Văn phòng Diện Chẩn Sống Khỏe_ Khu nhà 102 Ngõ 95 Chùa Bộc-Đống Đa-Hà Nội _ ĐT : 0906143408

Hướng dẫn lý thuyết và thực hành cơ bản miễn phí cho những quí vị thực sự yêu thích Diện Chẩn . Hãy gọi cho chúng tôi để biết lịch .

Tư vấn sức khỏe , chẩn bệnh đưa ra phác đồ miễn phí.

Chủ Nhật, 30 tháng 11, 2014

Dân hoang mang vì cá chết nổi trắng sông

Nguồn nước ô nhiễm, cá nổi trắng trên sông và bốc mùi hôi thối khiến hàng trăm hộ dân sống hai bên bờ sông Vinh (phường Trung Đô, TP Vinh, Nghệ An) khóc dở mếu dở.

Nhiều ngày qua, người dân tại phường Trung Đô (TP Vinh, Nghệ An) phát hiện tình trạng cá trên sông Vinh bị chết hàng loạt. Hàng nghìn xác con cá nổi trắng cả khúc sông, bốc mùi hôi thối nồng nặc.
 
Hàng nghìn con cá chết, bốc mùi hôi thối
Hàng nghìn con cá chết, bốc mùi hôi thối
Theo ghi nhận của PV Dân trí vào ngày 3/3, tình trạng cá chết trên khúc sông này ngày càng nhiều và dày đặc hơn. Trong phạm vi 1-2km, xác cá chết rải rác khắp nơi, trung bình 1m2 có từ 3-4 xác con cá bị chết. Nhiều nhất vẫn là khúc sông chảy qua địa bàn bara Bến Thủy, phường Trung Đô.
Theo người dân sống hai bên bờ sông Vinh phản ánh, cách đây mấy tháng, nước trên sông này bắt đầu đổi màu và bốc mùi hôi. Từ trong tết đến nay, tình trạng ô nhiễm trên sông ngày càng trở nên nghiêm trọng hơn. Hàng loạt các loại cá sông trên sông đều bị chết và bốc mùi hôi thối khiến người dân lo sợ về mức độ ô nhiễm của nguồn nước ngầm nơi đây.
 
Người dân hoang mang lo nước sông bị ô nhiễm
Người dân hoang mang lo nước sông bị ô nhiễm
Liên quan đến vấn đề trên, ông Nguyễn Xuân Huân - Chủ tịch UBND phường Trung Đô - xác nhận tình trạng cá chết trên sông chảy qua địa bàn là nhiều và có thể do nguồn nước đã bị ô nhiễm nặng. "Chúng tôi không phát hiện cống nước thải bẩn nào của nhà máy đổ vào khúc sông này. Nguyên nhân cá chết có thể do nước bị ô nhiễm" - ông Huân cho biết.
Cũng theo ông Huân, sau khi phát hiện sự việc trên, chính quyền đã báo cáo lên Phòng Tài nguyê- Môi trường TP Vinh để nhờ sự giúp đỡ, làm rõ nguyên nhân dẫn đến tình trạng cá chết hàng loạt này.
Hiện tại, tình trạng cá chết trên sông ngày càng nhiều và dày đặc. Người dân rất mong các cơ quan chức năng sớm làm rõ nguyên nhân, khắc phục tình trạng trên để dân yên tâm sinh sống.
   
 Ngọc Tú - Lany Nguyễn

Nỗ lực vì một “Việt Nam xanh”

Vừa qua, Công ty TNHH Panasonic Việt Nam phát động Chương trình Tết trồng cây “Panasonic vì một Việt Nam xanh” tại huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình.

Nhân dịp này, ông Fukumori Eiji – Tổng giám đốc công ty TNHH Panasonic Việt Nam cho biết lý do tại sao Panasonic lại chú trọng tới vấn đề môi trường và tầm quan trọng của môi trường trong mọi hoạt động kinh doanh của công ty.
 
Nỗ lực vì một “Việt Nam xanh”
Ông Fukumori Eiji, Tổng giám đốc Công ty TNHH Panaosonic Vietnam tích cực tham gia các hoạt động bảo vệ môi trường.
 
Vừa qua, Panasonic đã chọn xã Nam Thịnh, huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình để trồng tặng 30 nghìn cây phi lao trong chương trình Tết trồng cây “Panasonic vì một Việt Nam xanh”. Ông có thể cho biết lý do nào đã khiến Panasonic chọn địa điểm này để phát động chương trình của mình?
Với chiều dài 23 km bờ biển, huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình là địa phương có thế mạnh về phát triển, nuôi trồng thủy hải sản và du lịch ven biển của tỉnh Thái Bình. Tiền Hải riêng và các địa phương ven biển nói chung đang bị ảnh hưởng nặng nề của biến đổi khí hậu. Tại Cửa Cống Lân, khu vực ngoài chân đê biển của xã Nam Thịnh, huyện Tiền Hải có Cảng cá Cửa Lân với diện tích 4 ha, ngay sát chân đê biển nơi cảng cá Cửa Lân chưa có vành đai cây xanh che chắn giữ đất nên nơi đây không chỉ thường xuyên xảy ra hiện lở đất mà bão và triều cường luôn gây ảnh hướng tới các đầm nuôi trồng thủy sản – nguồn thu nhập quan trọng đối với cư dân vùng ven biển.
Ông có thể cho biết mục đích cũng như mong muốn của Panasonic khi phát động chương trình Tết trồng cây này?
Hoạt động Tết trồng cây được Panasonic Việt Nam tổ chức lần này nằm trong chuỗi các hoạt động sinh thái được thực hiện liên tục từ năm 2010 với mục tiêu đưa Panasonic trở thành doanh nghiệp sáng tạo xanh hàng đầu trong lĩnh vực điện tử vào năm 2018 nhân dịp kỷ niệm 100 năm thành lập tập đoàn. Phần lớn ngân sách cho chương trình Tết trồng cây lần này được trích từ chiến dịch “Chúng tôi yêu Việt Nam” của Panasonic được thực hiện vào năm 2013. Khi khách hàng mua bất kỳ một sản phẩm tivi, tủ lạnh hay máy giặt Panasonic sản xuất tại Việt Nam, khách hàng sẽ đóng góp 10.000 đồng vào Quỹ trồng cây. Do đó, mục đích của Panasonic khi phát động Tết trồng cây với chủ đề “Panasonic vì một Việt Nam xanh” chính là truyền tải mong muốn chung tay góp phần bảo vệ môi trường của nhiều người dân Việt Nam khi tham gia vào chiến dịch này. Ngoài ra, hiện tượng ô nhiễm môi trường đang diễn ra khắp mọi nơi trên thế giới, nhưng chính con người chúng ta có thể thay đổi việc này. Chúng tôi hy vọng, thông qua các “Hoạt động sinh thái” Panasonic sẽ cùng cộng đồng bảo vệ môi trường và nâng cao nhận thức cho thế hệ trẻ về vấn đề này.
 
Các em học sinh trường THCS Nam Thịnh hăng hái tham gia Tết trồng cây.
Các em học sinh trường THCS Nam Thịnh hăng hái tham gia Tết trồng cây.
Tại sao Panasonic lại chọn môi trường là trung tâm trong mọi hoạt động kinh doanh của mình, thưa ông?
Kể từ khi Panasonic được thành lập vào năm 1918, triết lý kinh doanh của chúng tôi đã tập trung vào việc làm thế nào để đóng góp vào sự phát triển của xã hội bằng việc sống hài hòa với môi trường. Chính vì thế, "Ý tưởng sinh thái” và “Hoạt động sinh thái” đã trở thành yếu tố then chốt trong việc phát triển kinh doanh của Panasonic. Chúng tôi mang lại một phong cách sống thân thiện với môi trường bằng cách không chỉ tạo ra các sản phẩm tiên tiến để mang lại cuộc sống tươi đẹp hơn mà còn nỗ lực cùng cộng đồng trong việc bảo vệ môi trường để tạo ra một thế giới tốt đẹp hơn.
Panasonic có ý định hợp tác cùng Bộ Tài Nguyên và Môi trường để nhân rộng chương trình "Panasonic vì một Việt Nam xanh" ra các địa phương khác tại Việt Nam trong tương lai?
Chúng tôi rất hi vọng có thể hợp tác cùng Bộ Tài nguyên và Môi trường để thực hiện tiếp các chương trình "Panasonic vì một Việt Nam xanh" tại các địa phương khác ở Việt Nam không chỉ thông qua các hoạt động trồng cây, bảo vệ môi trường mà còn bằng các hoạt động để giáo dục nâng cao nhận thức về môi trường cho thế hệ trẻ trên khắp Việt Nam. Chúng tôi luôn mong nhận được sự ủng hộ và hợp tác từ phía các địa phương, từ phía người dân để nhân rộng chương trình này, cùng làm lên một Việt Nam xanh.
Xin cám ơn ông.

