Văn phòng Diện Chẩn Sống Khỏe_ Khu nhà 102 Ngõ 95 Chùa Bộc-Đống Đa-Hà Nội _ ĐT : 0906143408

Hướng dẫn lý thuyết và thực hành cơ bản miễn phí cho những quí vị thực sự yêu thích Diện Chẩn . Hãy gọi cho chúng tôi để biết lịch .

Tư vấn sức khỏe , chẩn bệnh đưa ra phác đồ miễn phí.

Thứ Sáu, 31 tháng 7, 2015

"Trăng xanh" hôm nay xuất hiện sau ba năm

Những người yêu thiên văn học đang háo hức đón "trăng xanh" - hiện tượng trăng tròn lần thứ hai trong một tháng xảy ra hôm nay, sau ba năm chờ đợi.


blue-moon-5271-1436160104-4053-143831089
Thế giới sẽ đón "trăng xanh" hôm nay. Ảnh minh họa: Moms Clean Airforce
Theo CNN, lần gần nhất "trăng xanh" xuất hiện cuối tháng 8/2012. "Blue moon" (trăng xanh) là thuật ngữ tiếng Anh dùng để gọi hiện tượng trăng tròn hai lần trong tháng, không có nghĩa mặt trăng phát ra ánh sáng màu xanh.
"Trăng xanh” tồn tại do tháng trong Công lịch không trùng khớp với tháng theo chu kỳ trăng. Thông thường mỗi năm có 12 kỳ trăng tròn tương ứng với 12 tháng. Nhưng do Mặt Trăng quay quanh Trái Đất trong 29,5 ngày; còn các tháng trong dương lịch có 30 hoặc 31 ngày nên mỗi năm dương lịch có nhiều hơn 11 ngày so với năm âm lịch. Vì thế sau khoảng 2-3 năm sẽ có một năm âm lịch với 13 tháng, tương ứng với 13 lần trăng tròn.
Thực tế, khói hoặc bụi trong không khí phân tán tia sáng, khiến chúng ta nhìn thấy Mặt Trăng có màu khác nhau. Năm 1883, khi núi lửa Krakatoa ở Indonesia hoạt động, nó phun lượng tro bụi khổng lồ vào khí quyển, khiến hoàng hôn đỏ rực rỡ, còn Mặt Trăng ánh lên màu xanh trong nhiều đêm.
Vì ba năm mới xảy ra một lần, nên người phương Tây có câu "một lần ngắm trăng xanh", ý chỉ một điều hiếm thấy mà chúng ta may mắn (hoặc bất hạnh) gặp phải, theo Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ (NASA). Sau sự kiện hôm nay, phải đến tháng 1/2018, con người mới được ngắm "trăng xanh" lần nữa.



Khó tin: Bangkok đang chìm

Những tháp kính cao chót vót cùng hơn 10 triệu người sinh sống đang làm Bangkok chìm dần vào lòng đất.

Với những tòa nhà bê tông, những tháp kính cao chót vót cùng hơn 10 triệu người sinh sống đang làm Bangkok chìm dần vào lòng đất. Tất cả những khối sắt thép, vật liệu và con người đó nằm trên một nền đất yếu, nguyên là đầm lầy.

Các chuyên gia về thảm họa của Thái Lan đã đưa ra lời cảnh báo Bangkok đang chìm vào lòng đất từ nhiều năm. Một trong số các chuyên gia đó đã từng nói rằng ông rất lấy làm lo ngại về chuyện "Bangkok sẽ giống như TP Atlantis cổ xưa vậy". 
Một chuyên gia khác nói rằng, vào năm 2030, thành phố này sẽ nằm dưới mực nước 5 feet - khoảng 1,5m. 
Các số liệu trước đây cho rằng, mỗi năm Bangkok bị chìm xuống khoảng hơn 7,6 cm. Nhưng những số liệu mới nhất cho thấy tốc độ chìm lớn hơn thế, khoảng 10 cm. Dự báo rằng đến năm 2100, Bangkok sẽ hoàn toàn chìm và dân cư không thể sống ở đây được nữa.
 - 1Bangkok đang chìm dần vào lòng đất
Một cơn bão có thể biến đường phố Bangkok thành những dòng sông. Nước cống tràn lên thành phố, dòng xe cộ lội trong những dòng nước bẩn. Bốn năm trước đây, tờ Global Post đã đưa hình ảnh một gia đình, nước ngập đến cổ khi họ đang đứng trên ban công tầng hai.
Các chuyên gia đưa ra hai phương án ứng phó. Một là xây dựng một con đê biển lớn, chi phí khoảng 3 tỷ USD để ngăn nước biển, và hai là từ bỏ toàn bộ thành phố, di dời lên vùng đất cao hơn.

