Văn phòng Diện Chẩn Sống Khỏe_ Khu nhà 102 Ngõ 95 Chùa Bộc-Đống Đa-Hà Nội _ ĐT : 0906143408

Hướng dẫn lý thuyết và thực hành cơ bản miễn phí cho những quí vị thực sự yêu thích Diện Chẩn . Hãy gọi cho chúng tôi để biết lịch .

Tư vấn sức khỏe , chẩn bệnh đưa ra phác đồ miễn phí.

Thứ Năm, 31 tháng 12, 2015

Biến đổi khí hậu​: Đồng bằng sông Cửu Long sẽ phải đắp đê biển?

Đó là những đề xuất của đề án “Nghiên cứu ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến sự biến đổi tài nguyên nước Đồng bằng sông Cửu Long” do PGS.TS. Trần Hồng Thái làm chủ nhiệm đề tài, cơ quan chủ trì là Viện Khoa học Khí tượng Thủy văn và Biến đổi khí hậu.
Những vườn mía lưu gốc tại xã Hiệp Hưng, huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang phát triển tốt nhờ có đê bao chống lũ phía ngoài (Ảnh: Duy Khương/TTXVN)
Những vườn mía lưu gốc tại xã Hiệp Hưng, huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang phát triển tốt nhờ có đê bao chống lũ phía ngoài (Ảnh: Duy Khương/TTXVN)
Nguy cơ từ thiếu hụt nguồn nước và ngập lụt
Đồng bằng Sông Cửu Long bao gồm phần đất thuộc 13 tỉnh thành phố gồm: Long An, Đồng Tháp, Tiền Giang, Vĩnh Long, Trà Vinh, Bến Tre, An Giang, Hậu Giang, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau, Kiên Giang và thành phố Cần Thơ. Diện tích đất tự nhiên khoảng 3.96 triệu ha, dân số khoảng 18 triệu người.
Theo Quy hoạch phát triển thủy lợi ĐBSCL giai đoạn 2012-2020 và định hướng đến 2050 trong điều kiện biến đổi khí hậu, nước biển dâng được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt năm 2012 đã đặt ra mục tiêu đến năm 2050 đảm bảo an toàn dân sinh, sản xuất, cơ sở hạ tầng cho khoảng 32 triệu dân và chủ động ứng phó với tác động của biến đổi khí hậu nước biển dâng, xâm nhập mặn.
ĐBSCL luôn phải đối mặt với không ít khó khăn và hạn chế trong điều kiện dòng chảy và các tài nguyên sinh vật, phù sa vào đồng bằng phụ thuộc hoàn toàn vào khai thác nguồn nước thượng lưu. Do vậy ĐBSCL phải chịu những tác động, thách thức không nhỏ và khôn lường từ các hoạt động ở thượng lưu, biến đổi khí hậu và mực nước biển dâng.
Những thách thức đó sẽ là những rào cản lớn cho tiến trình phát triển kinh tế-xã hội ở vùng ĐBSCL, đặc biệt đối với sinh hoạt và sản xuất nông nghiệp của người dân và cộng đồng dân cư.
Những hạn chế chính của điều kiện tự nhiên, đó là ảnh hưởng của lũ trên diện tích từ 1,4-1,9 triệu ha ở vùng đầu nguồn; Nguồn nước suy giảm dẫn đến: mặn xâm nhập trên diện tích khoảng 1,2-1,6 triệu ha ở vùng ven biển; đất phèn và sự lan truyền nước chua trên diện tích khoảng 1,2-1,4 triệu ha ở những vùng thấp trũng; thiếu nước ngọt cho sản xuất và sinh hoạt trên diện tích khoảng 2,1 triệu ha ở những vùng xa sông, gần biển; và sự xói lở bờ sông, bờ biển xảy ra nhiều nơi và ngày càng nghiêm trọng.
Thêm vào đó, trong những năm gần đây, biến đổi khí hậu ngày càng thể hiện rõ nét và diễn biến phức tạp đó là dòng chảy từ thượng lưu và nước biển dâng.
Tác động tiềm tàng của biến đổi khí hậu ở Đồng bằng sông Cửu Long chủ yếu là nguy cơ thiếu hụt nguồn nước. Vấn đề thiếu hụt nguồn nước ngọt sẽ tác động hết sức tiêu cực đến mọi mặt đời sống kinh tế xã hội. Riêng đối với ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, việc thiếu nguồn nước sẽ gây ra những khó khăn tổn thất lớn. Theo dự báo trong những năm tới, mực nước biển sẽ ngày một dâng cao, khả năng xâm nhập mặn sẽ rất lớn. Lưu lượng nước thượng nguồn về bị giảm sút sẽ không đủ lưu lượng đẩy mặn, nước mặn sẽ xâm nhập sâu vào nội địa.
Thứ hai là nguy cơ ngập lụt. Dòng chảy trung bình mùa lũ tổng cộng vào Đồng bằng sông Cửu Long có thể tăng tới 40 tỷ m3 nước. Ngập lụt sẽ gia tăng tại các vùng Đồng Tháp Mười và Tứ Giác Long Xuyên, đặc biệt vùng kẹp giữa 2 sông Tiền và sông Hậu nghiêm trọng hơn.Ngoài các thành phố/thị xã đã bị ngập lũ hiện nay như Châu Đốc, Long Xuyên, Cao Lãnh, sẽ có thêm Sa Đéc, Vĩnh Long, Tân An, Mỹ Tho, Cần Thơ, Vị Thanh, Sóc Trăng, Rạch Giá và Hà Tiên bị ngập trên 0,5 m, trong đó nghiêm trọng nhất là Châu Đốc,Cân Thơ và Vĩnh Long. Bán đảo Cà Mau tuy là vùng trũng thấp nhưng chỉ gần 50% diện tích ngập <0,5 m. Nước biển dâng làm cho tiêu thoát nước các thành phô/thị xã Mỹ Tho, Bến Tre, Trà Vinh, Bạc Liêu và Cà Mau khó khăn hơn.
