 trường hợp tận thu đá trái phép với tổng số tiền phạt khoảng 76 triệu đồng. Đối với các chủ sử dụng đất cho các cơ sở tận thu đá, UBND xã Sông Trầu đã lập biên bản, xử lý vi phạm trong lĩnh vực đất đai với tổng số tiền phạt hơn 9 triệu đồng. Đồng thời yêu cầu không cho các phương tiện cơ giới tiếp tục tận thu đá trái phép. Đối với các cơ sở cưa xẻ đá, qua kiểm tra Phòng Quản lý đô thị, Phòng Tài nguyên – Môi trường đã lập biên bản xử lý vi phạm 7 trường hợp với tổng số tiền phạt khoảng 106 triệu đồng.
Cụ thể, các cơ sở không có giấy phép kinh doanh, chủ sử dụng đất, chủ thể khai thác từng bị xử phạt gồm cơ sở Việt Tiến Vũng Tàu (không có giấy phép kinh doanh), Tằng Sẹc Sáng, Tạ Ngọc Pẩu, Vy Cún Sáng, Bùi Quang Tịnh, Cty Dược Kỳ Phương, Lê Văn Út, Vũ Văn Thảo, Cuốn Mùi, Trần Thế Thu, Cao Ru Y (chủ sử dụng đất); Hồ Thín Dưỡng, Thái Minh Trung, Lưu Phước Toàn, Hoàng Quốc Vũ, Nguyễn Bạch Ly Sơn, Châu Vĩnh Vần, Lê Hữu Xuân, Phạm Văn Hùng, Châu Văn Tâm, Bùi Văn Hoàng, Đỗ Văn Quang (chủ thể khai thác).
Qua trao đổi PV Dân trí về việc hàng loạt xưởng đá chui hoạt động trái phép, ông Vương Đăng Giáp khẳng định: “Trong thời gian tới UBND xã Sông Trầu sẽ tăng cường quản lý và phối hợp với Phòng Tài nguyên - Môi trường huyện kiểm tra, xử lý vi phạm trong lĩnh vực khoáng sản, đảm bảo công tác quản lý hiệu quả nguồn tài nguyên khoáng sản. Đồng thời cùng với các ngành chức năng có biện pháp xử lý dứt điểm các xưởng cưa xẻ đá chui, thực hiện di dời các cơ sở vào khu công nghiệp, cụm công nghiệp hoạt động theo đúng quy định của pháp luật”.
Xe chở đá chạy vô tư lưu thông trong khu dân cư
Xe chở đá chạy vô tư lưu thông trong khu dân cư
Ngày 27/12, ông Ngô Đức Vượng, Phó phòng tài nguyên và môi trường huyện Trảng Bom cho biết huyện đang kết hợp với tỉnh Đồng Nai và xã Sông Trầu lập đoàn kiểm tra để tiến hành kiểm tra xử lý tất cả những cơ sở vi phạm nhằm ngăn chặn nạn khai thác đá trái phép tại xã Sông trầu. “Đoàn sẽ tích cực tăng cường kiểm tra thường xuyên trong cả các ngày nghỉ nhằm ngăn chặn mọi hành vi khai thác đá trái phép tại địa bàn”.
Tiếp tục liên lạc với Sở Tài nguyên Môi trường tỉnh Đồng Nai, ông Nguyễn Ngọc Thường – Phó Giám đốc Sở cho biết, việc xử lý vi phạm về khai thác khoáng sản, khai thác đá…tỉnh đã có quy chế phân cấp, thuộc trách nhiệm cấp nào xử lý cấp đó. Về phía Sở nhận được phản ánh của Báo Dân trí về tình trạng khai thác đá tràn lan tại xã Sông Trầu, huyện Trảng Bom, nếu việc chưa nghe địa phương báo cáo hoặc chưa xử lý lần nào thì Sở sẽ tiến hành kiểm tra cụ thể các điểm khai thác đá “chui” để xử lý đúng với quy định của pháp luật.
Xuân Hinh – Thế Phong

Bãi biển Trung Quốc đen kịt vì rò rỉ dầu

200m dọc bờ biển vịnh Giao Châu, thành phố Thanh Đảo, tỉnh Sơn Đông, phía đông bắc Trung Quốc bị bao quanh bởi một vành đai dầu thô đen kịt.
Tỉnh ven biển Sơn Đông là nơi có trữ lượng dầu khí dồi dào, là một trong những nơi khai thác dầu mỏ quan trọng ở Trung Quốc. Trong vài năm qua số vụ rò rỉ dầu và khai thác quá mức ngày một tăng cao, theo Xinhua.
 
Theo CCTV, năm 2013, một đường ống dẫn dầu của Tổng công ty dầu khí ngoài khơi quốc gia (Sinopec) ở Hoàng Đảo, một huyện phía tây thành phố Thanh Đảo nổ tung khiến 62 người thiệt mạng và 136 người bị thương.

 
Từ đó đến nay, số dầu bị tràn ra biển đã theo gió và thủy triều trôi dạt vào bờ bên này vịnh Giao Châu. Bãi biển bị ô nhiễm đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến ngành du lịch ở Thanh Đảo. Khách du lịch không thể đi bộ dọc bãi biển vì cát bị ngấm dầu. Thanh Đảo là thành phố du lịch nổi tiếng ở Trung Quốc.
 
Chiều ngày 21/12, sinh viên đại học Hải Dương ở Thanh Đảo đang đi thu thập mẫu vật bị ô nhiễm cho giờ học môn địa chất.
 
Ngư dân tỉnh Sơn Đông ngày 10/12 đã đệ đơn kiện công ty khai thác dầu khí ConocoPhillips và Tổng công ty dầu khí ngoài khơi quốc gia, đòi bồi thường 148 triệu nhân dân tệ (khoảng 24,2 triệu USD) vì làm rò rỉ dầu, gây thiệt hại đến ngành du lịch ở đây.
 
Rác thải sinh hoạt bị ngấm dầu tràn ngập bãi biển.
 
Một quả cà tím chuyển màu nâu sẫm vì ngấm dầu trên bờ biển vịnh Giao Châu.
 
Hồng Hạnh (theo Youth)