Tuy nhiên, chính quyền Thái Lan cả quân sự hay dân sự đều đang phải đối mặt với những vấn đề trước mắt như quyền lực, danh tiếng, tiền bạc mà không thể tập trung vào vấn đề này.



Hà Nội có tái diễn trận lụt lịch sử 2008?

Mùa mưa bão năm nay được dự báo sẽ diễn biến phức tạp, trong khi đó hệ thống thoát nước khu vực trung tâm thành phố vẫn đang trong quá trình cải tạo, nâng cấp….

Mới đây Sở Xây dựng Hà Nội đã đưa ra con số giật mình, vẫn còn 23 điểm thuộc địa bàn 12 quận và huyện Thanh Trì có nguy cơ úng ngập khi mưa lớn với lưu lượng từ 50 - 200mm/2 giờ. Nếu mưa lớn, lượng mưa từ 100 mm đến 150 mm, liên tục trong 2 giờ, thành phố sẽ có gần 50 điểm bị ngập. 
Ở các khu vực thuộc phạm vi thoát nước lưu vực sông Nhuệ và khu vực Hà Đông, dự báo tình trạng úng ngập sẽ nghiêm trọng. 
Do hệ thống kênh mương (chủ yếu phục vụ tưới tiêu nông nghiệp, tiêu thoát nước bằng hình thức tự chảy ra sông Nhuệ) đều bị thu hẹp dòng chảy, nhiều nơi cao độ đáy không bảo đảm được khả năng tự chảy để tiêu thoát, nếu mưa lớn, mực nước sông Nhuệ dâng cao, các khu vực này phải chịu cảnh nước ứ đọng.
Theo ông Lê Hồng Quân, Trưởng phòng Hạ tầng cấp thoát nước, Sở Xây dựng Hà Nội, nếu so với thời điểm trận lụt lịch sử năm 2008, đến nay hệ thống thoát nước, chống úng ngập Hà Nội đã được đầu tư cải thiện hơn rất nhiều.
"Trong mấy năm qua hệ thống thoát nước khu vực trung tâm thành phố và nhiều khu vực ở các quận, huyện trên địa bàn đã được đầu tư cải tạo, nâng cấp nhưng tình trạng úng ngập mùa mưa tại Hà Nội vẫn còn rất phức tạp", ông Quân nói.
Hà Nội sẵn sàng ứng phó lũ lụt
Theo Sở Xây dựng Hà Nội, mùa mưa bão năm nay được dự báo sẽ diễn biến phức tạp. Trong khi đó, hệ thống thoát nước khu vực trung tâm thành phố vẫn đang trong quá trình cải tạo, nâng cấp. 
Ở một số khu vực khác, năng lực thoát nước yếu, do hạ tầng chưa được đầu tư. Hiện Sở Xây dựng và các quận, huyện, thị xã đã xây dựng kế hoạch sẵn sàng ứng phó tình trạng úng ngập trong mùa mưa. 
Theo chỉ đạo của UBND thành phố, mỗi quận, huyện phải có phương án chống ngập cục bộ trên địa bàn, có những đề xuất cụ thể đối với những khu vực dễ xảy ra úng ngập và tiêu thoát chậm. 
Cụ thể, các đơn vị đẩy nhanh tiến độ các dự án thoát nước cục bộ tại khu vực phố Thợ Nhuộm, ngã tư Tây Sơn - Thái Hà- Chùa Bộc, Kim Hoa, ngã tư Quan Nhân - Vũ Trọng Phụng, Cự Lộc, Vĩnh Hưng, Đức Giang... 
Phấn đấu đưa các công trình này đi vào hoạt động ngay trong mùa mưa năm nay, giải quyết hiệu quả tình trạng ngập úng trên địa bàn. Đối với 85 hồ nước phục vụ điều hòa thoát nước đô thị, thành phố yêu cầu các đơn vị liên quan kiểm tra, bảo trì hệ thống cống, đập và thống nhất phương án vận hành điều tiết nước hồ, đảm bảo hiệu quả cho công tác chống úng ngập đô thị.
Lý giải về tình trạng nhiều khu vực dân cư, nhiều tuyến phố vẫn bị ngập úng khi xảy ra mưa lớn, đại diện Cty Thoát nước Hà Nội cho biết: "Nếu tính lượng mưa trong một ngày thì các trận mưa đầu mùa vừa qua còn lớn hơn các trận mưa trong trận lũ lụt lịch sử năm 2008 xảy ra ở Hà Nội. 
Có trận mưa đo được là gần 300mm, trong khi đó năm 2008 lượng mưa trong bốn ngày là trên 600mm. Nếu chia cho các ngày thì năm 2008 chỉ từ 150 đến 170mm/ngày. 
Dù cho rằng, so với năm 2008 thì nay hệ thống thoát nước của Hà Nội đã được cải thiện nhiều nhưng với các trận mưa dài liên tục mà hết ngập ngay là rất khó. Cần phải có thời gian để tiêu thoát nước, hơn nữa quá trình đô thị hóa nhanh, trong khi hệ thống thoát nước vẫn đang trong quá trình hoàn chỉnh".
Mặc dù hệ thống thoát nước của Hà Nội đã được cải thiện hơn so với năm 2008, nhưng với các trận mưa lớn, kéo dài, Hà Nội chắc chắn sẽ còn nhiều điểm bị ngập úng và không loại trừ tái diễn trận lụt lịch sử năm 2008 nếu không chủ động ứng phó…
Sở Xây dựng Hà Nội đã đưa ra con số giật mình, vẫn còn 23 điểm thuộc địa bàn 12 quận và huyện Thanh Trì có nguy cơ úng ngập khi mưa lớn với lưu lượng từ 50-200mm/2 giờ. Nếu mưa lớn, lượng mưa từ 100 mm đến 150 mm, liên tục trong 2 giờ, thành phố sẽ có gần 50 điểm bị ngập.