Những giải pháp lâu dài
Từ những thách thức và diễn biến dòng chảy, ngập lụt có thể đưa ra những đề xuất các giải pháp khai thác và sử dụng hợp lý tài nguyên nước, bảo đảm nguồn nước phục vụ phát triển bền vững ở ĐBSCL, trong đó có vấn đề xây dựng đê biển.
Nguồn nước thiếu hụt trong thời kỳ khô hạn sẽ dẫn đến gia tăng khoảng cách xâm nhập mặn. Do vậy cần phải quy hoạch và từng bước xây dựng các tuyến đê biển dọc bờ biển Đông và biển Tây nhằm ngăn chặn sự xâm nhập của nước biển trong điều kiện nước biển dâng cao. Nghiên cứu các biện pháp ngăn mặn xâm nhập sâu vào trong mùa cạn, trong đó có biện pháp xây dựng các cống ngăn mặn ở những nơi được chứng tỏ là có hiệu quả.
Bên cạnh đó chuyển đổi sử dụng đất, chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi. Diện ngập tăng, sử dụng đất của các ngành bị ảnh hưởng lớn bởi ngập lụt, lượng nước thiếu hụt cùng với nước biển dâng sẽ dẫn đến gia tăng xâm nhập mặn. Khu vực hoàn toàn không bị ảnh hưởng triều mặn đưa vào cơ cấu cây trồng vật nuôi những loài không cần nhu cầu nước cao. Áp dụng công nghệ tưới tiết kiệm.
Khu vực mới bị ảnh hưởng triều – mặn: Phân bố hợp lý phạm vi dành cho cây trồng trọt và thủy sản, phát triển các loại cây trồng, vật nuôi có khả năng thích ứng với nước lợ và nước mặn, chú ý bảo vệ và phát triển các khu rừng ngập mặn ở vùng cửa sông ven biển (Bến Tre, Hậu Giang, Cà Mau).
Cần đa dạng hoá cây trồng vùng đặc biệt là vùng ven biển và đệm ven biển. Bên cạnh biện pháp tích cực ngăn mặn, tiếp ngọt để duy trì sản xuất nông nghiệp, thì việc bố trí cây trồng phù hợp và cập nhật kỹ thuật canh tác cũng là một biện pháp rất hữu hiệu, linh hoạt có thể áp dụng nhanh, ít tốn kém và mọi người dân có thể tham gia làm được. Các biện pháp có thể bao gồm:
Bố trí lại mùa vụ để né mặn: Thu hoạch sớm hơn để tránh mặn cuối vụ hoặc xuống giống muộn hơn để tránh mặn đầu vụ có thể được thực hiện bằng cách chọn giống cây trồng hoặc vật nuôi có chu kỳ sinh trưởng ngắn phù hợp với điều kiện mùa vụ mới.
Nghiên cứu chọn giống kháng mặn: Chọn canh tác những loại cây trồng hoặc vật nuôi có khả năng kháng mặn để khi mặn có tăng cao ít bị thiệt hại.
Thay đổi hệ thống canh tác: Cây trồng được canh tác trong thời điểm có nước ngọt được luân canh với cá, tôm nuôi trong mùa có nước mặn hay lợ. Hiện nay, nông dân cũng đã thực hiện hệ thống canh tác này như mô hình lúa – tôm sú, lúa – cá nước lợ…
Trồng loại cây có nhu cầu nước ít: Khi mặn xâm nhập thì nước ngọt phục vụ cho sản xuất trở nên khan hiếm, nên chọn trồng những loại cây có nhu cầu nước ít. Chẳng hạn như trồng lúa cần cung cấp nước nhiều gấp hai lần so với trồng sorghum hay bắp.
Tăng cường khả năng kháng mặn cho cây. Trong trường hợp cây bị nhiễm mặn, bằng biện pháp kỹ thuật canh tác có thể gia tăng khả năng kháng mặn cho cây như phun một số hóa chất lên lá, bón dưỡng chất đối kháng mặn, cung cấp phân bón qua lá, sử dụng màng phủ nông nghiệp và gia tăng ẩm độ trong vùng sản xuất.
Cuối cùng là  các biện pháp tích trữ nước ngọt và bảo vệ môi trường. Dùng các biện pháp tích trữ nước mưa trong mùa mưa theo quy mô gia đình dưới hình thức các bể chứa hoặc các loại chung vại… phục vụ cho mùa khô Biện pháp này đặc biệt hiệu quả đối với vùng ven biển (Bến Tre, Bạc Liêu, Sóc Trăng, Cà Mau) chịu ảnh hưởng của thủy triều, nơi mà nguồn nước sông trong mùa mùa khô – cạn đặc biệt hạn chế do bị ảnh hưởng của xâm nhập mặn
Tăng cường các biện pháp bảo vệ môi trường chống ô nhiễm nguồn nước, trong đó phải thường xuyên tiến hành công tác kiểm tra hoạt động xử lý và xả nước thải sản xuất của các khu công nghiệp và cơ sở sản xuất vào nguồn nước; thực hiện các biện pháp xử lý nghiêm minh đối với các cơ sở xả thải ô nhiễm nguồn nước.