Việt Nam hưởng ứng chiến dịch làm cho thế giới sạch hơn

Hạn chế sử dụng túi nilon, sử dụng tiết kiệm nguyên liệu, trồng thêm nhiều cây xanh là những hoạt động mà Việt Nam sẽ thực hiện để bảo vệ môi trường, cùng các quốc gia hưởng ứng chiến dịch làm cho thế giới sạch hơn.
Năm nay, chiến dịch sẽ được phát động tại thành phố Thái Nguyên vào ngày 24/9, Chủ đề được Bộ Tài nguyên và Môi trường lựa chọn là "Hãy hành động vì một môi trường không rác", nhằm tăng cường hoạt động tuyên truyền, nâng cao nhận thức của người dân về bảo vệ môi trường; tạo dư luận và áp lực xã hội lên án và đấu tranh với những hành vi gây ô nhiễm môi trường.
Hưởng ứng chiến dịch làm cho thế giới sạch hơn, nhiều địa phương sẽ tham gia lễ trồng cây. Ảnh minh họa:
Hưởng ứng chiến dịch làm cho thế giới sạch hơn, nhiều tổ chức và các địa phương sẽ tham gia lễ trồng cây. Ảnh minh họa: Thi Ngoan.
Tại lễ phát động, UBND tỉnh Thái Nguyên sẽ tổ chức trao giải cuộc thi bảo vệ môi trường cho học sinh, sinh viên trên địa bàn tỉnh. Sau đó, các đại biểu và người dân của thành phố cùng trồng cây xanh và làm vệ sinh môi trường trên các tuyến đường; ra quân vệ sinh môi trường cấp quận/huyện để hưởng ứng thu gom rác, vớt rác trên kênh, mương thoát nước, nạo vét cống rãnh.
Nhân dịp này, Bộ Tài nguyên và Môi trường kêu gọi tổ chức, cá nhân cùng các địa phương trong cả nước có những hành động thiết thực bảo vệ môi trường như: phân loại, tái chế, tái sử dụng chất thải, hạn chế sử dụng túi nilon, sử dụng tiết kiệm nguyên nhiên liệu. Ngoài ra nhiều hoạt động khác còn có: vệ sinh môi trường xung quanh gia đình, cơ quan, đường phố, công viên, khơi thông dòng chảy hay trồng thêm nhiều cây xanh.
Theo thống kế, tổn thất do ô nhiễm môi trường tại Việt Nam lên tới 5,5% GDP, đồng thời mỗi năm thiệt hại 780 triệu USD vào các lĩnh vực sức khỏe cộng đồng vì ô nhiễm môi trường. Kinh nghiệm từ các nước phát triển cho thấy, quá trình phát triển kinh tế không quan tâm tới các vấn đề môi trường sẽ đưa lại hiệu quả kinh tế thấp, chi phí cho hoạt động xử lý ô nhiễm sẽ cao hơn chi phí đầu tư cho các biện pháp kiểm soát ô nhiễm.
Chiến dịch Làm cho thế giới sạch hơn do Australia khởi xướng từ năm 1993 và được Chương trình Môi trường Liên Hợp quốc phát động trên phạm vi toàn cầu, tổ chức vào tuần thứ ba tháng 9 hằng năm. Chiến dịch đã trở thành một sự kiện môi trường quốc tế thường niên quan trọng, thu hút sự tham gia hưởng ứng của hàng trăm triệu người và hơn 130 quốc gia.
Việt Nam tham gia hưởng ứng chiến dịch từ năm 1994 và đến nay đã được các Bộ ngành, đoàn thể, địa phương và đông đảo các tầng lớp nhân dân hưởng ứng thông qua nhiều hoạt động hiệu quả. 
Hương Thu

Con người là thủ phạm gây xói lở bờ biển

Cho rằng tình trạng xói lở bờ biển có nguyên nhân từ biến đổi khí hậu, nhưng theo TS Nguyễn Chu Hồi, nguyên Tổng cục phó Tổng cục Biển đảo, thủ phạm chính vẫn là con người không hiểu kỹ bản chất tự nhiên của một vùng dễ bị tổn thương trước khi quyết định khai thác.
Theo tiến sĩ Nguyễn Chu Hồi, hiện tượng xói lở bờ biển ngày càng gia tăng là hệ quả của nhiều tác nhân, như khai thác nước ngầm quá lớn cho nuôi trồng thủy sản và sinh hoạt ở vùng ven biển có nền đất yếu; nước biển dâng và triều cường do biến đổi khí hậu; tình trạng phá rừng ngập mặn, hút cát ở các cửa sông/lòng sông gần biển... Các nguyên nhân này phát triển khác nhau tùy từng đoạn bờ biển cụ thể, nhưng tác động của chúng thường là "cộng hưởng".
"Tội phạm chính và gốc rễ vẫn là con người, do không hiểu kỹ bản chất tự nhiên của một vùng dễ bị tổn thương trước khi ra quyết định khai thác và sử dụng", tiến sĩ Hồi nhấn mạnh.
Vị chuyên gia này dẫn chứng khu resort Fusion Alya và Vinpearl Hội An ở gần cảng Cửa Đại đang sụp đổ dần từng hạng mục mà lỗi chính là do xây dựng sát biển, lấn ra biển. Bên cạnh đó, công trình bó bờ bảo vệ khách sạn lại làm thay đổi hướng dòng chảy và sóng, gây hậu quả cho khách sạn khác, kiểu "gậy ông đập lưng ông".
Nhiều nhà hàng ven biển đầu tư thêm lưới thép rào quanh các cọc tre để giữ những bao cát lại, nhưng chỉ sau vài ngày đã bị sóng đánh bung. Ảnh: Nguyễn Đông.
Nhiều nhà hàng ven biển Hội An đã sử dụng lưới thép rào quanh các cọc tre để giữ những bao cát chống lại xói lở biển, nhưng đây chỉ là biện pháp tạm thời. Ảnh:Nguyễn Đông.
Tiến sĩ Vũ Thanh Ca, Viện trưởng Viện nghiên cứu biển đảo thì cho rằng, nguyên nhân chính là thiếu hụt bùn cát. Theo ông, hàng loạt nhà máy thủy điện, thủy lợi được xây dựng trên thượng nguồn sông khiến lượng bùn cát vào mùa mưa lẽ ra được mang ra biển thì lắng đọng lại trong lòng chứa của các hồ.