Doanh nghiệp liên tục gây ô nhiễm, chính quyền “bó tay”

Nhiều lần bị xử phạt vì gây ô nhiễm môi trường nhưng DNTN Tấn Nhất Phương (huyện Mỹ Xuyên, Sóc Trăng) vẫn “chứng nào tật nấy” khiến chính quyền địa phương cũng “bó tay”, còn hàng trăm hộ dân thì “lãnh đủ”.

Thời gian qua, hàng trăm hộ dân xã Thạnh Phú, huyện Mỹ Xuyên (Sóc Trăng) rất khổ sở khi phải chịu đựng mùi hôi thối do ô nhiễm môi trường từ nước thải của doanh nghiệp tư nhân (DNTN) Tấn Nhất Phương, chuyên mua bán, kinh doanh, sơ chế thủy sản gây ra.
Trao đổi với PV, nhiều người dân ở xã Thạnh Phú bức xúc cho biết, DNTN Tấn Nhất Phương xả nước thải gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng làm khổ dân. Học sinh các trường tiểu học, mẫu giáo, trung học cơ sở dân tộc nội trú trên địa bàn cũng bị vạ lây khi mùi hôi thối bốc lên nồng nặc.
Phản ánh của bà con đã được Phòng TN-MT huyện Mỹ Xuyên phối hợp với xã UBND xã Thạnh Phú kiểm tra hiện trường; DNTN Tấn Nhất Phương đã bị lập biên bản về việc gây ô nhiễm môi trường, làm ảnh hưởng đến khu dân cư. Đáng chú ý, DNTN này đã 4 lần bị lập biên bản chỉ trong vòng hơn nửa năm qua.
Trước đó, DNTN Tấn Nhất Phương đã 3 lần bị UBND huyện Mỹ Xuyên, Thanh tra Sở TN&MT tỉnh Sóc Trăng ra quyết định xử phạt với tổng số tiền trên 74 triệu đồng (mức thấp nhất là 8 triệu đồng và lần gần đây nhất là quyết định ngày 2/1/2014 do UBND huyện Mỹ Xuyên ra quyết định xử phạt với mức 50 triệu đồng) do hành vi xả thải vượt tiêu chuẩn gây ô nhiễm từ 10 lần trở lên, tái phạm nhiều lần, kèm theo yêu cầu trong thời hạn 30 ngày, buộc phải thực hiện việc xử lý chất thải, nước thải đạt tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật môi trường theo quy định.
Doanh nghiệp liên tục gây ô nhiễm, chính quyền “bó tay”
Người dân rất bức xúc trước việc DN Tấn Nhất Phương gây ô nhiễm nhưng vẫn không được xử lý dứt điểm.
Trao đổi với chúng tôi, ông Mai Thanh Cầu - Chủ tịch UBND xã Thạnh Phú - cho biết, DNTN Tấn Nhất Phương có 2 chi nhánh, một ở ấp Cần Đước và một ở ấp Khu 2 (xã Thạnh Phú). Hàng ngày, cả 2 chi nhánh của DNTN này sử dụng khoảng trên dưới 100 lao động để sơ chế tôm đông lạnh, góp phần giải quyết việc làm cho lao động địa phương. Tuy nhiên, gần đây, tình trạng DNTN này xả thải gây ô nhiễm môi trường lại là mối lo cho cho cả người dân và chính quyền sở tại.
Theo ông Cầu, kênh Cần Đước là kênh tạo nguồn trữ ngọt liên thông với nhiều dòng kênh khác phục vụ tưới tiêu trên diện tích cả ngàn ha lúa có nguy cơ bị ảnh hưởng. Bởi khi dòng kênh bị ô nhiễm nặng, buộc ngành thủy lợi huyện Mỹ Xuyên phải cho mở cống xả nước ra sông Nhu Gia, mà hiện sông này đang bị nhiễm mặn nên nước mặn sẽ theo vào làm ảnh hưởng đến cây lúa, chưa kể nguồn nước thải ra không đảm bảo cũng có thể gây ảnh hưởng cho lúa và hoa màu của người dân.
Tuy đã nhiều lần bị lập biên bản vi phạm quả tang và có quyết định xử phạt nhưng việc khắc phục của DNTN này chưa có chuyển biến dù mỗi lần nhận quyết định chủ DN đều “cam kết” khắc phục. Đến nay, cả 2 cơ sở trên vẫn tiếp tục gây ô nhiễm môi trường, làm ảnh hưởng đến sản xuất, sinh hoạt của bà con, gây bức xúc trong dư luận.
Cũng theo ông Mai Thanh Cầu, vì vượt quá thẩm quyền xử lý của địa phương nên UBND xã Thạnh Phú đề nghị các cơ quan có thẩm quyền cao hơn xem xét xử lý dứt điểm tình trạng ô nhiễm môi trường để không ảnh hưởng đến sản xuất và đời sống của người dân. Nhiều hộ dân sống ở khu vực xả thải của DNTN Tấn Nhất Phương cũng đã cùng ký tên, gửi kiến nghị đến các cơ quan có thẩm quyền xem xét và đình chỉ việc xả thải.
Điểm xả thải của DN ra sông.
Điểm xả thải của DN ra sông.
Nhiều người dân rất bức xúc cho biết, thường DNTN này lén xả nước thải vào khoảng 19 - 20h tối đến chạng vạng sáng hôm sau mới dừng. Bà Lê Thị Bích Nga (một người dân gần khu vực xả thải của DN) cho biết: “Trong vụ lúa vừa qua, gia đình tôi đã chịu lỗ nặng khi năng suất thấp hơn rất nhiều, chỉ đạt 700 kg/công, trong khi những vụ lúa trước đều đạt khoảng 1 tấn/công. Còn vụ này chưa biết như thế nào, hiện nay nước đang bị ô nhiễm, nếu bơm lên ruộng làm ảnh hưởng không chỉ diện tích mặt ruộng mà còn làm ô nhiễm cả khu vực canh tác trước đây”.
Theo người dân, những ngày DN xả nước thải ra môi trường, các hộ dân sống dọc hai bên kênh Cần Đước phải đóng cửa cả ngày vì mùi nước hôi thối bốc lên. Thậm chí, dù 2 cống Trà Tép và cống Rạch Sên mở ra sông Nhu Gia đã mở để nước lưu thông nhưng chỉ cần có gió nhẹ là mùi hôi xộc lên không chịu nổi. Một số hộ dân phải dùng vôi bột phủ xuống các vũng nước để xử lý mùi hôi thối do nước thải từ DN này xả ra.
Ông Mai Thanh Cầu - Chủ tịch xã Thạnh Phú - thẳng thắn thừa nhận, chính quyền hoàn toàn “bó tay” với DN này. Theo ông Cầu, xã không đủ thẩm quyền để xử lý và sự việc giải quyết dứt điểm tình trạng vi phạm, tái phạm của DNTN Tấn Nhất Phương vẫn đang chờ sự “mạnh tay” của các cấp có thẩm quyền cao hơn.
                                                                                                Bạch Dương

Vụ chôn thuốc trừ sâu: Hàng trăm tấn chất thải vẫn chưa được xử lý

Việc khai quật, bốc xúc và đóng gói chất thải nguy hại tại Công ty CP Nicotex Thanh Thái đang được tiến hành chậm trễ, phương án giai đoạn 2 chưa được trình, cùng với đó hàng trăm tấn chất thải chưa được đưa đi xử lý...