NHẬN TẶNG VÀ MUA QUẦN ÁO CŨ
NHẬN TẶNG VÀ MUA QUẦN ÁO CŨ
Gọi cho chúng tôi 0902233317

Triều cường gây ngập úng nhiều nơi tại Hậu Giang

Do ảnh hưởng của triều cường dâng cao,nhiều nơi trên địa bàn tỉnh Hậu Giang xảy ra ngập úng cục bộ, gây ảnh hưởng không nhỏ đến cuộc sống và sản xuất của người dân.

Theo báo cáo của ngành chức năng tỉnh Hậu Giang , tình trạng ngập nhiều nhất xảy ra ở các khu vực giáp sông Cái Lớn như huyện Châu Thành, thị xã Ngã Bảy, huyện Phụng Hiệp…

Triều cường dâng cao. Ảnh: Mạnh Linh/TTXVN
Tại các địa phương này, có hàng ngàn ngôi nhà, vườn cây ăn trái, hoa màu bị ảnh hưởng, trong đó có nhiều căn nhà bị ngập sâu trong nước, nhất là những hộ dân xây dựng nhà dọc theo các tuyến kênh, sông...Cụ thể, tại tuyến sông dọc theo Quốc lộ 1A, chạy dài từ huyện Phụng Hiệp đến thị xã Ngã Bảy, giáp với tỉnh Sóc Trăng dài hơn 20km có hàng trăm ngôi nhà bị ngập cục bộ; nước dâng cao còn làm ngập nhiều tuyến đường dân sinh, trong đó có điểm ngập tràn qua Quốc lộ 1A.

Một số vườn cây ăn trái của huyện Châu Thành và thị xã Ngã Bảy có nguy cơ bị mặn xâm nhập sâu. Nhiều nhà vườn trên địa bàn cho biết, do lượng mưa năm nay ít, lượng nước ngọt trên đồng giảm nhanh nên nguy cơ xâm nhập mặn rất cao. 

Theo dự báo của Trung tâm khí tượng thủy văn, mùa mưa năm nay kết thúc vào đầu tháng 11, sớm hơn trung bình nhiều năm và tổng lượng mưa trong năm thấp hơn trung bình nhiều năm từ 30 - 50%. Trong khi đó nhiệt độ cao hơn trung bình nhiều năm từ 0,7 - 1,5 độ C, nhiệt độ cao nhất ở mức 32 - 36 độ C. Hoạt động El-Nino ở khu vực Đồng bằng sông Cửu Long vẫn ở mức cao, tương đương với năm 1997 - 1998. Do vậy, nguồn nước ở khu vực này sẽ khan hiếm, thêm vào đó nhiệt độ cao sẽ làm gia tăng bốc hơi, xâm nhập mặn. 

Với hiện tượng bất thường trên, ngành chuyên môn tỉnh Hậu Giang nhận định, trong mùa khô năm 2016, toàn tỉnh có 40.000 - 50.000ha đất canh tác nguy cơ ảnh hưởng khô hạn, xâm nhập mặn. Ngoài ra, các khu vực thuộc địa bàn thành phố Vị Thanh, thị xã Long Mỹ, huyện Long Mỹ và một phần của huyện Vị Thủy, huyện Phụng Hiệp có khả năng bị thiếu nước sinh hoạt. 

Trước tình hình trên, ngành chức năng tỉnh Hậu Giang khuyến cáo người dân cần chủ động ứng phó, bảo vệ diện tích sản xuất, nhất là diện tích lúa, vườn cây ăn trái, tích trữ nước tưới tiêu khi thiếu nước... Ngành nông nghiệp phối hợp với chính quyền địa phương theo dõi chặt tình hình khô hạn, xâm nhập mặn để có hướng xử lý kịp thời, nhất là đóng mở hệ thống cống, đập ngăn mặn, giữ ngọt hợp lý nhằm bảo vệ diện tích sản xuất cho người dân.