Tin mưa lũ mới nhất và dự báo thời tiết Hà Nội, Quảng Ninh, Hải Phòng

Theo Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn Trung ương, từ đêm 31/7, mưa lớn sẽ diễn ra ở nhiều địa phương khác ngoài Quảng Ninh. Đợt mưa này sẽ kéo dài ít nhất đến 4/8.

Bản tin cảnh báo mưa lớn, lũ diện rộng ở Bắc bộ và Bắc Trung bộ phát lúc 21g30 tối 30/7 cho biết:
Trong 24 giờ qua (19g ngày 29/7 đến 19g ngày 30/7), ở Bắc Bộ tiếp tục có mưa diện rộng, có nơi mưa to đến rất to như Cửa Ông (Quảng Ninh): 250mm; Quảng Hà (Quảng Ninh): 170mm; Bắc Sơn (Lạng Sơn): 130mm; Sơn Động (Bắc Giang): 120mm.
Mực nước sông Thương đang lên nhanh. Lúc 19g ngày 30/7, mực nước trên sông Thương tại Phủ Lạng Thương ở mức 3,8m (dưới mức báo động 1 là 0,5m). Mực nước sông Kỳ Cùng đang xuống chậm. Lúc 19g ngày 30/7, mực nước trên sông Kỳ Cùng tại Lạng Sơn ở mức 251,46m (dưới báo động 1 là 0,54m).
Mỏ than Mông Dương ngập trong bùn đất - Ảnh: Minh Tâm

Dự báo từ đêm 30/7 - 03/8, ở các tỉnh Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ có mưa vừa, mưa to diện rộng, có nơi mưa rất to (phổ biến 100 - 300mm cả đợt, cục bộ có nơi lớn hơn 400mm). Khu vực mưa lớn tập trung ở các tỉnh Đông Bắc trong các ngày 30 - 31/7, sau đó có khả năng mở rộng thêm ra các tỉnh vùng núi Việt Bắc và Tây Bắc từ 1/8. Trên vịnh Bắc Bộ duy trì gió mạnh cấp 6 - 7, giật 8 - 9, sóng biển cao từ 2 - 3m, biển động mạnh.
Mực nước trên sông Thương sẽ biến đổi chậm trong 12 giờ tới. Từ ngày 31/7 - 4/8, trên hệ thống sông Hồng - Thái Bình sẽ xuất hiện một đợt lũ với biên độ lũ lên ở thượng lưu từ 3 đến 7 mét, ở hạ lưu từ 2 - 4 mét. Đặc biệt, trong đợt lũ này mực nước thượng lưu hệ thống sông Thái Bình có khả năng lên mức báo động 2 - 3, sông Kỳ Cùng có khả năng lên lại và đạt mức báo động 2.
Nguy cơ cao xảy ra lũ quét, sạt lở đất ở tất cả các tỉnh vùng núi phía Bắc (đặc biệt là: Quảng Ninh, Lạng Sơn, Cao Bằng, Bắc Giang, Bắc Cạn, Lào Cai, Yên Bái, Hà Giang, Tuyên Quang) và ngập úng ở các vùng trũng, thấp, ven sông suối, ngập lụt ở đô thị Quảng Ninh, Lạng Sơn, Hải Phòng, Thái Bình, Nam Định.
Cấp độ rủi ro thiên tai được cảnh báo ở cấp 2 - 3.
Dưới đây là dự báo thời tiết Hà Nội, Hải Phòng, Hạ Long (Quảng Ninh) 31/7 và những ngày tới:
Thời tiết Hà Nội 10 ngày tới