Bên cạnh đó, các địa phương trên dải ven biển Việt Nam thường diễn ra hoạt động khai thác cát để phục vụ xây dựng, san lấp nền và bán cho nước ngoài. "Bùn, cát đã thiếu hụt lại bị khai thác nên lại càng thiếu hụt và do vậy xói lở bờ biển ngày càng nghiêm trọng", tiến sĩ Ca nói.
"Ở miền Nam, trên thượng nguồn sông Me Kong có hàng loạt nhà máy thủy điện Trung Quốc đã xây dựng và chặn dòng. Phía bên Lào cũng trong tình cảnh tương tự. Còn ở miền Bắc, phía thượng nguồn sông Hồng có nhiều đập thủy điện, thủy lợi nên dòng chảy trong sông còn rất ít, thậm chí vào mùa lũ", tiến sĩ Ca nói.
Ông Ca dẫn chứng thêm, trước đây sông Tiền, sông Hậu ở miền Nam và sông Hồng ở miền Bắc vào mùa mưa lũ nước rất đục, nhưng giờ thậm chí trong mùa lũ có những ngày nước rất trong. Điều này chứng tỏ lượng bùn, cát được tải về cửa sông và ra biển rất ít. Thiếu hụt bùn cung cấp cho vùng cửa sông làm suy thoái các rừng ngập mặn và làm giảm khả năng tiêu tán năng lượng sóng của bãi bùn ven bờ, từ đó làm gia tăng độ cao sóng tác động vào rừng ngập mặn với hậu quả là gia tăng xói lở rừng ngập mặn.
Để ngăn chặn tình trạng xói lở bờ biển, các tỉnh ven biển Việt Nam đã sử dụng nhiều giải pháp. Ban đầu là giải pháp công trình "cứng" khá phổ biến như kè mỏ hàn, đập ngăn bồi tích, đê kè. Có địa phương phân luồng bồi tích từ sông ra hoặc bẫy cát tạo bãi biển để hỗ trợ những khu bờ bị xói lở do "đói bồi tích". Tuy nhiên, theo các chuyên gia, đây chỉ là giải pháp chống đỡ tình huống, thụ động, không dài lâu, tốn kém và dễ gây hậu quả cho các khu bờ lân cận.
Các công trình bê tông đang được một số khu vực ở đồng bằng sông Cửu Long, nhất là mũi Cà Mau sử dụng. Nhưng theo tiến sĩ Vũ Thanh Ca, nhược điểm của nó là đắt tiền và làm thay đổi cảnh quan của biển. Ngoài ra, nếu có sự thay đổi xu thế từ xói lở sang bồi tụ thì việc dùng các công trình bê tông là lãng phí. Vì vậy, cần nghiên cứu, dự báo xu thế xói lở, bồi tụ tại các khu vực để làm cơ sở cho việc thiết kế công trình tiết kiệm chi phí, mang lại hiệu quả. 
Gần đây, giới chức và các nhà khoa học chú trọng đến giải pháp công trình “mềm” như "nuôi bãi biển" bằng cách bẫy cát tự nhiên để chuyển trạng thái xói lở của khu bờ sang bồi tụ. Phương pháp này từng áp dụng thành công để cứu đảo Cát Hải (Hải Phòng) cách đây 20 năm. Cơ quan hợp tác phát triển Đức đã giúp thành công giải pháp công trình mềm, đó là kết hợp vật liệu địa phương (tre) để tạo bẫy bùn cát, trồng rừng ngập mặn ở các khu bờ biển bị xói lở tại Sóc Trăng và Kiên Giang. 
Resort Fusion Alya ở ven Cửa Đại (Hội An) bị nhấn chìm xuống biển. Ảnh: L.Đ.Dũng
Resort Fusion Alya ở ven Cửa Đại (Hội An) bị nhấn chìm xuống biển.  Ảnh do tiến sĩ Nguyễn Chu Hồi cung cấp.
Bên cạnh đó, các giải pháp phi công trình được khuyến cáo có hiệu quả dài hơn. Trong đó, các hệ sinh thái ven biển được xem là "cơ sở hạ tầng tự nhiên" để chống đỡ với thiên tai biển và xói lở bờ biển. Vì vậy, việc bảo tồn và trồng lại rừng ngập mặn ven biển cũng như bảo vệ được các hệ sinh thái ven biển khác sẽ tạo ra bức tường tự nhiên chống lại xói lở bờ biển, đem lại môi trường sống cho các loài thủy sản, cho du lịch sinh thái và cải thiện sinh kế của người dân ven biển.
Theo nhận định của tiến sĩ Nguyễn Chu Hồi thì xói lở bờ biển liên quan đến nhiều nguyên nhân nên không có giải pháp "vạn năng" để chống. Vì vậy cũng giống như chữa bệnh, địa phương phải điều tra kỹ lưỡng để xác định nguyên nhân cụ thể ở đoạn bờ xói lở trước khi lựa chọn giải pháp chữa trị.
Tiến sĩ Hồi cho rằng, về mặt tổng thể và chiến lược thì công cụ quy hoạch không gian ở vùng bờ biển sẽ hỗ trợ cách nhìn tổng thể và hướng phát triển toàn diện, giảm thiểu thấp nhất các tác động tiêu cực không mong muốn trong quá trình phát triển vùng ven biển, trong đó có chống xói lở bờ biển.
Theo các nhà khoa học, xu hướng sạt lở bờ biển trong thời gian tới phụ thuộc vào các kịch bản nước biển dâng và mức độ phát triển kinh tế - xã hội ở vùng ven biển và lân cận, đặc biệt là cách "hành xử" thiếu cẩn trọng của con người đã và sẽ cường hóa quy mô và tốc độ xói lở ở những vùng bờ biển cụ thể. 
"Nếu tiếp tục giải pháp công trình cứng can thiệp tràn lan vào vùng ven biển, cửa sông và sự bùng nổ quá tải của các đập thủy điện trên lưu vực sông như hiện nay thì số phận của nhiều vùng đất vàng, bãi tắm ven biển tiếp tục bị thủy thần lôi ra  biển", tiến sĩ Hồi nói.
Hương Thu