NHẬN TẶNG VÀ MUA QUẦN ÁO CŨ
NHẬN TẶNG VÀ MUA QUẦN ÁO CŨ
Gọi cho chúng tôi 0902233317

Khốn khổ vì chợ gia cầm

Tại thôn Kỳ Úc, thị trấn Phúc Thọ, H.Phúc Thọ (Hà Nội) tình trạng buôn bán, giết mổ gia cầm tự phát, gây ô nhiễm môi trường, diễn ra từ nhiều năm nay nhưng vẫn chưa được xử lý.
Tại thôn Kỳ Úc nhà nhà buôn bán gia cầm khiến không khí bị ô nhiễm nặng nề - Ảnh: Nhật Lệ

Thôn Kỳ Úc có hơn 600 hộ dân thì một nửa theo nghề buôn bán gia cầm. Theo ông Khuất Văn Toàn, cụm trưởng cụm 7 của thôn thì nghề buôn bán gia cầm ngày càng phát triển mạnh. Đa phần các hộ dân trong thôn đều nuôi nhốt gà vịt ngay trong chính ngôi nhà mình đang ở, để chờ thương lái đến mua. Nhà này nuôi nhốt gia cầm sát nhà kia, dẫn đến việc mùi hôi thối bốc lên khắp mọi con đường, ngõ hẻm. Lông gà vịt được phơi tràn lan ra ngoài đường và bay trong không khí. Đặc biệt là những ngày nắng nóng thì mùi hôi thối càng khó chịu. Bà Hoa, 54 tuổi, người dân trong thôn, than phiền: “Vào những hôm trời mưa, nước bẩn từ các hộ giết mổ, nuôi nhốt gia cầm tràn ra cống rãnh và không thoát đi đâu được, khiến đường làng ngập nước đến đầu gối và tanh hôi không chịu nổi. Dân rất bức xúc nhưng không biết làm thế nào”.
Đặc biệt vài tháng gần đây, tại thôn còn “mọc” lên một chợ gà tự phát ngay đường đi. Cứ từ 7 - 10 giờ đêm, người dân trong làng đem những lồng nhốt gia cầm ra đường bán. Một đoạn đường chỉ khoảng 200 m nhưng có đến hàng chục điểm bày bán gia cầm. Người mua người bán nhộn nhịp; lông gà vịt bay tứ tung; không khí xung quanh đầy mùi xú uế…, ảnh hưởng đến cuộc sống của những hộ dân xung quanh.
Sống chung với mùi thối quanh năm nên sức khỏe của người dân Kỳ Úc đang bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Bà Đinh Thị Lương, Bí thư chi bộ cụm 6 của thôn cho biết: “Trong những năm gần đây, số lượng người bị chết vì các bệnh nan y, đặc biệt là ung thư đã tăng lên nhanh chóng. Cá biệt có một xóm nhỏ trong 1 năm có đến 5 - 6 người chết vì ung thư. Tỷ lệ người mắc bệnh ung thư của thôn Kỳ Úc được cho là đứng đầu huyện Phúc Thọ. Không biết nguyên nhân chính có phải do ô nhiễm môi trường hay không, nhưng người dân sợ lắm”.
Trao đổi với PV Thanh Niên, ông Đặng Văn Nghĩa, Trưởng phòng Tài nguyên và Môi trường H.Phúc Thọ cho biết: “Sắp tới UBND huyện sẽ kết hợp với UBND thị trấn Phúc Thọ xây dựng đề án chuyển tất cả các khu nuôi nhốt, giết mổ cũng như buôn bán gia cầm tách ra khỏi khu dân cư. Nếu như người dân không đồng ý thì sẽ dùng biện pháp cưỡng chế, chứ nhất quyết không để hoạt động này diễn ra như vậy nữa”.

NHẬN TẶNG VÀ MUA QUẦN ÁO CŨ
NHẬN TẶNG VÀ MUA QUẦN ÁO CŨ
Gọi cho chúng tôi 0902233317