Thời tiết Hạ Long 3 ngày tới

Thời tiết Hải Phòng 10 ngày tới

Phía Tây Bắc bộ: Từ ngày 31/7 - 4/8, nhiều mây, có mưa, mưa vừa, có nơi mưa to đến rất to và dông. Cần đề phòng tố, lốc, gió giật mạnh trong cơn dông và nguy cơ xảy ra lũ quét, lũ ống và sạt lở đất.

Từ ngày 5/8 - 9/8, mây thay đổi đến nhiều mây, có mưa rào và dông trong hai ngày đầu, sau có mưa rào và dông rải rác. Gió nhẹ.

Phía Đông Bắc bộ: Từ ngày 31/7 - 4/8, nhiều mây, có mưa, mưa vừa, có nơi mưa to đến rất to và dông. Cần đề phòng tố, lốc, gió giật mạnh trong cơn dông và nguy cơ xảy ra lũ quét, lũ ống và sạt lở đất ở khu vực vùng núi.

Từ ngày 5/8 - 9/8, mây thay đổi đến nhiều mây, có mưa rào và dông trong hai ngày đầu, sau có mưa rào và dông rải rác. Gió đông nam cấp 2 - 3.

Các tỉnh từ Thanh Hóa đến Thừa Thiên - Huế: Từ ngày 31/7 - 2/8, mây thay đổi đến nhiều mây, có mưa, riêng phía bắc có nơi mưa vừa đến mưa to và dông. Gió nam đến tây nam cấp 2, cấp 3.

Từ ngày 3/7 - 9/8, mây thay đổi, có mưa vài nơi, riêng ngày 8, ngày 9 có mưa rào và dông rải rác, ngày nắng. Gió nhẹ.

Các tỉnh từ Đà Nẵng đến Bình Thuận
: Từ ngày 31/7 - 9/8, mây thay đổi, ngày nắng, phía bắc từ ngày 5 có nơi nắng nóng, chiều tối có mưa rào và dông vài nơi. Gió tây nam cấp 2, cấp 3.

Tây Nguyên: Từ ngày 31/7 - 4/8, mây thay đổi, ngày nắng, chiều tối và đêm có mưa rào và dông rải rác. Gió tây nam cấp 2, cấp 3.

Từ ngày 5 - 9/8, mây thay đổi đến nhiều mây, có mưa rào và rải rác có dông. Gió tây nam cấp 2, cấp 3.

Nam bộ: Từ ngày 31/7 - 4/8, mây thay đổi, ngày nắng, chiều tối và đêm có mưa rào và dông rải rác. Gió tây nam cấp 2, cấp 3.

Từ ngày 5 đến ngày 9/8, nhiều mây, có mưa rào và dông. Gió tây nam cấp 2, cấp 3.



Vì sao Quảng Ninh thiệt hại nặng trong mưa lũ

Chính quyền chưa quyết liệt, dân còn chủ quan, đặc điểm đất đai yếu, thảm phủ thực vật mỏng là những nguyên nhân khiến Quảng Ninh thiệt hại nghiêm trọng trong trận mưa lũ lịch sử.