Bức hại nguồn sống

Biết bao đời các khu đầm phá, sông hồ, biển cả nuôi dưỡng con người bằng tôm cá và biết bao nguồn lợi khác. Thế nhưng, với kiểu khai thác tận diệt, nhiều người dân đang tự bức hại nguồn sống của mình. Sự việc nghiêm trọng này đang diễn ra tại đầm Thủy Triều (huyện Cam Lâm - Khánh Hòa).
Muôn sự… nhờ đầm
Dường như không có lúc nào đầm Thủy Triều được ngơi nghỉ. Lúc nào cũng có hàng trăm người dò tìm, đánh bắt, cạo, vét ven bờ hoặc dưới đáy với nhiều hình thức khác nhau. Người dùng lờ dây, người dùng lưới, có khi chỉ là những chiếc vợt đi chao tôm… Xung quanh đầm Thủy Triều - nối với vịnh Cam Ranh là những xóm làng chen chúc. Hàng vạn dân sinh sống phụ thuộc vào đầm gồm các xã Cam Hải Đông, Cam Hải Tây, Cam Thành Bắc và thị trấn Cam Đức. Đặc biệt là người dân ở các thôn sát với hồ. Chục năm trở lại đây, diện tích đất nông nghiệp bị thu hẹp, đặc biệt, nhiều năm qua, cây xoài là đặc sản của người dân thì những năm gần đây lợi nhuận kinh tế cũng chẳng được bao nhiêu. Từ đó, hầu hết người dân sống bằng việc khai thác thủy hải sản trong đầm. Cái đói xua người dân xuống đầm, cào vét dưới bụng đầm khiến cho bụng đầm quặn đau.
Bức hại nguồn sống
Những đứa trẻ cũng tham gia vào việc tìm kiếm ven bờ.
Chừng 5 giờ chiều, mặt trời đã gần tắt, khu vực thôn Bãi Giếng (thị trấn Cam Đức) vẫn ì oạp người cào vạng. Những khuôn mặt bợt bạt vì ngâm nước lâu ngước lên nhìn chúng tôi, nhoẻn miệng cười, ngơi tay vài phút rồi lại tiếp tục dầm mình trong nước, làm việc. Ông Huỳnh Hòa (60 tuổi) cảm thấy đã “nặng bao”, nhấc bao tải vạng chuyển lên bờ để chuẩn bị về nghỉ. Có lẽ ông không khỏe bằng đám thanh niên nên không thể trụ được lâu hơn. Miệng ông húng hắng ho. Miệng phóm phém và thân hình tiều tụy do cuộc sống mưu sinh vất vả. Tôi hỏi, mỗi ngày chú kiếm được bao nhiêu? Ông Hòa trả lời: “Thì may mắn kiếm được hơn một trăm, không thì vài chục, đủ để tui với bà ấy ăn. Còn dành được đồng nào thì giắt gối phòng khi ốm đau thuốc thang”.
Hơi thở của ông Hòa nặng trịch. Ông bảo rằng, với hơn 60 tuổi đời thì đã 30 năm ông dầm mình dưới nước để mưu sinh. Không còn công việc nào đỡ vất vả hơn sao ạ? Trước thắc mắc của tôi, ông cho hay: “Cả làng, cả xã như vậy cả. Ruộng nương có đâu, không sống bằng đầm, sống nhờ đầm thì bằng cái chi”. Để tiếp thêm cho câu trả lời của ông Hòa được rõ hơn, anh Trần Văn Báo (cùng thôn) bảo rằng, người dân đã từ lâu sống bám cả vào đầm. Đầm cho cái gì thì hưởng cái đó, người dân không có sự lựa chọn.
Vất vả cùng cực
Cuộc trò chuyện của chúng tôi chẳng mấy chốc đã bị bóng tối bủa vây. Nhưng mặt đầm lại không hề yên lặng, trái lại còn sôi động hơn bởi đây cũng là thời gian những người lặn đầm làm việc. Họ thuộc dạng “ngủ ngày cày đêm”.
Tò mò lại gần, chúng tôi được biết đồ nghề của những người lặn đầm là chiếc bình sục khí, dây nối với bình sục đặt trên thuyền, bình ắc-quy, dây chì nặng chừng 25kg quấn quanh người, đèn pin gắn trên đầu, kính mắt, đồ bơi… Tất nhiên không thể thiếu chiếc bao tải đựng những thứ mà họ bắt được. Ông Huỳnh Văn Thiện (60 tuổi, ở khu phố Tân Hải, thị trấn Cam Đức), người có nhiều năm lặn đầm và giờ cả hai con trai theo nghề nói bằng chất giọng khản đặc: “Giờ tôm, cá hiếm lắm, chỉ còn những con như đuôi heo (vẽ áo), con giá, con móng tay thôi. Kiếm cái ăn ngày càng khó chú ạ!”.
Bức hại nguồn sống
Hầu hết người dân sinh sống bằng việc khai thác thủy sản trong đầm.
Lại hỏi: “Sao các bác phải lặn xuống sâu như vậy? Và sao lại phải lặn buổi đêm và tại sao lại phải cột dây chì nặng đến vậy?”. Ông Thiện trả lời: “Dây cột chì quấn quanh người là để bảo đảm chúng tôi lặn xuống và ở ngay dưới nước rồi cứ thế khai thác. Bởi vì đánh trên mặt nước không kiếm được gì. Ở nước bụng đầm thì với người lặn ban ngày hay ban đêm không quan trọng, nhưng ban đêm mới là lúc nhiều loài hải sản cũng đi ngủ, dễ bắt”.
Nói thay cha, anh Huỳnh Văn Chiến, con trai ông Thiện mô tả rằng, ở dưới nước, đôi tay người thợ lặn đã được đeo găng, sẽ dùng để chộp những con bò trên mặt bùn, nhặt con sò hoặc móc tay xuống bùn để lấy hải sâm hoặc con giá. Tất cả phải làm nhanh, không để dây dưỡng khí quấn vào người. Mỗi khi bị dây quấn, vướng rất khó ngoi lên thoát ra. Bởi thế, khai thác trên mặt nước vất vả 1 thì người lặn xuống đáy vất vả 2-3.
Cũng đã trải qua nỗi vất vả ấy, ông Trần Văn Phổi - Tổ trưởng Khu phố Tân Hải giờ đã có hai con trai gánh đỡ công việc. Ông vừa là người có công cải tiến đồ lặn cho bà con, vừa là đầu mối cho việc tiêu thụ nguồn thủy hải sản bà con trong vùng kiếm được. Ông Phổi than thở: “Đánh bắt giờ khó quá, cạn nguồn rồi. Nhiều người ở đây bị tai nạn, phải cưa chân. Nhưng người ta vẫn đi ra đầm vì chưa biết làm gì khác. Hàng nghìn người vẫn sống nhờ vào nó. Nhưng có một điều nguy hiểm là người dân ở trong vùng sử dụng lờ dây. Chúng tôi đã vận động bà con trong khu phố không sử dụng lờ dây để bảo đảm cho nguồn hải sản. Nhưng chỉ có chúng tôi bảo vệ, còn những người khác cứ khai thác thì chẳng ích lợi gì!”.
Theo tìm hiểu, lờ dây (hay còn gọi lưới lồng) là một loại ngư cụ dạng bẫy liên hoàn với nhiều lồng bẫy liên kết thành một tay do Trung Quốc sản xuất có chiều dài 10m, có khả năng “quét sạch” trong dòng nước. Những năm gần đây, nhiều hộ dân đã sử dụng nhiều loại lờ này đánh bắt không thương tiếc nhằm tăng năng suất nhưng cũng là nguyên nhân khiến nguồn thủy hải sản trong đầm cạn kiệt.
Xác nhận vấn đề này, ông Nguyễn Văn Đẩu - Chi cục trưởng Chi cục Khai thác bảo vệ nguồn lợi thủy sản Nha Trang trải lòng: “Đúng ra chỉ bắt con to. Con bé phải để phát triển còn khai thác tiếp. Nhưng thực tế thì… Đây là chuyện đã diễn ra nhiều năm nhưng chưa có cách khắc phục. Cứ tình trạng này thì chỉ vài năm nữa sẽ chẳng còn gì để mà đánh bắt”.
Vẫn chưa có cách khắc phục?
Vậy chẳng lẽ các cơ quan chức năng “bó tay”, để tình trạng này diễn ra? Trước những thắc mắc của phóng viên, ông Nguyễn Văn Đẩu cho rằng, từ năm 2007 trở về trước, Chi cục được giao quản đầm nhưng sau đó đã được chuyển trách nhiệm cho Thanh tra Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT). 2 năm/lần, Chi cục vẫn thả con giống xuống đầm cho phát triển, nhưng ngay cả con giống cũng bị tóm ngay khi vừa thả xuống (!?)
Ấy thế, Thanh tra Sở NN&PTNT Khánh Hòa - đơn vị được giao trực tiếp quản lý đầm Thủy Triều cũng đang bế tắc. Ông Lê Văn Dũng - Chánh thanh tra khẳng định: “Đến giờ phút này là chịu, không cấm nổi việc sử dụng lờ dây”. Vì sao vậy? Ông nói: “Thực tế chưa có văn bản pháp luật nào cho phép thanh tra bắt phạt đối tượng dùng lờ dây. Chúng tôi chỉ có thể phối hợp với cảnh sát giao thông biển khép vào tội thả lờ làm ảnh hưởng đến an toàn đường biển thôi. Và có làm thì bà con cũng phản ứng dữ dội”.
Sau nhiều lần kiểm tra, lực lượng thanh tra thống kê được ở huyện Cam Lâm có 180 phương tiện, lượng lờ dây ước tính là 174.000m. Tuy nhiên, con số thực tế lại lớn hơn nhiều. Các lực lượng như cảnh sát biển, biên phòng cũng đã có sự phối hợp xử lý nhưng chủ yếu vẫn là buộc người dân vào tội chăng dây làm mất an toàn đường biển.
Rõ ràng việc người dân khai thác tận diệt nguồn thủy hải sản trên đầm chính là hành động bức hại nguồn sống, cần câu cơm của mình. Nguy cơ bị tái nghèo là rất cao. Trước vấn đề này, Sở LĐ-TB&XH Khánh Hòa cũng chỉ đang nghiên cứu tìm giải pháp việc làm cho bà con, tìm cách dạy nghề nhưng bà con lại không mặn mà. Như vậy, việc cứu đầm Thủy Triều lúc này là vô cùng cần thiết, cần sự vào cuộc quyết liệt hơn của các cơ quan chức năng.      