Khi sinh viên hiến kế bảo vệ dòng Mekong

Trong hai ngày (29 và 30-12) tại hội thảo “Trách nhiệm của giới trẻ với thủy điện trên dòng chính sông Mekong” do Đoàn khoa phát triển nông thôn - Trường đại học Cần Thơ tổ chức, nhiều sinh viên của trường đã hiến kế các giải pháp sống chung với... thủy điện. 
Sinh viên phát biểu tại hội thảo - Ảnh: C.Quốc
Sinh viên phát biểu tại hội thảo - Ảnh: C.Quốc
Theo các sinh viên, việc xây dựng hàng loạt đập thủy điện ở thượng nguồn sông Mekong sẽ tác động tiêu cực đến môi trường sống ở hạ nguồn, mà ĐBSCL là nơi sẽ phải gánh chịu nặng nề nhất.
Bạn Lý Thị Thanh Vân, sinh viên khoa thủy sản, cho rằng thông qua những buổi họp dân, phải để người dân biết được điều gì đã và đang xảy ra với chính họ, những ảnh hưởng, thiệt hại mà họ phải gánh chịu... do tác động môi trường gây ra.
“Hãy để người dân tự nói lên những bức xúc, khó khăn của mình đến chính quyền thì độ chính xác, bức thiết sẽ cao hơn” - Vân nói.
Còn bạn Trần Long Vi, sinh viên khoa quản trị, cũng cho rằng để người dân ĐBSCL nói lên tiếng nói của họ, bằng những hình ảnh thực tế được chính họ chụp lại.
“Chỉ có người dân mới thấy rõ những tác động của môi trường, ảnh hưởng nghiêm trọng từ các dòng sông bị ô nhiễm. Họ sẽ ghi lại những bức ảnh của quá khứ và hiện tại để mang đến cho mọi người những hình ảnh chân thật nhất” - Vi chia sẻ.
Còn bạn Ngô Bích Trâm, sinh viên khoa kinh tế, lại trình bày một ý tưởng khác hơn, thay vì tuyên truyền cho người dân thì nên có nghiên cứu cho vấn đề chăn nuôi, trồng trọt ở những vùng đất nhiễm mặn.
Những nơi này sẽ bị nhiễm mặn ngày càng gay gắt khi thiếu lũ, do ảnh hưởng của các đập thủy điện.
Theo Trâm, “thay vì chống lũ thì nay mình tìm cách để vừa hạn chế lũ vừa sống chung với lũ. Hiện nay xâm nhập mặn đang là vấn đề đáng lo ngại, chúng ta nên hướng nông dân mình trồng trọt, chăn nuôi sao cho phù hợp để mang lại hiệu quả cao nhất”.
Tương tự, nhiều sinh viên khác cũng cho rằng phải làm hết sức mình, phải là người mang thông tin chính thống để người dân có nhận thức đúng đắn về môi trường, cách bảo vệ môi trường sống của mình.
Anh Phạm Ngọc Nhàn, bí thư Đoàn khoa phát triển nông thôn - Trường đại học Cần Thơ, chia sẻ tại hội thảo rằng chính sinh viên phải là kênh thông tin tuyên truyền bảo vệ môi trường cho mọi người chứ không cần phải có những dự án tiền tỉ.
Tất cả phải được xuất phát từ trái tim để giúp đỡ những người nông dân ở quê hương mình.
Qua buổi nói chuyện với sinh viên tại hội thảo về câu chuyện xây dựng các đập thủy điện ở thượng nguồn sông Mekong, TS Dương Văn Ni cũng gửi gắm: “Tương lai đang nằm trong tay các em. Việc dễ dàng nhất sau buổi hội thảo này là các em hãy chia sẻ hiểu biết của mình với bạn bè, người thân, để họ hiểu được bối cảnh chung về sự thay đổi của môi trường...”.

NHẬN TẶNG VÀ MUA QUẦN ÁO CŨ
NHẬN TẶNG VÀ MUA QUẦN ÁO CŨ
Gọi cho chúng tôi 0902233317

Dân ra xã phản đối công ty xả nước chết gà, tôm cá

 Nhiều năm qua các hộ dân ở Bình Phước đã nhiều lần phản ảnh đến cơ quan chức năng về việc Công ty TNHH cao su Thuận Lợi gây ô nhiễm nhưng vẫn không được giải quyết.
Những ngày qua, hàng chục hộ dân thuộc hai ấp Thuận Bình và Thuận Hòa 1, xã Thuận Lợi, huyện Đồng Phú (Bình Phước) đã kéo đến UBND xã Thuận Lợi và Công ty TNHH cao su Thuận Lợi phản ứng việc công ty này xả nước thải bẩn ra môi trường gây ô nhiễm nặng nề, làm chết gia cầm, cá tôm, cây cối. 
Theo người dân ở đây, nhiều năm qua họ đã nhiều lần phản ảnh đến cơ quan chức năng nhưng vẫn không được giải quyết.
Đến khu vực nói trên, chúng tôi thấy nước dưới suối Làng Chín (chảy dài hơn 10km qua hàng trăm hộ dân thuộc hai ấp Thuận Bình và Thuận Hòa 1) có đoạn màu đen, có đoạn màu đục trắng và bốc mùi hôi thối nồng nặc.
Trong khi đó, tại khu vực nhà máy chế biến mủ của Công ty TNHH cao su Thuận Lợi, công ty xây dựng một hệ thống hồ lắng rất sơ sài.
Ông Lê Đình Tám - chủ tịch UBND xã Thuận Lợi - xác nhận những ngày qua hàng chục hộ dân thuộc khu vực nói trên có kéo đến UBND xã phản ứng việc Công ty TNHH cao su Thuận Lợi xả chất thải bẩn trực tiếp ra môi trường.
Ông Tám cho biết xã đã cử cán bộ xuống hiện trường kiểm tra, xác minh và ghi nhận tình trạng công ty xả nước thải bẩn ra môi trường để báo cáo lên cơ quan cấp trên nhằm có hướng xử lý. Ngoài ra, lãnh đạo xã cũng đã làm việc với chủ doanh nghiệp và đề nghị doanh nghiệp sớm khắc phục tình trạng gây ô nhiễm nguồn nước, không khí trong khu dân cư.
Ông Võ Quang Thuận, chủ doanh nghiệp nói trên, cũng thừa nhận có xả chất thải bẩn ra môi trường thời gian qua. Theo ông Thuận, công ty đã đầu tư hơn 5 tỉ đồng để xây dựng hệ thống xử lý chất thải khép kín. “Công trình này đã triển khai xây dựng hơn bốn tháng nay và sắp hoàn thành. Tình trạng ô nhiễm môi trường ở khu dân cư nói trên sẽ được khắc phục khi công trình này đưa vào sử dụng” - ông Thuận nói.