 

Đến thời điểm này đã nửa năm kể từ khi vụ chôn thuốc trừ sâu tại Công ty CP Nicotex Thanh Thái (Cty Thanh Thái) bị phát hiện, đến nay những hậu quả mà nó để lại với môi trường và cuộc sống sinh hoạt của người dân vẫn chưa được giải quyết triệt để. Khuôn viên Cty Thanh Thái vẫn như một công trường còn dang dở.
Chất thải đã khai quật được chất đống và che bạt sơ sài.
Chất thải đã khai quật được chất đống và che bạt sơ sài.
Mùi thuốc trừ sâu vẫn còn nồng nặc quanh những đống chất thải đã được khai quật lên, những hố khai quật nham nhở chưa được hoàn thổ. Đặc biệt, còn những dãy bao tải chất thành đống, được phủ bởi một lớp bạt trong khuôn viên công ty chưa được đưa đi xử lý.
Theo biên bản giao ban sơ kết quá trình thi công các khu vực từ số 1 đến số 7, ngày 15/2 giữa các đơn vị liên quan thì tính đến ngày 14/2, toàn bộ khối lượng đã được khai quật, đóng gói gồm: chất thải, đất nhiễm hóa chất bảo vệ thực vật gần 950 tấn.
Trước đó, Giám đốc Sở TN-MT Thanh Hóa đã có yêu cầu Cty Thanh Thái vận chuyển số chất thải độc hại đã khai quật được đi xử lý theo quy định, hoàn thành trước ngày 25/11/2013. Nhưng trên thực tế, chỉ đạo của cơ quan chức năng tỉnh Thanh Hóa là thế, còn thực tế đến thời điểm này đã hơn nửa tháng 2/2014, nhưng số lượng chất thải được vận chuyển đi tiêu hủy chỉ mới được khoảng 30 tấn.
Những hố khai quật chưa được hoàn thổ.
Những hố khai quật chưa được hoàn thổ.
Phía Cty Thanh Thái cho rằng, Công ty CP Đầu tư Công nghệ tài nguyên Môi trường Việt Nam (DTM) thi công chưa đúng với nội dung hợp đồng và biện pháp thi công đã được phê duyệt. Phía DTM phải trả lại mặt bằng, dọn vệ sinh các khu vực đã đào, múc thuốc sâu, rác thải nguy hại. Ông Nguyễn Đình Thống - Giám đốc Cty Thanh Thái cho biết, công ty đang lập phương án, tìm đối tác để xử lý gần 950 tấn rác thải nguy hại, đất nhiễm thuốc bảo vệ thực vật.
Theo phản ánh của người dân, tại Cty Thanh Thái còn ít nhất ba điểm nghi ngờ có chôn thuốc trừ sâu: Thứ nhất là khu vực giếng cũ có từ ngày Cty Thanh Thái về thuê đất, mở xưởng; thứ hai là khu vực nhà tắm, nhà vệ sinh của công nhân; thứ ba là khu vực cuối nhà xưởng, sát cột chống sét. Người dân cho rằng, Cty Thanh Thái phải khai quật nhằm làm rõ có hay không việc chôn thuốc sâu ở những điểm này.

Cũng tại biên bản họp giao ban ngày 15/2 đề cập, đối với khu vực mới nếu phát hiện thêm sẽ tiếp tục khai quật. Theo ý kiến của ông Lê Đình Sơn - Thành viên tổ giám sát nhân dân thì thông tin mới về ba điểm nghi ngờ có chôn thuốc sâu cần được cơ quan chức năng tỉnh Thanh Hóa và Cty Thanh Thái làm rõ. Cty Thanh Thái cần phải sớm đưa số lượng chất thải, đất nhiễm độc đi tiêu hủy, không để các loại hóa chất độc hại ngấm quay trở lại lòng đất.
Hàng trăm tấn chất thải, đất nhiễm đã được đóng gói nhưng vẫn chưa được đưa đi xử lý.
Hàng trăm tấn chất thải, đất nhiễm đã được đóng gói nhưng vẫn chưa được đưa đi xử lý.

Trên cơ sở báo cáo của Sở TN-MT về tiến độ thực hiện việc triển khai xử lý chất thải nguy hại chôn lấp trái quy định và chất thải nguy hại đang lưu giữ tại Cty Thanh Thái không đúng theo quy định và xử lý tình trạng ô nhiễm môi trường trong khu vực hoạt động của công ty và vùng bị ảnh hưởng. Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa có ý kiến chỉ đạo ngành chức năng và Cty Thanh Thái về việc đảm bảo tiến độ xử lý chất thải nguy hại và ô nhiễm môi trường.

Chủ tịch tỉnh Thanh Hóa yêu cầu Cty Thanh Thái đảm bảo nguồn kinh phí cho đơn vị thi công tiếp tục triển khai việc khai quật, thu gom, đóng gói, xử lý đối với chất thải nguy hại chôn lấp trái quy định; đảm bảo tiến độ theo biện pháp thi công điều chỉnh được Sở TN-MT phê duyệt; khẩn trương lập phương án giai đoạn 2, xử lý ô nhiễm môi trường triệt để.
Đồng thời, nhanh chóng vận chuyển, xử lý lượng chất thải nguy hại hiện đang lưu giữ trong kho của công ty và lượng chất thải nguy hại sẽ được đào thêm từ khu vực thi công số 4 và các địa điểm chôn lấp chất thải nguy hại mới phát hiện. Thực hiện nghiêm túc việc lập phương án xử lý triệt để ô nhiễm môi trường khu vực hoạt động của công ty và vùng bị ảnh hưởng.
Khuôn viên nhà xưởng Cty Thanh Thái như một công trường còn dang dở.
Khuôn viên nhà xưởng Cty Thanh Thái như một công trường còn dang dở.
Trao đổi với phóng viên Dân trí, ông Lưu Trọng Quang - Phó Giám đốc Sở TN-MT tỉnh Thanh Hóa - cho biết: “Hiện mới xong giai đoạn 1, đang yêu cầu họ (Cty Thanh Thái) trình phương án giai đoạn 2, sau đó báo cáo Bộ TN-MT và UBND tỉnh thống nhất rồi họ mới lựa chọn đơn vị thực hiện”.
Liên quan đến việc chậm trễ trong công tác vận chuyển chất thải đi tiêu hủy, ông Quang cho biết: “Chúng tôi có chỉ đạo nhưng có nhiều yếu tố nên họ đang báo cáo cuối tuần này tiếp tục vận chuyển, họ đang cố gắng để đáp ứng yêu cầu”.
Duy Tuyên

Mất 1,3% GDP vì kém vệ sinh

Theo Ngân hàng Thế giới, Việt Nam đang thiệt hại khoảng 780 triệu USD mỗi năm (tương đương 1,3% GPD) do vệ sinh môi trường kém