Phóng sự của Văn Đạo

Nguy cơ mất các bãi biển đẹp nhất Việt Nam

Cửa Đại, một trong những bờ biển đẹp nhất Việt Nam có nguy cơ biến mất bởi hiện tượng xói lở diễn ra ngày càng nghiêm trọng, trong khi các giải pháp đưa ra chưa hiệu quả. Các bãi biển khác cũng trong tình cảnh tương tự.
Nằm cách đô thị cổ Hội An 5 km về phía Đông, Cửa Đại là bãi tắm đẹp của tỉnh Quảng Nam và được bầu chọn là một trong 20 bãi biển đẹp nhất thế giới. Bãi tắm này rộng khoảng vài chục ha với dải cát trắng mịn, nước trong xanh, sóng nhỏ và luôn được mặt trời chiếu sáng. Tuy nhiên, hơn 3 km bờ biển Cửa Đại đang bị sạt lở nặng nề, một số khách sạn, khu nghỉ dưỡng trước kia xây cách mép nước khoảng 150 mét giờ đây biển đã tiến sát công trình. Một số dự án xây dựng dang dở phải bỏ hoang.
Để bảo vệ đất đai và các công trình, tất cả khách sạn, khu nghỉ dưỡng tại Cửa Đại đã phải xây kè bảo vệ bờ. Nhưng các kè này đang phát huy rất ít tác dụng, thậm chí còn tác động xấu tới cảnh quan chung. Thành phố Hội An đang sử dụng giải pháp đóng cừ lá sen (cừ thép) để ngăn xói lở. Các chuyên gia cảnh báo nếu không có giải pháp thích hợp, xói lở có thể sẽ làm mất toàn bộ dải đất ven biển của Hội An nói chung và bãi biển Cửa Đại nói riêng.
hiều ngôi nhà chòi tại các khu nghỉ dưỡng bị sóng biển đánh sát vào tận móng.
Nước biển ngày càng lấn sâu vào đất liền ở Hội An khiến nhiều ngôi nhà chòi tại các khu nghỉ dưỡng bị đổ sụp. Ảnh: Tiến Hùng.
Các bãi biển ở Phú Yên những năm gần đây cũng luôn trong tình trạng báo động về xói lở. Xóm Rớ (phường Phú Đông, TP Tuy Hòa) là nơi thường xuyên bị triều cường và nước biển xâm thực. Cách đây ít hôm hiện tượng này tái diễn. Dù không gây thiệt hại về người, nhưng sóng biển đã "gặm" vào đất liền hàng trăm mét, đánh sập hàng chục mét kè chắn sóng bằng đá hộc, đe dọa an toàn của nhiều hộ dân.
Khoảng giữa tháng 10 năm nay, triều cường xuất hiện ở khu vực trên với những cột sóng cao 3-4 mét, đánh sập toàn bộ nhà anh Trương Tấn Hùng; làm sập tường hàng chục nhà dân ven biển và một cơ sở sản xuất tôm giống; gần 200 mét đường Đinh Tiên Hoàng bị cát biển bồi lấp dày hơn 50 cm.
Năm ngoái, Phú Yên đã đầu tư 12 tỷ đồng xây dựng kè chống xói lở bờ biển với chiều dài gần 700 mét để cứu hàng trăm hộ dân. Nhưng ngay khi xây xong, kè này bị sóng biển đánh sập. Mới đây, UBND tỉnh đã phê duyệt dự án đầu tư xây dựng công trình kè chống xói lở ven biển khu vực này, với tổng đầu tư là 151 tỷ đồng. Biện pháp đưa ra là kè áp mái kết hợp với hệ thống mỏ hàn, đỉnh kè kết hợp làm đường giao thông, chân kè bằng cấu kiện bê tông đúc sẵn kết hợp đổ đá.
Cửa Đại (Quảng Nam), Phú Yên là điển hình chịu ảnh hưởng nghiêm trọng của xói lở biển. Nhiều nơi khác ở miền Trung, biển đã lấn sâu vào đất liền gần 100 mét như Bình Định, Khánh Hòa, Đà Nẵng.
Theo Viện nghiên cứu biển và hải đảo thì miền Trung từ Thanh Hóa đến Bình Thuận - nơi sở hữu những bãi biển đẹp, có giá trị kinh tế cao - lại bị xói lở mạnh. Khu vực này dài 1.765 km, trong đó tổng chiều dài đường bờ biển bị xói lở là 392 km, trung bình cứ 6 km thì có một đoạn bị xói lở.
"Những năm gần đây, tình hình xói lở bờ biển miền Trung ngày càng phức tạp do thiếu hụt nguồn cung cấp cát từ các cửa sông, lượng cát bồi vào mùa hè không đủ bù đắp lượng cát xói lở vào mùa đông", tiến sĩ Vũ Thanh Ca, Viện trưởng Viện nghiên cứu biển và hải đảo nói.
ũi Cà Mau có nguy cơ& biến mất do xâm thực từ biển,
Mũi Cà Mau có nguy cơ biến mất do xâm thực từ biển. Ảnh: Vũ Thành Ca.
Không chỉ miền Trung, xói lở biển cũng đang xảy ra tại nhiều địa phương ở miền Bắc và miền Nam. Gò Công Đông (Tiền Giang) là trường hợp điển hình. Trước kia, một số khu vực ven biển có rừng ngập mặn ở cách đê biển hiện nay tới 800 mét, nhưng mấy chục năm gần đây xói lở bờ biển đã làm toàn bộ rừng ngập mặn bị đổ xuống biển và ở một số vị trí, biển đã tiến sát vào chân đê. Tốc độ biển tiến trung bình hàng năm khoảng 30 mét. Dù địa phương đã xây dựng kè bảo vệ bờ với chiều dài trên 3 km và hàng năm các đoạn kè này được tu bổ nhưng nhiều đoạn bờ vẫn đang xảy ra xói lở, gây sạt lở kè.
Bờ biển bán đảo Cà Mau dài 254 km thường chịu ảnh hưởng của cả chế độ thủy triều biển Đông và Tây (vịnh Thái Lan). Từ xa xưa, mũi Cà Mau là nơi có tốc độ bồi tụ lớn nhất, tạo ra dáng vẻ uyển chuyển của phần lãnh thổ đất liền Việt Nam. Có nhà khoa học từng nói quá trình bồi tụ sẽ biến Cà Mau thành dải đất chắn (barrier) một phần vịnh Thái Lan, và với tốc độ bồi như vậy nó sẽ nối với bán đảo Malaysia.
Nhưng hiện bán đảo Cà Mau đối diện với hiểm họa xói lở bờ biển và sạt lở hai bờ sông, cùng hiện tượng sụt lún mặt đất tự nhiên không đều trên toàn bộ diện tích. Tốc độ xói/sạt lở khu vực này trung bình từ 25 đến 50 mét mỗi năm, nghiêm trọng nhất là các đoạn bờ biển Gành Hào - Hố Gùi (huyện Đầm Dơi), Cửa Lớn - cửa Ông Trang. Kè biển kiên cố đang được xây dựng để bảo vệ mũi Cà Mau.
Xói lở và bồi tụ được cho là thiên tai nặng nề nhất ở dải ven biển. Việt Nam hiện có khoảng 1/5 chiều dài đường bờ biển bị xói lở với tốc độ từ vài mét tới hàng chục mét mỗi năm và hiện tượng này có xu hướng gia tăng trong thời gian gần đây. Xói lở biển sẽ ảnh hưởng đến các công trình ven bờ và hoạt động dân sinh, kinh tế ven biển, biến đổi cảnh quan môi trường. Đặc biệt, nó còn làm vỡ đê kè, gây ngập lụt trên diện rộng, dẫn đến thiệt hại nặng nề về tính mạng, tài sản.
Hương Thu

Hiểm họa tiềm tàng từ vỏ chai nhựa

Chai nhựa hiện diện ở khắp mọi nơi, là vật trữ nước để chúng ta dùng khi đi ra ngoài. Nhưng những sản phẩm tưởng vô hại này lại tiềm ẩn mối nguy hiểm đáng kể đối với sức khỏe.