NHẬN TẶNG VÀ MUA QUẦN ÁO CŨ
NHẬN TẶNG VÀ MUA QUẦN ÁO CŨ
Gọi cho chúng tôi 0902233317


Những hình ảnh khủng khiếp chưa từng thấy trên cả nước năm 2015

Cơn giông lốc bất ngờ với sức gió cực mạnh đã tạo ra cảnh tượng hỗn loạn chưa từng có ở Hà Nội, trận lũ bùn ở Quảng Ninh... là những hình ảnh đáng sợ về thiên tai trong năm qua.

Những hình ảnh khủng khiếp chưa từng thấy trên cả nước năm 2015

Tại Hà Nội
Trận mưa dông bất ngờ xảy ra lúc 17g ngày 13-6 tại Hà Nội với sức gió khủng khiếp đã cướp đi sinh mạng của 2 người và hàng chục người khác bị thương.
Trận mưa dông bất ngờ xảy ra lúc 17g ngày 13-6 tại Hà Nội với sức gió khủng khiếp đã cướp đi sinh mạng của 2 người và hàng chục người khác bị thương.
Hơn 500 cây xanh trên đường gãy gục. Hàng trăm ôtô, xe máy bị cây cổ thụ đè lên, gây hư hại nghiêm trọng.
Hơn 500 cây xanh trên đường gãy gục. Hàng trăm ôtô, xe máy bị cây cổ thụ đè lên, gây hư hại nghiêm trọng.
Cảnh tượng trên đường Thành Công.
Cảnh tượng trên đường Thành Công.
Ô tô bị hất bay vào mép thành trên cầu Vĩnh Tuy. Ảnh: Otofun
Ô tô bị hất bay vào mép thành trên cầu Vĩnh Tuy. Ảnh: Otofun
Người đi đường bị quật ngã, phải vứt xe tìm nơi trú ẩn.
Chân cầu Vĩnh Tuy sáng 22/9, ngập sâu sau trận mưa lớn kéo dài suốt đêm. Ảnh: Tiến Đạt/Otofun.
Chân cầu Vĩnh Tuy sáng 22/9, ngập sâu sau trận mưa lớn kéo dài suốt đêm. Ảnh: Tiến Đạt/Otofun.
Chiếc ô tô ngập ngủm trong hầm gửi xe. Ảnh: Otofun
Chiếc ô tô ngập ngủm trong hầm gửi xe. Ảnh: Otofun
Tại Thành phố Hồ Chí Minh

Nước ngập cả mét, phương tiện chết máy hàng loạt trong trận hồng thủy ngày 9/9.
 
Nước ngập cả mét, phương tiện chết máy hàng loạt trong trận hồng thủy ngày 9/9.

Ông Đặng Văn Kỳ (51 tuổi), công nhân công ty thoát nước dùng tay không moi rác thải trên miệng cống để nước nhanh rút. Ảnh: Zing.vn
Ông Đặng Văn Kỳ (51 tuổi), công nhân công ty thoát nước dùng tay không moi rác thải trên miệng cống để nước nhanh rút. Ảnh: Zing.vn

Hai thanh niên bị ngã xe trong dòng nước trên đường Nguyễn Hữu Cảnh (Q.Bình Thạnh) sau cơn mưa trắng trời chiều 15-9. Ảnh: Thuận Thắng/Tuổi trẻ
Hai thanh niên bị ngã xe trong dòng nước trên đường Nguyễn Hữu Cảnh (Q.Bình Thạnh) sau cơn mưa trắng trời chiều 15-9. Ảnh: Thuận Thắng/Tuổi trẻ