Ngân hàng Thế giới (WB) vừa công bố báo cáo đánh giá lĩnh vực vệ sinh môi trường đô thị khu vực Đông Á - Thái Bình Dương và báo cáo đánh giá hoạt động quản lý nước thải đô thị tại Việt Nam. Theo dự báo của WB, trong vòng 15 năm tới, các nước Đông Á phải đầu tư 250 USD/người cho vấn đề vệ sinh môi trường.
90% nước thải chưa xử lý
Theo WB, việc quản lý nước thải sinh hoạt ở Việt Nam còn nhiều vấn đề cần nhanh chóng giải quyết. Báo cáo cho hay khoảng 60% hộ dân đấu nối xả nước thải vào hệ thống thoát nước công cộng nhưng hầu hết xả thẳng ra hệ thống tiêu thoát nước bề mặt, chỉ 10% lượng nước thải được xử lý.
Nhiều kênh rạch tại TPHCM đang bị ô nhiễm từ nguồn chất thải sinh hoạt
Nhiều kênh rạch tại TPHCM đang bị ô nhiễm từ nguồn chất thải sinh hoạt
Đến năm 2012, chỉ có 3 thành phố lớn là Hà Nội, TPHCM, Đà Nẵng được đầu tư 17 hệ thống thoát nước và xử lý nước thải đô thị. Tỉ lệ hộ gia đình đấu nối thấp, thành phần hữu cơ trong nước thải được xử lý hay phân hủy sơ bộ trong bể tự hoại vào kênh - mương thoát nước, nước ngầm xâm nhập hệ thống cống, nước mưa được thu gom lẫn với nước thải… khiến nước thải trong hệ thống thoát nước chung có nồng độ chất ô nhiễm thấp.
Trường hợp này lẽ ra nên áp dụng công nghệ xử lý chi phí thấp và cho phép nâng cấp, cải tiến dần, khi nồng độ chất ô nhiễm tăng lên thì các nhà máy xử lý nước thải sinh hoạt được lựa chọn công nghệ tiên tiến, có chi phí đắt đỏ hơn. Tuy nhiên, các cấp ra quyết định chưa hiểu biết thấu đáo về những công nghệ xử lý phù hợp, cũng như quỹ đất bố trí cho nhà máy xử lý nước thải rất hạn chế, trong khi việc tái sử dụng bùn thải và nước thải đã qua xử lý lại chưa được quan tâm.
Ngoài ra, 90% hộ gia đình xả nước thải vào bể tự hoại, trong đó chỉ 4% lượng phân bùn được xử lý. Bên cạnh đó, khả năng thu hồi chi phí đầu tư xây dựng, vận hành, bảo dưỡng hệ thống cấp - thoát nước còn thấp: phí thoát nước dao động ở mức 10% giá nước sạch.
WB đánh giá vệ sinh môi trường kém gây thiệt hại cho nền kinh tế Việt Nam khoảng 780 triệu USD/năm, tương đương 1,3% GDP. WB ước tính Việt Nam cần tới 8,3 tỉ USD để cung cấp đủ dịch vụ thoát nước cho khoảng 36 triệu người (tính theo dân số đô thị năm 2025).
Ngành đầu tư lợi nhuận cao
Cho rằng vệ sinh môi trường kém đang gây thiệt hại đến nền kinh tế nhưng theo WB, đầu tư lĩnh vực này cũng mang lại lợi nhuận cao. Nghiên cứu của Tổ chức Y tế Thế giới đã chỉ ra rằng đầu tư 1 USD vào vệ sinh môi trường sẽ đem lại 8 USD cho nền kinh tế. Thế nhưng, sự thiếu vắng những chính sách khuyến khích thỏa đáng hay các doanh nghiệp (DN) đi tiên phong… khiến lĩnh vực này chưa thu hút được nhiều vốn đầu tư.
Hầu hết các đơn vị quản lý hệ thống thoát nước và xử lý nước thải không sở hữu công trình mà chỉ vận hành theo đặt hàng của chính quyền, chi phí từ ngân sách nhà nước. Điều đó khiến DN không thể đầu tư phát triển hoặc tìm cách tối ưu hóa hệ thống này. DN phải trình chi phí phát sinh ngoài kế hoạch lên các cơ quan quản lý cấp trên phê duyệt.
Quy trình này mất nhiều thời gian và có thể ảnh hưởng đến dịch vụ thoát nước. Đây cũng là nguyên nhân khiến các công ty thoát nước chưa quan tâm đến lợi ích mang lại từ hoạt động nâng cao nhận thức cộng đồng - những người chịu ảnh hưởng nhưng cũng là lực tác động lớn đến vệ sinh môi trường.
Theo khuyến nghị của WB, Việt Nam nên xây dựng các chính sách khuyến khích mô hình đối tác công - tư và sự tham gia của khối tư nhân vào lĩnh vực vệ sinh môi trường. Chẳng hạn, các nhà đầu tư tư nhân tham gia phát triển địa ốc có thể đưa chi phí đầu tư cơ bản công trình thu gom và xử lý nước thải vào giá thành bán cho khách hàng theo thị trường, nhờ đó giảm chi tiêu ngân sách nhà nước. Ngoài ra, xây dựng các phương án thu gom, xử lý nước thải hợp lý cũng giúp gi­ảm chi phí vận hành công trình.
Theo Nhiên Di
Người lao động

Dừng hoạt động khai thác khoáng sản của 13 doanh nghiệp

UBND TP Đà Nẵng vừa có quyết định chấm dứt giấy phép khai thác khoáng sản của 13 doanh nghiệp tại một số mỏ đất đồi và mỏ đá trên địa bàn thành phố.

Chấm dứt giấy phép khai thác khoáng sản của 13 doanh nghiệp
Chấm dứt giấy phép khai thác khoáng sản của 13 doanh nghiệp
Các doanh nghiệp trên bao gồm: Công ty TNHH MTV Xây lắp và Thương mại Kim Huy Phát khai thác đất đồi mỏ Đầu Voi, Công ty Cổ phần dịch vụ cáp treo Bà Nà khai thác mỏ đá An Sơn và An Sơn 2, Công ty TNHH thương mại tổng hợp Phú Đạt khai thác mỏ đất đồi tại đèo Đại La, Công ty TNHH sản xuất thương mại dịch vụ Long Sơn khai thác mỏ đá Đại La, Công ty TNHH Dũng Hằng khai thác mỏ đất đồi tại thôn Sơn Phước (xã Hòa Ninh), Công ty TNHH Vạn Tường khai thác mỏ đất đồi tại thôn Thạch Nham (xã Hòa Nhơn), Công ty TNHH Hoàng Tiến khai thác mỏ đất đồi tại thôn Xuân Phú và Phú Hạ (xã Hòa Sơn), Công ty TNHH Duy Hiền khai thác mỏ đất đồi làm vật liệu san nền tại thôn Hoà Khê (xã Hòa Sơn),  Doanh nghiệp tư nhân Văn Tân khai thác mỏ đất đồi tại thôn Phước Thuận, Công ty cổ phần đầu tư Thành Nam Việt khai thác đá xây dựng tại mỏ Sơn Gà (xã Hòa Khương), Công ty TNHH Thành Phát khai thác đá tại mỏ Động Cao (xã Hòa Sơn), Công ty TNHH Xây dựng Trường Bản khai thác mỏ đất đồi tại thôn Xuân Phú và Hoà Khê (xã Hòa Sơn), Công ty TNHH thương mại và dịch vụ Tấn Thông khai thác đá xây dựng tại mỏ Khe Rương, xã Hòa Ninh.
UBND TP Đà Nẵng yêu cầu các đơn vị trên di chuyển tài sản, nhân lực ra khỏi khu vực mỏ (ngoài các thiết bị đảm bảo an toàn mỏ và bảo vệ môi trường,  đồng thời tiến hành lập thủ tục đóng cửa mỏ, cải tạo, phục hồi môi trường và đất đai theo quy định.
UBND thành phố cũng giao UBND huyện Hòa Vang kiểm tra, giám sát không cho tổ chức, cá nhân nào vào hoạt động khai thác đá trái phép tại khu vực.
Khánh Hồng

Băng tuyết bất ngờ xuất hiện ở Nghệ An

Đợt rét những ngày cuối năm làm băng tuyết bỗng xuất hiện ở miền núi cao biên giới xứ Nghệ - mảnh đất cằn sỏi đá nhiều năm chưa từng ghi nhận hiện tượng thời tiết này.

Băng tuyết bất ngờ xuất hiện ở huyện biên giới Kỳ Sơn.
Băng tuyết bất ngờ xuất hiện ở huyện biên giới Kỳ Sơn.

Do không khí lạnh tăng cường, nhiệt độ xuống thấp nên trong thời gian từ đêm 22/1 về sáng 23/1/2014, tại khu vực cửa khẩu Nậm Cắn, huyện biên giới Kỳ Sơn, tỉnh Nghệ An đã xuất hiện hiện tượng băng tuyết phủ trắng trên các cành cây.