Lời cảnh báo sức khỏe từ nhựa đóng chai
Nhựa là vật liệu tổng hợp được sản xuất bằng tất cả các loại hợp chất. Trong khi một số loại nhựa, được gọi là nhựa PET, an toàn khi sử dụng, nhưng chúng chỉ đúng nếu được sử dụng một lần. Vấn đề nảy sinh là khi chúng được tái chế và tái sử dụng, những chất dẻo phân hủy theo thời gian, giải phóng một chất hóa học gọi là Bisphenol A (BPA) vào trong nước.
Cảnh báo: Thôi nhiễm hóa chất từ nước đóng chai.
Cảnh báo: Thôi nhiễm hóa chất từ nước đóng chai.
BPA gây ra một số tác động tiêu cực đến sức khỏe của bạn, trong đó bao gồm:
Các vấn đề về hành vi.
Khả năng miễn dịch thấp hơn.
Dậy thì sớm ở bé gái.
Các vấn đề về khả năng sinh sản.
Số lượng tinh trùng thấp hơn.
Chất lượng học tập.
Bệnh tiểu đường.
Béo phì.
Tuyến tiền liệt và ung thư vú.
Chai lọ bằng nhựa cũng chứa một hóa chất gọi là phthalates, giúp làm cho nhựa PVC mềm hơn. Phthalates có liên quan đến nhiều vấn đề sức khỏe như ung thư gan, số lượng tinh trùng thấp hơn và các vấn đề về sinh sản khác.
Tác động môi trường
Bạn có thể biết rằng nhựa có hại cho môi trường. Tùy thuộc vào loại nhựa được sử dụng, ở bất cứ nơi đâu nó có thể mất khoảng 450 đến 1.000 năm để phân hủy. Khoảng 50 tỷ chai nhựa được sử dụng mỗi năm trên toàn thế giới, vì vậy không lâu nữa các bãi rác của chúng ta sẽ không đủ để chứa chất thải.
Nếu một chai nhựa chứa một lít nước, phải mất ba lít nước để sản xuất ra chai nhựa. Sau khi chai được sản xuất, nước này không thể sử dụng được cho bất cứ điều gì khác, vì vậy nó gây lãng phí. 
Hơn nữa, 17 triệu thùng dầu được sử dụng để sản xuất các chai mỗi năm. Đó là lượng nhiên liệu lớn có thể làm nhiên liệu cho một triệu xe một năm. Không kể đến số nhiên liệu được sử dụng để vận chuyển các chai, đó là con số đáng kể, vì những chai nước khá nặng khi chúng được chứa đầy nước.
Nhìn chung, xét từ khía cạnh y tế và tác động môi trường, bạn sẽ thấy tốt hơn hết là sử dụng một chai thủy tinh thay vì một chai nhựa.
Theo Phương Vũ - Gia đình Việt Nam

Thứ Hai, 22 tháng 12, 2014

Tình trạng ô nhiễm dễ làm trẻ bị tự kỷ?

Một nhóm chuyên gia thuộc ĐH Harvard vừa công bố báo cáo chỉ ra mối liên hệ giữa tình trạng ô nhiễm môi trường với chứng tự kỷ ở trẻ trong giai đoạn mang thai của người mẹ.



Phụ nữ có thai được khuyên nên hạn chế tiếp xúc với môi trường ô nhiễm - Ảnh: ThinkStock
Khảo sát và nghiên cứu khoa học trên được thực hiện với 1.767 trẻ. Trong đó, số trẻ mắc chứng tự kỷ là 245 em, số trẻ bình thường là 1.522 em.
Khảo sát này cho kết luận rằng bà mẹ khi mang thai càng tiếp xúc nhiều với môi trường bụi bẩn thì con càng có nguy cơ cao mắc chứng tự kỷ.

Các nhà khoa học cho rằng, các phân tử bụi dù rất nhỏ cũng có thể xâm nhập vào phổi các bà mẹ và truyền qua các mạch máu.

Dù nghiên cứu này cần nhiều thời gian để chứng minh nhưng các chuyên gia đã khuyến cáo các phụ nữ mang thai cần hạn chế tiếp xúc trong môi trường ô nhiễm để giảm thiểu nguy cơ có thể vô tình làm cho con mắc chứng tự kỷ. 
GS Marc Weisskopf, trưởng nhóm nghiên cứu nói rằng: "Ngày càng có nhiều chứng cứ cho thấy rằng ô nhiễm môi trường đóng vai trò quan trọng trong nguy cơ gây tự kỷ bẩm sinh ở trẻ".
Đây là lần thứ năm khảo sát mối liên quan giữa ô nhiễm môi trường với chứng tự kỷ được thực hiện và đều cho những kết luận tương tự.
Theo Thiên Như - Phụ nữ TPHCM

Khí độc từ nhà bếp có thể gây ung thư

Khói và khí độc của bất kỳ loại nhiên liệu nào từ nhà bếp cũng đều có hại cho sức khỏe dẫn đến bệnh tật, trước tiên đối với người nấu bếp và sau đó là người xung quanh.

Trong khu vực nhà bếp, bất kể là khí than, dầu hỏa, khí gas khi cháy đều sản sinh khí độc hại như CO2. Trong đó, khí than gây ô nhiễm nghiêm trọng nhất do nó sinh ra NO2, SO2 và bụi khói.
Khí gas khi cháy sinh ra khí NO2 cao gấp 5-6 lần so với bên ngoài, có hại cho đường thở. Ngoài ra có thể rò khí gas, nếu gặp lửa sẽ gây nổ rất nguy hiểm. 
Khói dầu hỏa chứa nhiều chất độc hại gây kích thích đường hô hấp dẫn đến ngứa họng, đau họng, ho; kích thích kết mạc mắt gây chảy nước mắt; kích thích niêm mạc mũi gây chảy nước mũi, hắt hơi; tác động đến đường tiêu hóa và hệ thần kinh như mệt mỏi và chán ăn. 
Ngoài ra, khói dầu hỏa còn là nguyên nhân gây ung thư phổi.
Các loại nhiên liệu trên khi cháy còn sinh ra chất benzopyren - một chất gây ung thư mạnh. Những người nấu bếp hay những người ở lâu trong nhà bếp đều dễ bị tức ngực, đau đầu, tắc mũi, ngứa mắt, ù tai. 
Về lâu dài còn bị giảm trí nhớ, mất ngủ, dễ viêm nhiễm đường hô hấp như viêm phế quản, viêm phổi…
Để phòng ngừa các tác hại trên do khói, khí độc nhà bếp, cần làm vệ sinh môi trường trong nhà bếp như mở cửa sổ thường xuyên hay mỗi lần nấu nướng phải thông gió kỹ bằng quạt hút gió. Mỗi lần nấu nướng phải giữ đúng độ lửa, không nên để cháy quá lớn.
Xây nhà bếp cách xa phòng ngủ. Ngoài ra có thể đặt chậu cây cảnh hoặc chậu hoa trong bếp vì chúng có thể hấp thu một số khí độc; cũng có thể mua máy hút khí và đặt trên bếp để hấp thu các khí độc từ bếp tỏa ra.