Xe Phương Trang chạy nhanh qua đường ngập tạo thành đợt sóng lớn đánh ngã các xe máy di chuyển trên đường Kinh Dương Vương (Q.Bình Tân). Ảnh: Thanh Tùng/Tuổi trẻ
Xe Phương Trang chạy nhanh qua đường ngập tạo thành đợt sóng lớn đánh ngã các xe máy di chuyển trên đường Kinh Dương Vương (Q.Bình Tân). Ảnh: Thanh Tùng/Tuổi trẻ
Tại khu vực ngã tư đường Tân Hoà Đông - Phan Anh (quận 6), anh Châu phát hiện thấy có cá bơi trên đường đã mang chiếc rổ nhựa ra bắt. Ảnh: Zing.vn
Tại khu vực ngã tư đường Tân Hoà Đông - Phan Anh (quận 6), anh Châu phát hiện thấy có cá bơi trên đường đã mang chiếc rổ nhựa ra bắt. Ảnh: Zing.vn
Tại Quảng Ninh

Đuôi một chiếc xe máy lòi trên đống bùn đất sau trận lũ bùn kinh hoàng ở khu 4 phường Mông Dương (TP Cẩm Phả, Quảng Ninh) vào ngày 27/7. Ảnh: Vietnamnet
Đuôi một chiếc xe máy lòi trên đống bùn đất sau trận lũ bùn kinh hoàng ở khu 4 phường Mông Dương (TP Cẩm Phả, Quảng Ninh) vào ngày 27/7. Ảnh: Vietnamnet
35 nhà biến mất hẳn dưới lớp đất đá, bùn lầy. Ảnh: Zing.vn
35 nhà biến mất hẳn dưới lớp đất đá, bùn lầy. Ảnh: Zing.vn
Mưa lớn gây gập úng đoạn ngã tư Cái Lân (Hạ Long) ngày 28/7. Ảnh: Minh Quyết/TTXVN
Mưa lớn gây gập úng đoạn ngã tư Cái Lân (Hạ Long) ngày 28/7. Ảnh: Minh Quyết/TTXVN

15 người chết, 7 người mất tích trong trận mưa lũ lịch sử tại Quảng Ninh, thiệt hại ước tính trên 1.000 tỷ đồng. Ảnh: Đức Hiếu/Tuổi trẻ
15 người chết, 7 người mất tích trong trận mưa lũ lịch sử tại Quảng Ninh, thiệt hại ước tính trên 1.000 tỷ đồng. Ảnh: Đức Hiếu/Tuổi trẻ
8 người trong một gia đình đã thiệt mạng trong ngôi nhà sập vì mưa lũ.
8 người trong một gia đình đã thiệt mạng trong ngôi nhà sập vì mưa lũ.
Hàng ngàn du khách bị mắc kẹt, cô lập với đất liền suốt 7 ngày trên đảo Cô Tô. Ảnh: Người lao động
Hàng ngàn du khách bị mắc kẹt, cô lập với đất liền suốt 7 ngày trên đảo Cô Tô. Ảnh: Người lao động
Tại Hải Phòng

Những trận mưa lớn xảy ra liên tiếp hơn 1 tuần từ đêm 27.7 khiến 2 xã của đảo Cát Bà (huyện Cát Hải – Hải Phòng) bị cô lập. Ảnh: Lao động
Những trận mưa lớn xảy ra liên tiếp hơn 1 tuần từ đêm 27.7 khiến 2 xã của đảo Cát Bà (huyện Cát Hải – Hải Phòng) bị cô lập. Ảnh: Lao động

Nhiều hộ gia đình trong xã bị ngập sâu đến nửa người.
Nhiều hộ gia đình trong xã bị ngập sâu đến nửa người.
Các tỉnh miền núi phía Bắc
Mưa to suốt đêm 25/6 đã khiến đoạn đường tại km7+700 quốc lộ 4D gần ngã ba Mường So, huyện Phong Thổ, tỉnh Lai Châu bị sụt lún một đoạn dài 9m, rộng khoảng 10m và sâu khoảng 9m, gây chia cắt giao thông.
Mưa to suốt đêm 25/6 đã khiến đoạn đường tại km7+700 quốc lộ 4D gần ngã ba Mường So, huyện Phong Thổ, tỉnh Lai Châu bị sụt lún một đoạn dài 9m, rộng khoảng 10m và sâu khoảng 9m, gây chia cắt giao thông.
Đợt mưa lớn suốt 3 ngày từ 27/7 khiến nhiều địa phương các huyện Đình Lập, Lộc Bình, Bình Gia (tỉnh Lạng Sơn) úng lụt. Ảnh: Triệu Vương/Zing.vn
Đợt mưa lớn suốt 3 ngày từ 27/7 khiến nhiều địa phương các huyện Đình Lập, Lộc Bình, Bình Gia (tỉnh Lạng Sơn) úng lụt. Ảnh: Triệu Vương/Zing.vn
Mưa lũ gây thiệt hại nặng nề tại các tỉnh miền núi phía Bắc. Nguồn VTV
Tại các tỉnh miền Trung
Gió bão quật đổ hàng loạt xe máy trên cầu Trần Thị Lý. Clip: Yêu Đà Nẵng.