Ông Nguyễn Sỹ Nam - Chi cục trưởng Hải quan cửa khẩu Nậm Cắn cho PV Dân trí biết: “Trong hai ngày vừa qua, tại địa bàn, nhiệt độ đo được ngoài trời từ -1 - 20C. Đây cũng là đợt lạnh lâu lắm người dân ở đây mới chứng kiến. Mấy ngày nay, rau trong vườn bị tuyết phủ trắng, còn nước trong chậu thì đông cứng. Ở ngoài trời, xe ô tô đỗ một lúc màu trắng cũng phủ đều”.
Băng tuyết phủ trắng cây rừng.
Băng tuyết phủ trắng cây rừng.
Cũng theo ông Nam, thì đến khoảng 10h sáng cùng ngày thì có ánh nắng xuất hiện, nhiệt độ tăng làm tan băng tuyết.
Sau khi có băng tuyết xuất hiện bất thường, lực lượng Đồn BP Nậm Cắn cùng các cơ quan ban ngành cử đoàn công tác xuống địa bàn tuyên truyền vận động bà con giữ ấm để đảm bảo sức khỏe, nhất là người già và trẻ nhỏ đồng thời có các biện pháp giữ ấm và tránh rét cho gia súc, gia cầm, vật nuôi.
 
Lần đầu tiên ở Nghệ An xuất hiện băng tuyết phủ trắng khắp rừng Kỳ Sơn.
Lần đầu tiên ở Nghệ An xuất hiện băng tuyết phủ trắng khắp rừng Kỳ Sơn.

Nguyễn Duy

Phạt cơ sở gây ô nhiễm môi trường gần 50 triệu đồng

Một cơ sở chế biến lâm sản ở Lang Chánh - Thanh Hóa xả thải độc hại trực tiếp ra môi trường, gây ô nhiễm nghiêm trọng, đã bị cơ quan chức năng xử phạt gần 50 triệu đồng.

HTX chế biến lâm sản Lang Chánh (có địa chỉ tại xã Quang Hiến, huyện Lang Chánh, Thanh Hóa) là cơ sở chuyên sản xuất giấy vàng mã và bột giấy.
Khoảng 10 giờ ngày 20/12/2013, Thanh tra Sở TNMT Thanh Hóa cùng các đơn vị liên quan đã bắt quả tang cơ sở này đang xả thải trực tiếp chất độc hại ra sông Âm. Cơ quan chức năng đã ngay lập tức lập biên bản trình cấp trên xử lý.
Một cơ sở chế biến lâm sản ở Thanh Hóa đang bị cơ quan chức năng kiểm tra
Một cơ sở chế biến lâm sản ở Thanh Hóa đang bị cơ quan chức năng kiểm tra
Ngày 10/1, ông Nguyễn Đức Quyền, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa đã ký quyết định xử phạt cơ sở trên với tổng số tiền là 47.500.000 đồng và tạm thời đình chỉ khâu âm ủ bột giấy đối với HTX này trong thời gian 3 tháng để khắc phục tình trạng gây ô nhiễm môi trường.
Biên bản cũng yêu cầu HTX này dừng ngay việc xả thải nước thải ra sông Âm, khẩn trương tiến hành xây dựng hoàn chỉnh các công trình xử lý môi trường đã cam kết trước đó.
Trước đó, vào ngày 9/1, ông Nguyễn Đức Quyền, cũng ký quyết định phê duyệt danh mục 35 cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng cần phải xử lý. Đáng chú ý là các cơ sở tồn lưu hóa chất, thuốc bảo vệ thực vật và kho vật tư nông nghiệp cũ nằm rải rác ở các huyện Nông Cống, Thiệu Hóa, Tĩnh Gia, Nga Sơn, Thọ Xuân và Vĩnh Lộc.
Nguyễn Thùy

Ô nhiễm đất vượt... 650 lần tiêu chuẩn cho phép!

Hơn 30 điểm tồn lưu, kho chứa thuốc, hóa chất bảo vệ thực vật (BVTV) gây ô nhiêm môi trường nghiêm trọng, trong đó có những đơn vị có hàm lượng DDT trong mẫu đất vượt 650 lần tiêu chuẩn cho phép.

Thời gian qua, dư luận liên tục phản ánh về tình trạng ô nhiễm môi trường nghiêm trọng do hành vi chôn chất thải độc hại xuống đất tại Công ty CP Nicotex Thanh Thái, đóng tại xã Cẩm Vân, huyện Cẩm Thủy, Thanh Hóa. Đến thời điểm này, vấn đề ô nhiễm môi trường tại đơn vị này vẫn chưa được xử lý dứt điểm gây bức xúc trong dư luận, kéo dài trong nhiều tháng liền.
Ô nhiễm đất vượt... 650 lần tiêu chuẩn cho phép!
Hàng trăm tấn hóa chất, đất ô nhiễm đã được khai quật lên tại Công ty CP Nicotex Thanh Thái thời gian qua gây bức xúc trong dư luận.

Mới đây, ngày 8/1, UBND tỉnh Thanh Hóa đã có quyết định về việc phê duyệt danh mục với 35 điểm tồn lưu, kho chứa thuốc BVTV, kho vật tư nông nghiệp gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. Trong đó có những điểm, kho có hàm lượng DDT (một số chất hữu cơ ô nhiêm khó phân hủy) trong mẫu đất vượt 650 lần tiêu chuẩn cho phép.

Cụ thể là điểm tổn lưu hóa chất BVTV Kho vật tư nông nghiệp cũ, thôn 3, xã Thiệu Viên, huyện Thiệu Hóa. Mẫu đất tại khu vực có hàm lượng DDT cao hơn 650 lần tiêu chuẩn cho phép; điểm tổn lưu hóa chất BVTV kho vật tư nông nghiệp cũ, thôn Trịnh Điện 2, xã Định Hải, huyện Yên Định có hàm lượng DDT trong mẫu đất vượt 550 lần tiêu chuẩn cho phép…

Thời gian xử lý mà UBND tỉnh Thanh Hóa đưa ra đối với các đơn vị này là từ năm 2015 - 2020. Biện pháp xử lý là giải phóng mặt bằng khu vực ô nhiễm, xử lý đất ô nhiễm bằng phương pháp hóa học (Fenton) kết hợp phân hủy vi sinh và đốt ở nhiệt độ cao đối với đất bị ô nhiễm hóa chất BVTV rất nặng.

Bên cạnh các điểm tồn lưu, kho chứa hóa chất BVTV, còn nhiều kho vật tư nông nghiệp có hàm lượng DDT cao hơn gấp hàng chục lần tiêu chuẩn cho phép. Cụ thể như kho vật tư nông nghiệp thôn 1, xã Thiệu Thịnh, huyện Thiệu Hóa, có hàm lượng DDT trong mẫu đất cao hơn 31 lần tiêu chuẩn cho phép.

Ô nhiễm đất vượt... 650 lần tiêu chuẩn cho phép!
Vụ việc chôn hóa chất độc hại xuống lòng đất tại Thanh Hóa chưa được xử lý triệt để, và trách nhiệm của ngành chức năng cũng như các đơn vị liên quan vẫn đang đặt ra cho dư luận những hoài nghi.

Theo đó, UBND tỉnh Thanh Hóa giao Sở TN&MT chủ trì phối hợp với các đơn vị liên quan chỉ đạo hướng dẫn các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng xây dựng dự án xử lý, khắc phục ô nhiễm môi trường nghiêm trọng; thậm định, trình duyệt theo quy định; đấu mối với các Bộ, ngành trung ương tranh thủ các nguồn vốn để triển khai thực hiện dự án.


Duy Tuyên

Rừng thông hàng chục năm tuổi bị "bà hỏa" thiêu rụi

Nhiều ha thông, bạch đàn thuộc rừng phòng hộ của hai xã Hoằng Trung và Hoằng Xuân (Hoằng Hóa – Thanh Hóa) vừa bị “bà hỏa” thiêu rụi.