Theo BS Ngô Văn Tuấn - Người Lao động

Chủ Nhật, 21 tháng 12, 2014

Nhật Bản có thể bị “xóa sổ” khỏi Trái đất trong khoảng 100 năm tới

Các nhà khoa học vừa lên tiếng cảnh báo về tình trạng núi lửa hoành hành hiện nay sẽ khiến quốc gia “Mặt trời mọc” bị tổn thất nặng nề trong vòng 100 năm nữa.

Nhật Bản có thể bị “xóa sổ” khỏi Trái đất trong khoảng 100 năm tới
Theo một nghiên cứu mới đây được thực hiện bởi các chuyên gia thuộc Đại học Kobe, Nhật Bản cho hay, ngay trong thế kỉ này sẽ có rất nhiều đợt phun trào núi lửa và một vài trong số đó thậm chí sẽ “san phẳng” Nhật Bản, khiến 127 triệu dân của nước này gặp nguy hiểm, phần lớn trong số đó có thể không sống sót.
“Chúng tôi đã ghi nhận và phân tích chu kì phun trào của núi lửa. Và không phải nói quá khi một thảm họa thiên nhiên mà cụ thể là núi lửa phun trào khiến Nhật Bản biến mất”, báo cáo cho biết.
Hai chuyên gia đến từ Đại học Kobe là giáo sư Yoshiyuki Tatsumi và Keiko Suzuki – thành viên chủ chốt của nhóm nghiên cứu – đã phân tích dựa vào một núi lửa khổng lồ nằm trên đảo Kyushu. Đây là hòn đảo đã xảy ra tới 7 lần phun trào dung nham 120.000 năm qua.
Trong báo cáo, các chuyên gia cho rằng nếu hòn đảo phía Nam Nhật Bản này phun trào, nó sẽ chôn vùi khoảng 7 triệu dân dưới dòng dung nham chỉ trong vài giờ. Đồng thời, gió Tây sẽ mang hàng triệu tấn tro bụi đến đảo Honsu – đảo chính và tập trung nhiều dân nhất (khoảng 120 triệu người) của Nhật Bản khiến cuộc sống nơi đây trở nên “vô vọng”. Tất nhiên, các nơi khác cũng sẽ bị lớp tro bụi này làm ảnh hưởng. Tỉ lệ phun trào trở lại trong vòng 100 năm tới của núi lửa là khoảng 1%.
Mặc dù đây là tỉ lệ rất nhỏ nhưng các chuyên gia cảnh báo rằng mọi người không nên lơ là mất cảnh giác và đánh giá thấp nó. Bởi trong quá khứ, một dự đoán tương tự vào năm 1995 cho một trận động đất mạnh 7,2 độ richter là 1%. Năm đó, trận động đất đã tàn phá thành phố Kobe, khiến 6.400 người chết và 4.400 người bị thương.
"Vì vậy, sẽ không có gì ngạc nhiên nếu một vụ phun trào núi lửa khổng lồ xảy ra bất cứ lúc nào trong thời gian tới”, nghiên cứu nhấn mạnh. 
Nghiên cứu này được các nhà khoa học cho là lời cảnh tỉnh ở một quốc gia thường xuyên xảy ra động đất, phun trào núi lửa như Nhật Bản. Gần đây nhất vào tháng 9 vừa qua, một núi lửa mang tên Ontake nằm giữa tỉnh Gifu và Nagago đã khiến 51 người chết và một vài trong đó là trẻ em.
Lâm Anh

Ngổn ngang rác thải phía sau các khu độ thị hào nhoáng

Phía sau những khu đô thị, khu chung cư cao cấp khang trang của Thủ đô là những bãi rác thải gây ô nhiễm.

Chúng tôi đã khảo sát tại một số điểm đô thị như khu đô thị mới Dịch Vọng, khu đô thị The sparks - Lê Văn Lương… chứng kiến những bãi rác ngang nhiên tồn tại ven các trục đường lớn. Rác ngổn ngang dưới kênh rạch bốc mùi hôi thối khó chịu.

Rác “phong phú” về thể loại, từ rác thải sinh hoạt, đất đá đến phế thải xây dựng; từ chất thải đến nước thải, ngày ngày hủy hoại môi trường, đe dọa cuộc sống người dân Thủ đô.

Con “kênh rác” ngay sau khu đô thị mới Dịch Vọng.

Con “kênh rác” ngay sau khu đô thị mới Dịch Vọng.
Con “kênh rác” ngay sau khu đô thị mới Dịch Vọng.
 
Con “kênh rác” ngay sau khu đô thị mới Dịch Vọng.

Con “kênh rác” ngay sau khu đô thị mới Dịch Vọng.

Con “kênh rác” ngay sau khu đô thị mới Dịch Vọng.
Rác chất thành đống ven đường, lấn xuống chặn dòng chảy của con kênh gần làng Lụa Vạn Phúc - Hà Đông.
 
Con “kênh rác” ngay sau khu đô thị mới Dịch Vọng.

Con “kênh rác” ngay sau khu đô thị mới Dịch Vọng.

Con “kênh rác” ngay sau khu đô thị mới Dịch Vọng.
Những khối bê tông đã khô cứng, những núi phế thải xây dựng được đổ trái phép ngay cạnh Viện Huyết học và truyền máu Trung ương.

Gia Chính - Nguyễn Hiền

Thứ Sáu, 19 tháng 12, 2014

Xử trí nhiễm độc do hít thở khí độc của các vật liệu cháy

Có những trường hợp nạn nhân tử vong hoặc nguy kịch vì bị nhiễm độc do hít thở các loại khí được hình thành từ sản phẩm của vật liệu cháy.