Theo lãnh đạo tỉnh Quảng Ninh, mưa lũ kéo dài từ ngày 25/7 đến nay trên địa bàn tỉnh đã làm 17 người thiệt mạng (không phải 18 như thông báo trước đó), 15 người bị thương; khoảng 3.700 hộ dân, trường học, bệnh xá ngập lụt; hàng trăm ngôi nhà sập đổ; tài sản, hoa màu của người dân mất trắng; hạ tầng kinh tế, giao thông hư hỏng... ước thiệt hại lên tới 1.500 tỷ đồng, trong đó riêng ngành than mất hơn 500 tỷ.
Đánh giá nguyên nhân trực tiếp gây thiệt hại nặng, ông Nguyễn Đức Long, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh, cho rằng "do mưa quá lớn". Đến 28/7, mưa ở Hạ Long, Cẩm Phả, Vân Đồn tới hơn 800 mm, nước từ các nơi dồn dập đổ về khiến hệ thống thoát nước quá tải. Tỉnh Quảng Ninh đã đề nghị Quân khu 3 ứng cứu, nhưng thiệt hại về người và tài sản vẫn rất lớn.
qn3-2368-1438229938.jpg
Sạt lở làm 3 ngôi nhà của đại gia đình bà Nguyễn Thị Thược (76 tuổi) nằm giữa ngọn đồi khu 4, phường Cao Thắng, TP Hạ Long bị đánh sập hoàn toàn. 8 người trong gia đình đã chết, người còn lại bị chấn thương sọ não. Ảnh: Giang Chinh.
"Ngoài lý do mưa lớn, người dân vẫn còn chủ quan. Một số hộ khi được nhắc nhở đã không chịu di dời, thậm chí chống đối. Chính quyền cơ sở chưa quyết liệt trong việc sơ tán dân khỏi khu vực nguy hiểm dẫn đến nhà sập, chết người", ông Long nói và cho hay tỉnh đã họp đánh giá lại tình hình và sẽ có biện pháp xử lý. Hiện tại mọi sức lực dồn vào việc giải quyết hậu quả và đón đợt mưa mới.
Trong cuộc họp chiều 29/7, Chủ tịch Long đã đề nghị lãnh đạo TP Hạ Long và các địa phương có số người thiệt mạng lớn phải đánh giá nghiêm túc công tác phòng chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn. Cơ quan chức năng phải kiểm soát không cho người dân quay lại nhà khi mưa lũ chưa chấm dứt, rà soát khu vực dễ sạt lở để kịp di dời dân.
"Nếu sau cuộc họp này, các địa phương còn để xảy ra chết người do sạt lở núi thì sẽ kiểm điểm, xử lý nghiêm đến từng cá nhân liên quan", ông gay gắt.
Phân tích nguyên nhân thiệt hại của Quảng Ninh, ông Hoàng Đức Cường, Giám đốc Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn trung ương, đánh giá cường độ và diện bao phủ của đợt mưa tại Quảng Ninh lớn nhất trong 50 năm qua. Mưa kéo dài 10 ngày, chia làm hai đợt, tổng lượng phổ biến 200 - 300 mm mỗi ngày, cá biệt có những điểm trên dưới 1.000 mm như ở Cô Tô, Móng Cái 899 mm.
"Với lượng mưa lớn như vậy, việc úng ngập nặng ở thành phố ven biển là điều không tránh khỏi", ông Cường nói.
Từ góc độ địa chất, TS Lê Quốc Hùng, Phó viện trưởng Địa chất và khoáng sản (Bộ Tài nguyên Môi trường) cho rằng Quảng Ninh chưa phải là địa phương có nguy cơ sạt lở đất cao so với vùng núi Tây Bắc như Lai Châu, Điện Biên, Sơn La… Nhưng mưa kéo dài, lượng mưa lịch sử 50 năm mới gặp khiến cho đất đá bị bão hòa nước, phần đất đá phía trên (phong hóa) bị ngậm nước, dễ dàng sạt lở.
Đặc điểm đất đai yếu, thảm phủ thực vật sơ mỏng khiến quá trình bão hòa lớp đất đá trên bề mặt xảy ra rất nhanh. Với cường độ mưa như hiện tại thì các sườn đồi, sườn dốc đều khó chịu được và có nguy cơ trượt lở. Hiện tại Quảng Ninh xảy ra tình trạng trượt thể hiện dưới dạng dòng bùn đá và chảy với tốc độ chậm.
"Dự báo mưa còn kéo dài khoảng một tuần nữa, với vùng có cấu trúc địa chất phức tạp thì những khối trượt lở lớn sẽ được kích hoạt, tình trạng sạt lở có thể xảy ra ở tất cả vùng đồi núi Quảng Ninh", ông Hùng cảnh báo.