Vụ cháy xảy ra vào khoảng 15h30’ ngày 21/12. Một số người dân có mặt tại hiện trường cho biết đám cháy bắt nguồn từ địa phận rừng phòng hộ của xã Hoằng Trung sau đó lan dần sang phần rừng thuộc xã Hoằng Xuân.
Ngọn lửa sau khi bùng phát đã lan từ địa phận rừng xã Hoằng Trung sang xã Hoằng Khánh
Ngọn lửa sau khi bùng phát đã lan từ địa phận rừng xã Hoằng Trung sang xã Hoằng Khánh
Do rừng ở đây chủ yếu là thông cùng với lớp lá cây khô dày đặc phía dưới, gặp thời điểm cháy có gió to nên ngay khi ngọn lửa bùng phát đã lan rất nhanh.
Lực lượng kiểm lâm cùng người dân hai xã Hoằng Xuân, Hoằng Trung và xã lân cận như Hoằng Khánh đều được huy động dập lửa. Tuy nhiên, địa hình núi cao, thời tiết gió mạnh khiến công tác dập cháy gặp nhiều khó khăn vì thế phải 3 giờ đồng hồ sau đó đám cháy mới được khống chế.
Tại hiện trường, nhiều diện tích thông và bạch đàn bị cháy rụi. Đặc biệt, đây là loại thông có số tuổi hàng chục năm.
Hiện cơ quan chức năng đang khẩn trương tiến hành điều tra nguyên nhân và đo đạc cụ thể diện tích rừng bị cháy.
Nguyễn Thùy

Nhà máy xả thải, cá chết nổi trắng sông

Hàng tấn cá chết nổi khắp thượng nguồn sông Bưởi, đoạn chảy qua địa bàn xã Thạch Lâm, huyện Thạch Thành. Bước đầu, cơ quan chức năng xác nhận, thủ phạm chính là do nhà máy chế biến tinh bột sắn xuất khẩu Hòa Bình xả thải ra sông gây ô nhiễm.

Ngay sau tình trạng cá chết hang loạt trên thượng nguồn sông Bưởi, đoạn qua xã Thạch Lâm, huyện Thạch Thành, Sở TN&MT Thanh Hóa và Hòa Bình đã phối hợp tiến hành kiểm tra thực tế hệ thống xử lý nước thải tại nhà máy chế biến tinh bột sắn xuất khẩu Hòa Bình (Công ty TNHH MTV - Tân Hiếu Hưng).
Cá chết hàng loạt nơi thượng nguồn sông Bưởi do ô nhiễm môi trường.
Cá chết hàng loạt nơi thượng nguồn sông Bưởi do ô nhiễm môi trường.
Lãnh đạo nhà máy chế biến tinh bột sắn xuất khẩu Hòa Bình cũng đã thừa nhận, nguyên nhân là do sự cố vỡ cống thu gom nước thải không qua hệ thống xử lý nước thải trực tiếp vào môi trường chảy ra sông Bưởi.
Tại buổi làm việc với các ngành chức năng, ông Trần Sỹ Trọng, giám đốc nhà máy cho biết, vào đêm ngày 6/12, công ty đang cho công nhân thi công lại cống xả nước trong khu vực chứa nước thải của nhà máy. Đến 22h đêm, công nhân bị mệt nên đã đắp tạm đất để đi ngủ. Đến 5h sáng ngày 7/12 thì phát hiện cống bị vỡ và nước thải trong hồ chứa chảy ra ngoài suối và đổ vào sông Bưởi.
Tuy nhiên, theo quan sát của chúng tôi, tại vị trí cống xả thải (hồ chứa số 4) của nhà máy không có sự đào đắp, sửa chữa nào? Bên cạnh cống xả thải còn có một máy bơm được đặt tại hồ số 4 nhưng không biết để làm gì?
Sở TN&MT Thanh Hóa cũng đã yêu cầu các xã: Thạch Lâm, Thạch Quảng và Thành Mỹ, huyện Thạch Thành báo cáo tình hình thiệt hại về chăn nuôi cá lồng làm cơ sở sau này yêu cầu phía nhà máy bồi thường thiệt hại nếu có.
Hiện, Sở TN&MT hai tỉnh Thanh Hóa và Hòa Bình đang chờ kết quả phân tích mẫu nước để đưa ra kết luận cuối cùng về nguyên nhân cá chết; đồng thời báo cáo UBND hai tỉnh để đưa ra hình thức xử lý đối với hành vi xả thải ra sông Bưởi của nhà máy nêu trên.
Duy Tuyên

Hơn 85% doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi những trận bão trong năm

Mặc dù Việt Nam là 1 trong 5 nước có mức độ rủi ro thiên tai cao nhất thế giới, nguy cơ ảnh hưởng tới hoạt động sản xuất kinh doanh rất cao song có tới 46% doanh nghiệp (DN) chưa có kế hoạch phòng chống và ứng phó với thiên tai.

Tại hội thảo “Đánh giá rủi ro thiên tai và thiết lập kế hoạch kinh doanh liên tục vùng cho các khu công nghiệp tập trung thuộc khối ASEAN” diễn ra mới đây tại Hà Nội, ông Đậu Anh Tuấn, đại diện Phòng Thương mại và công nghiệp Việt Nam (VCCI) cho biết, Việt Nam là 1 trong 5 nước có mức độ rủi ro thiên tai cao nhất thế giới. Ước tính mỗi năm, thiên tai đã khiến hàng trăm người chết và mất tích, 70% dân số phải chịu rủi ro thiên tai.
 
 
Những cơn bão cấp độ lớn luôn gây thiệt hại  nặng nề cho các doanh nghiệp sản xuất
Những cơn bão cấp độ lớn luôn gây thiệt hại  nặng nề cho các doanh nghiệp sản xuất
Đáng chú ý, một kết quả được khảo sát do VCCI và Quỹ Châu Á tiến hành năm 2011 cho thấy, những trận bão tấn công trong năm đó đã ảnh hưởng tới 85% DN trong tổng số hơn nửa triệu DN đang hoạt động chính thức trên lãnh thổ Việt Nam. Trong khi đó, có tới 46% DN chưa có kế hoạch phòng chống và ứng phó với thiên tai; 57% DN chưa mua bảo hiểm rủi ro; 55% DN chưa có kế hoạch phục hồi sau thiên tai…
Theo đánh giá của các chuyên gia, khi xảy ra thiên tai cấp độ lớn, các DN đơn lẻ gặp rất nhiều khó khăn trong việc đấu tranh để tiếp tục duy trì sản xuất, chủ yếu là do sự đình trệ hoạt động của các cơ sở hạ tầng, điện nước, thông tin liên lạc và thiếu nguồn cung cấp nguyên liệu.
Trên khía cạnh này thì không chỉ các doanh nghiệp đơn lẻ mà cả các cơ quan dịch vụ công, các tổ chức vận hành các khu công nghiệp, các cơ quan nhà nước đều được yêu cầu chia sẻ một kế hoạch kinh doanh liên tục Vùng (ABCP) để thực hiện các biện pháp giảm thiểu rủi ro thiên tai và duy trì Kế hoạch sản xuất kinh doanh (BCP) sau thiên tai.
Bởi vậy, Dự án “Đánh giá rủi ro thiên tai và thiết lập kế hoạch kinh doanh  liên tục vùng cho các khu công nghiệp tập trung thuộc khối ASEAN” do Cơ quan Hợp tác quốc tế Nhật Bản “JICA” và Trung tâm điều phối ASEAN Hỗ trợ nhân đạo trong Quản lý thiên tai (AHA Centre) thực hiện nhằm hướng tới giảm thiểu những tổn thất và thiệt hại kinh tế tại khu vực tập trung nhiều khu công nghiệp khi có thiên tai lớn xảy ra.
Dự án sẽ thu thập, phân tích và lưu trữ thông tin về các rủi ro thiên tai, các cụm công nghiệp tập trung, các cơ sở hạ tầng của hệ thống phân phối… tại 10 quốc gia ASEAN. Trong đó, 3 cụm công nghiệp tập trung từ Indonesia, Philippin và Việt Nam đã được lựa chọn để triển khai dự án thí điểm. Từ đó, cung cấp những cẩm nang hướng dẫn việc đánh giá rủi ro thiên tai và thiết lập Kế hoạch kinh doanh liên tục vùng trong khối ASEAN.
Lan Hương