Bão số 3 đổ bộ vào Quảng Nam - Quảng Ngãi ngày 14/9 có lượng mưa vào khoảng 200mm, gió giật cấp 9, cấp 10 khiến xe máy của người đi đường bị quật ngã. Ảnh: Nguyễn Đông/Tuổi trẻ
Bão số 3 đổ bộ vào Quảng Nam - Quảng Ngãi ngày 14/9 có lượng mưa vào khoảng 200mm, gió giật cấp 9, cấp 10 khiến xe máy của người đi đường bị quật ngã. Ảnh: Nguyễn Đông/Tuổi trẻ
Chiếc taxi bị cây xanh ngã đè lên lúc trước cổng ĐH Duy Tân - Đà Nẵng. Ảnh: Đoàn Nguyên/Zing.vn
Chiếc taxi bị cây xanh ngã đè lên lúc trước cổng ĐH Duy Tân - Đà Nẵng. Ảnh: Đoàn Nguyên/Zing.vn
Hàng cây đổ rạp ở bờ biển Đà Nẵng. Ảnh: Facebook Tôi yêu Đà Nẵng.
Hàng cây đổ rạp ở bờ biển Đà Nẵng. Ảnh: Facebook Tôi yêu Đà Nẵng.
Mưa lớn từ trưa ngày 17/9 đã làm cho gần 1.900 hộ tại nhiều huyện ở Thanh Hóa bị ngập nặng. Nhiều tuyến đường giao thông bị chia cắt, một số đoạn đê xung yếu bị sạt lở lớn. Thiệt hại ước tính gần 300 tỷ đồng. Nguồn: VTV

NHẬN TẶNG VÀ MUA QUẦN ÁO CŨ
NHẬN TẶNG VÀ MUA QUẦN ÁO CŨ
Gọi cho chúng tôi 0902233317

Rét đậm kết thúc, miền Bắc ấm dần chào đón năm mới 2016

Theo Trung tâm dự báo Khí tượng Thủy văn Trung ương, ngày 31/12, bộ phận không khí lạnh đã báo vẫn tiếp tục gây ảnh hưởng tới Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ.
Do ảnh hưởng của không khí lạnh, các tỉnh miền Bắc có mưa rải rác, mưa nhỏ rả rích ở vài nơi, vùng núi có rét đậm. Đợt rét đậm này sẽ duy trì đến hết hôm nay 31/12/2015, sau đó nền nhiệt độ ở Bắc Bộ sẽ tăng chậm từ ngày 1/1/2016.
Còn ở khu vực Bắc Trung Bộ, do chịu ảnh hưởng của không khí lạnh dồn xuống nên mưa sẽ còn kéo dài đến ngày 2/1/2016.
Rét đậm kết thúc, miền Bắc ấm dần chào đón năm mới 2016
Miền Bắc kết thúc rét đậm đón năm mới 2016.

Tại Thủ đô Hà Nội, nhiệt độ thấp nhất ngày 31/12 là 14 độ, nhiệt độ cao nhất là 18 độ, có mưa vài nơi. Sang ngày đầu năm mới 1/1/2016, nhiệt độ nhích lên cao nhất là 20 độ, trời không mưa. Các ngày sau đó, nền nhiệt độ tiếp tục tăng chậm, ngày 2/1 dao động từ 15 – 21 độ, trưa chiều trời nắng. Ngày 3 Tết dương lịch nhiệt độ thấp nhất là 16 độ, nhiệt độ cao nhất là 22 độ.
Tại Sơn La, nhiệt độ đo được ở thời điểm hiện tại là 13 độ. Ngày mùng 1 Tết dương lịch, dự báo nhiệt độ tăng lên ở mức 14 – 20 độ. Mùng 2 - 3 Tết, nền nhiệt tiếp tục tăng lên, cao nhất là 22 độ, trưa chiều trời nắng.
Tại TP HCM, thời tiết dịp Tết dương lịch khá đẹp, đêm không mưa, ngày nắng, nhiệt độ dao động từ 23 – 33 độ trong 3 ngày đầu năm 2016.
Về tình hình thời tiết các tỉnh từ Nghệ An đến Thừa Thiên Huế, ngày 31/12, nhiều mây, có mưa vài nơi, phía nam có mưa rào và có nơi có dông. Trời rét, phía bắc vùng núi có nơi rét đậm. Ngày mùng 1 - 2 Tết dương lịch 2016, phía bắc có mưa vài nơi; phía nam có mưa rào và dông rải rác. Phía bắc trời rét. Từ ngày 3/1, đêm và sáng nhiều mây, có mưa vài nơi, trưa chiều trời nắng.
Các tỉnh từ Đà Nẵng đến Bình Thuận, ngày 31/12, phía bắc, nhiều mây, có mưa rào rải rác và có nơi có dông; phía nam, mây thay đổi, có mưa vài nơi, ngày nắng. Ngày 1 – 2/2016, có mưa rào và dông rải rác, tập trung ở các tỉnh phía bắc. Từ ngày 3/1 mây thay đổi, có mưa vài nơi, ngày nắng.


NHẬN TẶNG VÀ MUA QUẦN ÁO CŨ
NHẬN TẶNG VÀ MUA QUẦN ÁO CŨ
Gọi cho chúng tôi 0902233317