Chuyên gia địa chất cũng cho biết, các vùng có nguy cơ cao cần đặc biệt chú ý gồm: rìa thành phố, ven biển như Hạ Long, Cẩm Phả; khu dân cư nằm trên sườn đồi, chân đồi nhìn ra biển có cảnh quan đẹp; khu dân cư nằm dọc cửa suối. Các vùng xung yếu gồm Bình Liêu, Móng Cái, Đông Triều, Cẩm Phả, Hòn Gai, Bãi Cháy... bởi đây là những khu vực khai thác than lớn, có nhiều bãi thải.
"Nơi có mật độ sông suối dày, thảm phủ thực vật mỏng, dân số cao thì đều được đặt trong tình trạng báo động. Chính quyền nên có biện pháp tích cực với người dân ở những khu vực này để hạn chế thấp nhất thiệt hại về người", TS Hùng nói.
nhasat-9376-1438228785.jpg
Một ngôi nhà ở TP Hạ Long trơ móng do bị sạt lở núi. Ảnh: Giang Chinh.
Chung quan điểm, TS Bùi Minh Tăng, nguyên Giám đốc Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn trung ương cho rằng, những khu vực kinh tế trọng điểm của tỉnh Quảng Ninh đều nằm ven biển, có cường độ khai thác than lớn. "Mỏ sâu, bãi thải lớn có lực kết dính yếu, mưa xuống gây nên hiện tượng sạt trượt là điều dễ hiểu", ông Tăng nói.
Lý giải về nguyên nhân ngập nặng, vị tiến sĩ cho biết lượng mưa lớn kéo dài là nguyên nhân chủ yếu. Ngoài ra, đất thải nhiều cát, bùn sạt trượt làm tắc hệ thống cống rãnh, sông suối, hạn chế dòng chảy đổ ra biển và việc tiêu thoát nước.
Nhiều năm làm công tác khí tượng, ông Tăng đánh giá mưa cực đoan những ngày qua là hình thế gây thời tiết nguy hiểm thường xuất hiện vào thời điểm giao mùa từ tháng 5 đến khoảng tháng 10, năm nào cũng xảy ra 1 - 2 lần. Khác với mọi năm, năm nay rãnh thấp gây mưa nằm trọn ở vịnh Bắc Bộ, chỉ có một phần liếm vào đất liền Quảng Ninh nên mưa đổ xuống địa phương này.
Ông Tăng nhắc lại câu chuyện năm 2008, do ảnh hưởng của bão đổ bộ rồi hình thành vùng thấp trên đất liền Quảng Tây (Trung Quốc) gây ra lũ lịch sử ở sông Kỳ Cùng, làm ngập cả thành phố Lạng Sơn trong 2 ngày. Lúc đó, mưa ở đất liền chỉ 200 - 500 mm.
Theo chuyên gia này, nguy cơ cần cảnh báo sớm là mưa lớn từ 31/7 trở đi. Khi đó, rãnh thấp sẽ di chuyển vào đất liền, qua vùng đồng bằng, lên trung du và sang vùng Tây Bắc. Diện mưa lớn sẽ bao phủ toàn bộ Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ, dự báo 200 - 300 mm, cá biệt có thể lên đến 600 mm.
"Khi đó, tình hình lũ, sạt trượt đất đá có thể bao trùm toàn bộ vùng núi phía Bắc, Tây Bắc chứ không phải sạt mỗi vùng ven biển như Quảng Ninh. Tình thế đó thực sự nguy hiểm", ông Tăng cảnh báo và cho rằng người dân ở các khu vực trên nên chủ động phòng lũ quét. Khi có cảnh báo, chính quyền nên rà soát khu vực để di dân đến nơi an toàn.
'Còn nhiều hiện tượng thời tiết cực đoan'
Ông Lê Thanh Hải, Phó tổng giám đốc Trung tâm khí tượng thủy văn quốc gia cho biết, do biến đổi khí hậu, từ đầu năm tới nay Việt Nam đã trải qua rất nhiều hình thái thời tiết cực đoan: mùa hè nắng nóng kỷ lục, đầu tháng 7 xuất hiện trận rét đột ngột ở Sa Pa, siêu giông hiếm gặp ở Hà Nội, hạn hán ở Nam Trung Bộ...
"Chắc chắn trong tương lai sẽ còn những hiện tượng thời tiết cực đoan. Những hiện tượng này không thể dự báo mà chỉ có thể đưa ra cảnh báo trong một tương lai ngắn. Các cảnh báo của chúng tôi sẽ được điều chỉnh phù hợp, nhưng cũng chỉ đạt mức trước 3 - 6 tiếng trước khi xảy ra", ông Hải nói.
Theo Hoàng Phương - VnExpress