Xử phạt 260 triệu đồng nhà máy sắn gây ô nhiễm

Ngày 12/12, trong phiên chất vấn HĐND tỉnh TT-Huế khóa VI, kỳ họp thứ 7, ông Lê Trường Lưu, PCT UBND tỉnh cho biết đã có quyết định xử phạt hành chính 260 triệu đồng đối với nhà máy tinh bột sắn Fococev đóng tại huyện Phong Điền

Mức phạt trên được đưa ra do nhà máy tinh bột sắn này (thuộc chi nhánh Công ty thực phẩm và đầu tư Fococev) đã gây ô nhiễm môi trường và có nhiều vi phạm khác về quản lý môi trường. Theo đó, nhà máy đã không thực hiện việc giám sát chất thải, giám sát môi trường xung quanh theo quy định, không xây lắp công trình xử lý môi trường (hầm chôn lấp chất thải rắn: vỏ lụa sắn lẫn đất, cát); xả nước thải vượt quy chuẩn kỹ thuật về chất thải.
Nhà máy tinh bột sắn TT-Huế bị xử phạt 260 triệu đồng
Nhà máy tinh bột sắn TT-Huế bị xử phạt 260 triệu đồng
Tỉnh TT-Huế đã buộc nhà máy phải thực hiện việc giám sát môi trường theo đúng tần suất 4 lần/năm. Đặc biệt , trong thời hạn 90 ngày (kể từ ngày 9/12/2013) phải khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường nước tại Khe Mây.
Trước đó, nhà máy tinh bột sắn Fococev đã xả nước thải độc hại ra môi trường khu vực khe Mây, thôn Thượng An, xã Phong An (huyện Phong Điền). Dẫn đến làm nhiều diện tích ruộng lúa, cá nuôi, sen của người dân bị chết cá. Công ty chỉ đền bù với mức giá rất thấp, dân bức xúc đã kéo đến lấp mương xả thải của nhà máy.
Dân địa phương bức xúc lấp mương nước thải nhà máy vì quá gây ô nhiễm cho dân
Dân địa phương bức xúc lấp mương nước thải nhà máy vì quá gây ô nhiễm cho dân
Đại Dương

Kinh hoàng những "núi rác" rải khắp thị trấn

Rác được ấp thành đống với đủ mùi hôi thối, ruồi bọ bâu kín. Từ hơn một tuần nay, rác thải của thị trấn An Dương, huyện An Dương (Hải Phòng) không được chuyển đi, khiến người dân hoang mang...

Hơn một tuần nay, nhiều khu dân cư của thị trấn An Dương, huyện An Dương bị “tấn công” bởi rác thải. Theo quan sát của PV Dân trí, trên các tuyến đường, kể cả trước cổng cơ quan chính quyền cũng đầy rác. Những đống rác lớn được tập kết lâu ngày không được thu gom, bốc mùi hôi thối nồng nặc, kèm theo đó là ruồi nhặng bâu đen,...
 
Bà Nguyễn Thị Liêm, người dân ở thị trấn An Dương, phản ánh: "Hơn tuần nay rồi từ nhà ra phố đâu đâu cũng rác. Chúng tôi hàng ngày chỉ biết mang rác sinh hoạt ra để ở ngõ chờ thu gom. Thế nhưng 7 ngày nay vắng bóng công nhân môi trường đô thị, rác chất thành đống bốc mùi hôi thối khiến cả thị trấn mất ăn mắt ngủ”.
Trước tình trạng rác thải ứ đọng không được giải phóng, dân mang cả rác ra các khu vực trụ sở cơ quan hành chính để chất đống. Một số đơn vị đành tự “bảo vệ” bằng cách dựng biển cấm đổ rác, đồng thời cắt cử người canh gác, không cho người dân mang rác ra vứt.
Dưới đây là một số hình ảnh ghi nhận của PV Dân trí về tình trạng rác ứ đọng bất thường ở thị trấn An Dương:

Rác chất đống ở đầu ngõ
Rác chất đống ở đầu ngõ

Núi rác giữa thị trấn. Dân ngơ ngác không hiểu công nhân môi trường đô thị đi đâu?
"Núi rác" giữa thị trấn. Dân ngơ ngác không hiểu công nhân môi trường đô thị đi đâu?

Rác trải dài ngay các trường học
Rác trải dài ngay gần các trường học
Có cả những cais biển được in ấn công phu hơn để phòng cổng đơn vị không thành bãi rác
Cơ quan công quyền đề phòng người dân mang rác đến vứt trước cổng

Viện Kiểm sát huyện An Dương cũng sợ dân vứt rác.
Viện Kiểm sát huyện An Dương cũng sợ dân vứt rác.
 
Thu Hằng

Chôn hàng trăm tấn thuốc trừ sâu: Lại “rút kinh nghiệm sâu sắc”!

Vụ chôn thuốc trừ sâu tại Công ty CP Nicotex Thanh Thái (Cty Thanh Thái) sẽ được đưa ra “mổ xẻ” tại kỳ họp thứ 8 - HĐND tỉnh Thanh Hóa khóa XVI. Theo báo cáo gửi HĐND của Sở TN&MT Thanh Hóa thì trách nhiệm chỉ là "kiểm điểm, rút kinh nghiệm sâu sắc"!

 