Trong thời gian qua, các vụ cháy do nhiều nguyên nhân khác nhau đã xảy ra ở nhiều nơi, trong đó có những trường hợp nạn nhân tử vong hoặc nguy kịch vì bị nhiễm độc do hít thở các loại khí được hình thành từ sản phẩm của vật liệu cháy.
Ngoài nhiễm độc khí oxide carbon (CO) thường được đề cập, nạn nhân còn bị nhiễm độc bởi các loại khí độc khác như: acrolein, hydrochloric acid, toluen diisocyanate, nitrogen dioxide, hydrogen cyanide... Trầm trọng nhất là nhiễm khí độc nitrogen cyanide.
Các loại khí độc từ sản phẩm của vật liệu cháy
Chất acrolein là một aldehyde, khi hít vào nhu mô phổi đường hô hấp sẽ gây biến chất protein, phù phổi, thương tổn mao mạch của các phế nang; làm co thắt những nhánh phế quản, tăng tiết dịch ở niêm mạc phế quản; gây rối loạn hô hấp dẫn đến tình trạng thiếu khí oxy ở trong máu. Ngoài ra, chất acrolein cũng gây viêm kết mạc mắt, làm hỏng mắt.
Khói sinh ra trong các vụ cháy gây nhiễm độc
Khói sinh ra trong các vụ cháy gây nhiễm độc
Chất hydrochloride acid làm thoái biến chất protein đường thở, gây thương tổn hoại tử tế bào đường hô hấp; kích thích nhãn cầu của mắt và làm hư hại mắt. Người bệnh có dấu hiệu khó thở, đau tức ngực, phù phổi, rối loạn nhịp tim...
Chất toluen diisocyanate gây co thắt phế quản, kích thích nhãn cầu của mắt.
Chất nitrogen dioxide cũng làm co thắt phế quản, co thắt thanh quản, phù phổi.
Chất hydrogen cyanide là một loại chất độc được hình thành từ sản phẩm các vật liệu cháy thông thường của chất dẻo như polymethane, nylon... 
Khi nạn nhân hít thở khói khí có chứa hydrogen cyanide sẽ bị nhiễm độc nặng. Chúng gây liệt hô hấp ty lạp thể tế bào, khi kết hợp với chất sắt (Fe) sẽ gây tổn thương men cytochrome oxidase và quá trình phosphore hóa bị ngừng lại, dẫn đến hậu quả làm các mô tế bào của cơ thể thiếu khí oxy. 
Các triệu chứng nhiễm độc chất hydrogen cyanide làm cho nạn nhân bị nhức đầu, chóng mặt, có các cơn co giật. Trong giai đoạn đầu, do trung khu hô hấp bị kích thích nên nạn nhân thở nhanh và khó thở; qua giai đoạn sau đó muộn hơn nạn nhân sẽ thở chậm, thở thưa dần và ngừng thở. 
Huyết áp động mạch lúc đầu cũng tăng cao, tim đập nhanh; giai đoạn tiếp về sau thấy huyết áp động mạch hạ thấp dần và dẫn đến tình trạng trụy tim mạch. Xét nghiệm định lượng chất cyanide trong máu cần chú ý thực hiện đúng các kỹ thuật lấy và bảo quản bệnh phẩm, đồng thời phải gửi ngay đến các phòng xét nghiệm độc chất vì chất này sẽ tự biến đổi và tiêu hủy nhanh ở các mẫu máu xét nghiệm. 
Nếu nồng độ chất cyanide máu cao trên 50 pimol/lít thì ở lâm sàng nạn nhân có biểu hiện mất tri giác; nếu nồng độ cao trên 100 pimol/lít là dấu hiệu rất nặng và nguy kịch có thể dẫn đến tử vong. 
Trên thực tế, do việc xét nghiệm định lượng chất cyanide có khó khăn nên còn phải sử dụng thêm kỹ thuật phát hiện khí độc hydrogen cyanide bằng cách dùng ống nghiệm Drager đơn giản hơn và giúp phát hiện sớm tình trạng nhiễm độc chất cyanide. 
Thực hiện các xét nghiệm khác cũng có thể cho thấy phân áp khí oxy trong máu bình thường nhưng mức bảo hòa khí oxy máu động mạch giảm do chất cyanhemoglobin được hình thành trong máu; đồng thời mức bảo hòa khí oxy máu tĩnh mạch kết hợp tăng trên 75%.
Xử trí nhiễm độc do hít thở khí độc từ sản phẩm của vật liệu cháy
Khi đối diện với nạn nhân bị nhiễm độc do hít thở khí độc tử sản phẩm của vật liệu cháy trong các vụ hỏa hoạn, trước tiên cần phải điều trị những triệu chứng như: nhức đầu, chóng mặt, co giật bằng các loại thuốc an thần. 
Sau đó, dùng các loại thuốc giãn phế quản, kháng sinh, corticosteroide như những trường hợp nạn nhân bị bỏng đường hô hấp. Xử trí tình trạng khó thở bằng phương pháp hồi sức hô hấp như: cho thở khí oxy, hô hấp viện trợ; dự phòng và điều trị phù phổi do hít thở khí độc. 
Đồng thời dùng các thuốc trợ tim mạch, hồi sức tuần hoàn; cho thuốc lợi tiểu, bảo đảm chức năng bài tiết để đào thải các chất độc qua đường tiết niệu của thận. 
Ngoài ra phải xử trí trạng thái toan hóa bằng cách dùng loại dung dịch natribicarbonate, bảo đảm chức năng giải độc gan; dùng các thuốc lợi cho chuyển hóa tế bào, hô hấp tế bào. Một vấn đề cũng cần quan tâm là sử dụng thuốc giải độc, trung hòa chất độc tùy theo loại khí gây nhiễm độc.
Đối với các trường hợp bị nhiễm độc nặng và trầm trọng, dùng phương pháp trị liệu thanh lọc làm sạch máu liên tục trong 24 giờ hoặc trong vài ngày cho đến khi không còn có sự biểu hiện của chất độc lưu hành trong máu và cơ thể bằng các kỹ thuật thẩm phân lọc máu liên tục hoặc hấp phụ máu; thanh lọc huyết tương liên tục hoặc lọc máu liên tục.
Như đã nêu ở trên, khi bị nhiễm độc khí từ sản phẩm của vật liệu cháy có chứa hydrogen cyanide; tình trạng của nạn nhân rất nặng và trầm trọng. 
Ngoài phương pháp xử trí chung được thực hiện, việc điều trị đặc hiệu nhiễm độc do các chất cyanide như hydrogen cyanide, cyanogen chloride cần sử dụng thuốc dicobalt edalate 600mg tiêm tĩnh mạch để có tác dụng gắn kết với các ion cyanide và tái hoạt hóa men cytochrome oxidase; tiêm tĩnh mạch chậm thuốc sodium nitrite 300mg trong vòng 30 phút; tiêm tĩnh mạch chậm thuốc dimethylaminophenol 250mg. 
Cả hai loại thuốc sodium nitrite và dimethylaminophenol này có tác dụng gắn kết với methemoglobin để giải độc. Đồng thời có thể dùng thuốc sodium thiosulphate với liều 12,5g tiêm tĩnh mạch hoặc truyền tình mạch; thuốc có tác dụng giải độc, chuyển các ion cyanide thành thiocyanate đào thải nhanh ra khỏi cơ thể. 
Ngoài ra, thuốc hydroxocobalamine là chất kháng độc đặc hiệu có tên là cyanokit dùng truyền tĩnh mạch với liều 2,5g pha trong 100ml huyết thanh mặn đẳng trương và truyền trong vòng 15 phút. 
Đối với người lớn, cần truyền thêm một liều 2,5g cyanokit pha trong 100ml huyết thanh mặn đẳng trương để có tổng liều là 5g. Nếu căn cứ vào trọng lượng cơ thể thì tổng liều thuốc được tính là 70mg/kg thể trọng kể cả người lớn và trẻ em.
Theo TTƯT.BS Nguyễn Võ Hinh - Sức khỏe và Đời sống