Cảnh lũ bùn chưa từng thấy ở Quảng Ninh

Sau 3 ngày, dù nước đã rút song nhiều người dân Mông Dương (TP Cẩm Phả) vẫn không thể về nhà. Bùn đất dày hàng mét khiến hàng chục ngôi nhà biến mất không còn dấu vết.


Cảnh lũ bùn chưa từng thấy ở Quảng Ninh
Bùn đất thải của bãi than Công ty Than Mông Dương (phía trên) theo nước mưa tràn qua đập trôi xuống khu vực dân cư ở phường Mông Dương (Cẩm Phả) nằm ngay dưới chân mỏ lộ thiên. Nhiều ngôi nhà ở khu vực tổ dân phố 1 và 2 của khu 4 (phường Mông Dương) đã bị vùi lấp hoàn toàn.
 
Cảnh lũ bùn chưa từng thấy ở Quảng Ninh
Khoảng 100 ngôi nhà bị lớp đất đá vùi sâu hơn 2 m
Cảnh lũ bùn chưa từng thấy ở Quảng Ninh
Trong số đó, 35 nhà biến mất hẳn dưới đất đá, bùn lầy
Cảnh lũ bùn chưa từng thấy ở Quảng Ninh
Đây là khu vực tổ dân phố 1 và 2 của khu 4 (phường Mông Dương)
Cảnh lũ bùn chưa từng thấy ở Quảng Ninh
Chị Hương (tổ dân phố số 2) cho biết, chiều 27/7 khi vừa ngủ trưa dậy thì chứng kiến cảnh nước kèm theo đất đá chảy xối xả qua tầng 1 tràn vào nhà, nhiều vật dụng khối lượng lớn từ trên mỏ cũng theo dòng nước trôi xuống. "Tôi vội vàng điện thoại báo cho chồng và leo lên mái nhà để chờ lực lượng cứu hộ", chị kể.
Cảnh lũ bùn chưa từng thấy ở Quảng Ninh
Người dân được sơ tán lên trạm y tế của phường tại một tòa nhà nhà 3 tầng
Trưa 30/7, nhiều người dân bất chấp nguy hiểm leo qua các nóc nhà để vào kiểm tra đồ đạc.
Trưa 30/7, nhiều người dân bất chấp nguy hiểm leo qua các nóc nhà để vào kiểm tra đồ đạc
Một người đàn ông sống tại tổ dân số 2 phải dùng các tấm ván gỗ để đi vào nhà. Theo ông Hà Văn Hiền, Chủ tịch UBND phường Mông Dương, công an phường đã cắt cử 6 công an túc trực tại đây để bảo vệ tài sản của người dân cũng như hạn chế mọi người vào khu vực nguy hiểm.
Một người đàn ông sống tại tổ dân số 2 phải dùng các tấm ván gỗ để đi vào nhà. Theo ông Hà Văn Hiền, Chủ tịch UBND phường Mông Dương, công an phường đã cắt cử 6 công an túc trực tại đây để bảo vệ tài sản của người dân cũng như hạn chế mọi người vào khu vực nguy hiểm.
Cảnh lũ bùn chưa từng thấy ở Quảng Ninh
Hiện công tác khắc phục đập tràn tại mỏ than lộ thiên đang được triển khai tích cực đề phòng mưa lớn trở lại gây thiệt hại cho khu vực chợ Mông Dương, trạm biến áp 110KV.


Thứ Hai, 27 tháng 7, 2015

Quảng Ninh hoang tàn sau trận mưa lịch sử trong 40 năm

Sáng 27/7, văn phòng BCH Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh Quảng Ninh có báo cáo về tình hình thiệt hại sau trận mưa lịch sử trong 40 năm qua xảy ra vào ngày 26/7.

Theo báo cáo, tại huyện Vân Đồn dù không có thiệt hại về người nhưng mưa lớn đã gây thiệt hại nặng nề như Hồ Nhà Thạch tại xã Đoàn Kết dung tích khoảng 15.000m3 có nguy cơ vỡ, địa phương đã cho phá vai tràn để tăng khả năng tháo nước, hiện nay đã kiểm soát được tình hình. 

Hai đoạn đường bị sạt lở đã chia cắt thôn Nà Na và thôn Bản Sen; Tuyến kè đường thôn Nà Na bị lũ cuốn trôi khoảng 500m. Tại xã đảo Minh Châu cũng bị sạt lở 100m3 mái ta luy đường. Xã Đông Xá cũng bị sạt lở 400 m (khoảng 2000m3) ta luy mái, tại khu vực đầu cầu Vân Đồn 3 bị sạt khoảng 400m (khoảng 2.000m3) làm tắc nghẽn giao thông.
Quang Ninh hoang tan sau trạn mua lịch sủ trong 40 namMưa lũ đã khiến nhiều địa phương bị cô lập tại Quảng Ninh
Tại Thành phố Cẩm Phả: Mưa lũ đã làm chết 3 người (3 mẹ con) tại Khu 9, phường Mông Dương, 1 người bị thương nhẹ tại phường Cẩm Trung. Lũ cũng làm trôi 1 xe bán tải (Chủ xe tên Ánh) tại khu 9, phường Mông Dương, gây ngập cục bộ một số đoạn Quốc lộ 18A (Km 137 - Quang Hanh, Km 144 - đầu tuyến tránh Cẩm Phả, Km 153 - Công ty Than Cao Sơn và Km 157 - cầu vượt đường sắt). 

Hiện nước đã rút (Ngoại trừ đoạn Km 137 - Quang Hanh nước vẫn ngập khoảng 50 - 70 cm). Nhiều khu vực bị ngập tại phường Cẩm Bình, phường Cẩm Phú và xã Dương Huy, phương Mông Dương gây khó khăn cho cuộc sống người dân. Tại phường Cẩm Tây, mưa đã làm ngập tại khu Lê Lợi khu Dốc Thông sập 1 gian nhà dân.
Quang Ninh hoang tan sau trạn mua lịch sủ trong 40 nam-Hinh-2Đường làng ngõ xóm đều ngập nước
Tại Thành phố Hạ Long: Mưa lũ đã gây ngập úng trên 200 hộ thuộc khu 3, 5, 6, 11, cầu Bút Xê nước ngập trên 1,5m thuộc phường Việt Hưng. Theo quan sát của PV tại khu vực này sáng 27/7, nước đã rút, người dân đang dọn dẹp để ổn định cuộc sống. 

Tại phường Hồng Gai bị sạt lở đổ 1 nhà cấp 4 tại tổ 4, khu 1 (không có thiệt hại vế người), do khu vực này không có kè chắn đất nên phải di dời 7 hộ dân liền kề xung quanh. Phường Bạch Đằng: Sạt lở sân của 1 hộ dân tại tổ 4, khu 3 có nguy cơ ảnh hưởng đến các hộ dân phía dưới, UBND phường đã chỉ đạo phủ bạt để phân thủy tránh gây sạt lở tiếp. 

Một số vị trí trên tuyến Quốc lộ 18A: Km 128 - Cột 8, Khu công nghiệp Cái Lân, Ngã 3 Tiêu Giao. Đường nội thị (Khu du lịch Bãi Cháy, Hồng Thắng…bị ngập cục bộ với mực nước từ 0,5 - 1,0m) gây gián đoạn giao thông, hiện nước đã rút và các phương tiện đã lưu thông được. Đất đá từ mái ta luy sạt lở khoảng 800m3, ngập cục bộ tại các vị trí (Ngoài các vị trí đã nêu ở các địa phương trên).
Quang Ninh hoang tan sau trạn mua lịch sủ trong 40 nam-Hinh-3Cuộc sống người dân bị ảnh hưởng
Quang Ninh hoang tan sau trạn mua lịch sủ trong 40 nam-Hinh-4Người dân rất khó khăn trong di chuyển
Hiện mực nước tại các công trình hồ đập lớn của tỉnh Quảng Ninh đều ở ngưỡng cho phép, một số hồ ở Đông Triều đã xả lũ từ 16g ngày 26/7/2015. Các cống tiêu đã mở hết cửa từ 17g ngày 26/7/2015 (Thời điểm thủy triều bắt đầu xuống).
Liên quan đến việc khắc phục hậu quả sau mưa bão, sáng ngày 27/7, tỉnh Quảng Ninh đã họp bàn về công tác phòng chống mưa lũ. Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh, ông Nguyễn Đức Long cho biết: "Đây là đợt mưa lớn nhất trong vòng 40 năm qua xảy ra trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh, đồng thời gặp lúc triều cường nên mức độ ảnh hưởng là rất lớn. Do đó, hầu hết các địa bàn Hạ Long, Đông Triều, Uông Bí, Cẩm Phả, Vân Đồn, Hoành Bồ đều xảy ra úng lụt cục bộ, có nơi lên đến 2m. Nhiều vùng trên địa bàn Cẩm Phả và Vân Đồn bị cô lập, việc tiếp cận để ứng cứu gặp rất nhiều khó khăn".
Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh yêu cầu các địa phương đề phòng lũ quét, cảnh báo và phòng lũ đầu nguồn. Đối với vùng có nguy cơ sạt lở cao, đồng chí Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu các địa phương cần kiên quyết di dời các hộ dân, đảm bảo an toàn tuyệt đối tính mạng, sức khỏe và tài sản người dân.