Trách nhiệm sẽ “trôi” về đâu?
Hơn ba tháng trôi qua kể từ khi vụ chôn thuốc trừ sâu tại Cty Thanh Thái bị phát hiện, đến nay, các đơn vị chức năng vẫn đang tiến hành khai quật hiện trường. Theo kế hoạch thì việc xử lý giai đoạn 1 phải kéo đến ngày 15/1/2014. Tiếp đó, mới tiến hành xử lý triệt để ô nhiễm môi trường cả trong khuôn viên Cty Thanh Thái và các khu vực xung quanh.
Nhiều tấn chất thải nguy hại tiếp tục được khai quật, thu gom.
Nhiều tấn chất thải nguy hại tiếp tục được khai quật, thu gom.
Trong một diễn biến mới nhất, người dân lại phát hiện thêm một điểm chôn lấp mới với các chai thủy tinh đã qua sử dụng, có chai vẫn còn chất lỏng và phần lớn đã được nghiền chôn vào lòng đất, các cơ quan chức năng sẽ lập biên bản sự việc.
Như vậy, đến nay, thời gian khai quật đã được “nới” thêm, hàng trăm tấn chất thải nguy hại được đào lên. Số lượng chất thải độc hại được khai quật lên đã “phá sản” những nhận định, đánh giá của các cơ quan chức năng. Mức độ ảnh hưởng đến môi trường sống và sức khỏe của người dân các địa phương trong vùng thì chưa thể đánh giá hết được.
Đến nay cũng chưa rõ trách nhiệm của các cấp chính quyền địa phương và các ngành chức năng có liên quan như thế nào khi để xảy ra một vụ việc “động trời” trong lĩnh vực môi trường trên địa bàn được đánh giá là lớn nhất từ trước đến nay? Dư luận đang đặt ra câu hỏi, liệu rằng vụ việc có dừng lại ở việc kiểm điểm, rút kinh nghiệm trong công tác thanh kiểm tra của các đơn vị liên quan? Rồi “quả bóng trách nhiệm” sẽ được “đá” cho ai?
Trong khi đó, theo báo cáo gửi Hội đồng nhân dân (HĐND) của Giám đốc Sở TN&MT Thanh Hóa - ông Vũ Đình Xinh cho rằng: “Quá trình thực hiện nhiệm vụ được giao, Sở TN&MT luôn làm việc với tinh thần trách nhiệm cao, đúng quy định và không có các hành vi bao che, dung túng cho các sai phạm hoặc tiêu cực của Công ty. Trong quá trình kiểm tra chỉ tập trung vào kiểm tra hồ sơ, kiểm tra thực tế các công trình xử lý môi trường theo nội dung báo cáo đánh giá tác động môi trường (ĐGTĐMT) đã được phê duyệt mà không lường trước, tính đến việc Cty Thanh Thái cố tình chôn trộm chất thải nên không thực hiện kiểm tra hành vi chôn lấp”.
Và nhận định của Sở TN&MT Thanh Hóa thì với địa bàn hoạt động của Công ty, việc kiểm tra phát hiện hành vi này là rất khó khăn (!?)
Trách nhiệm cũng được nhắc đến nhưng chỉ là kiểm điểm tập thể Chi cục bảo vệ môi trường (BVMT), thuộc Sở TN&MT với yêu cầu: “Cần rút kinh nghiệm sâu sắc để làm tốt hơn trong quá trình tổ chức, thực hiện công việc được giao”.
Con số hàng trăm tấn chất thải đã được khai đào vẫn chưa dừng lại.
Con số hàng trăm tấn chất thải đã được khai đào vẫn chưa dừng lại.
Trong đó, cá nhân ông Nguyễn Quang Thái - Chi cục trưởng Chi cục Bảo vệ môi trường cần: “Rút kinh nghiệm sâu sắc trong quá trình tham mưu và tổ chức thực hiện nhiệm vụ”.
Còn ông Phạm Văn Tiến - Chủ tịch UBND huyện Cẩm Thủy - khẳng định: “Sau khi có chỉ đạo của tỉnh, huyện đã tiến hành thực hiện kiểm điểm trách nhiệm việc quản lý Nhà nước đối với UBND, Phòng TN&MT cũng như UBND xã Cẩm Vân và Cẩm Tâm”.
Công ty thực hiện cố ý, bí mật!
Cũng trong bản báo cáo gửi HĐND, ông Vũ Đình Xinh cho rằng: “Trong quá trình kiểm tra, giám sát việc thực hiện Luật BVMT tại Cty Thanh Thái chỉ mới tập trung vào việc kiểm tra thực tế các công trình xử lý môi trường theo nội dung báo cáo ĐGTĐMT được phê duyệt; Sở không lường trước, không tính đến việc Cty Thanh Thái cố tình chôn trộm chất thải thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) trái quy định nên không thực hiện kiểm tra hành vi chôn lấp; địa thế, địa hình hoạt động của công ty rất khó phát hiện hành vi chôn lấp vì thực hiện cố ý, bí mật…
Mặc dù khẳng định đây là vụ vi phạm pháp luật môi trường đặc biệt nghiêm trọng, một hành vi phi đạo đức trong sản xuất kinh doanh không thể chấp nhận được. Tuy nhiên, về nguyên nhân của vụ việc được ông Xinh cho rằng: “Từ năm 2008 trở về trước, Cty Thanh Thái là đơn vị thuộc quyền quản lý của Tổng cục Kỹ thuật - Bộ Quốc phòng. Việc chôn lấp chất thải nguy hại trái quy định của Cty Thanh Thái chủ yếu thực hiện trong giai đoạn này. Vì vậy việc kiểm tra, giám sát công tác bảo vệ môi trường đối với Công ty chủ yếu do Bộ Quốc phòng thực hiện”.
Với những gì xảy ra tại Cty Thanh Thái, trách nhiệm chỉ dừng lại ở kiểm điểm?
Với những gì xảy ra tại Cty Thanh Thái, trách nhiệm chỉ dừng lại ở kiểm điểm?
Bên cạnh đó, theo, thời gian thực hiện hành vi chôn lấp của Cty Thanh Thái quá xa so với thời điểm kiểm tra; đoàn thanh tra trước khi tiến hành phải thông báo trước, đơn vị có hành vi vi phạm sẽ chủ động đối phó; mặt khác, từ khi thành lập đến nay, Sở chưa nhận được đơn thư, khiếu nại về hành vi chôn lấp chất thải của Cty Thanh Thái?
Trách nhiệm lại được “đẩy” xuống chính quyền cơ sở. Theo đó: “Nhiều năm qua, thông qua các cuộc tiếp xúc cử tri và phản ánh của nhân dân tại các kỳ họp HĐND huyện, các địa phương có nắm được nội dung Cty Thanh Thái sản xuất thuốc BVTV gây ô nhiễm môi trường nhưng chưa kịp thời phản ánh kiến nghị của nhân dân về Sở. Hàng năm UBND huyện Cẩm Thủy không thực hiện việc tổng hợp báo cáo Sở TN&MT về công tác BVMT tại Cty Thanh Thái theo quy định”.
Tuy nhiên, theo Sở TN&MT thì từ năm 2008 đến nay, đã thành lập 4 đoàn kiểm tra giám sát về công tác BVMT, có sự tham gia của UBND huyện Cẩm Thủy, lãnh đạo xã Cẩm Vân nhưng không thể phát hiện được hành vi chôn lấp chất hóa học độc hại? 
Theo báo cáo của Sở TN&MT Thanh Hóa: Hiện trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa có 45 điểm ô nhiễm môi trường tại các kho thuốc trừ sâu trước đây. Trong đó, có 35 điểm có các chỉ tiêu phân tích dư lượng thuốc BVTV vượt quy chuẩn Việt Nam cần phải xử lý; 10 điểm đã và đang tiến hành xử lý; Sở đang lập dự án đầu tư 25 điểm trình bộ TN&MT và Bộ Tài chính xin hỗ trợ kinh phí xử lý; 10 điểm tồn lưu thuốc BVTV còn lại cũng đang lấy mẫu để phân tích, xác định mức độ ô nhiễm môi trường, báo cáo UBND tỉnh kế hoạch xử lý.
                                                                                                 Duy Tuyên

Doanh nghiệp giày "bức tử" môi trường: Phóng viên bị cấm cửa?

Nhóm PV bắt quả tang Công ty TNHH giầy Aurora VN (xã Thiên Hương, huyện Thủy Nguyên, Hải Phòng) xả thải trực tiếp ra môi trường, đã điện báo cho cơ quan chức năng. Tuy nhiên khi đoàn liên ngành xuống lập biên bản thì PV lại bị “đưa ra ngoài”.
 >>  Bắt quả tang doanh nghiệp giày da xả thải "bức tử" môi trường

Ngày 5/12, PV Dân trí cùng các báo bạn (Lao động, Tài nguyên và Môi trường, VTC News) cùng đi tìm hiểu phản ánh của người dân về việc Công ty Aurora gây ô nhiễm, ảnh hưởng đến đời sống sức khỏe của họ. Từ nhiều vị trí tác nghiệp khác nhau, nhóm PV chúng tôi đã tận mắt chứng kiến việc doang nghiệp này xả thải nước bẩn ra môi trường.
Điểm rò rỉ nước thải đen từ tường bao nhà máy ra ruộng của dân
Điểm rò rỉ nước thải đen từ tường bao nhà máy ra ruộng của dân
Có hơn 20 điểm “rò rỉ” tại chân tường bao quanh công ty, nước xả màu đen, có mùi hôi đang chảy ra hòa vào ruộng đồng của người dân và kênh Hòn Ngọc. Tại cống nước đầu mối của kênh bờ dẫn nước thủy lợi một cống nước xả của công ty đang ngang nhiên chảy được tháo nước thải ra mương. Bờ mương đen ngòm, từng lớp váng dầu óng ánh và kèm theo mùi hôi thối.
Họng nước của nhà máy xả trực tiếp ra kênh Hòn Ngọc
Họng nước của nhà máy xả trực tiếp ra kênh Hòn Ngọc
Được biết, kênh Hòn Ngọc - nơi nhà máy đang xả nước thải - chính là nơi cung cấp nước ăn cho hàng nghìn hộ dân của xã Thiên Hương. Cách công ty này khoảng 300 mét, nước từ kênh Hòn Ngọc đang được bơm lên trực tiếp vào nhà máy xử lý nước sạch, cung cấp nước ăn cho dân địa phương.
Nhóm PV đã gọi điện báo cho ông Đoàn Văn Ban - Chi cục trưởng Chi cục Thủy lợi (Sở NN&PTNT Hải Phòng), thông báo sự việc. Đến 17h cùng ngày, đoàn công tác gồm ông Nguyễn Trần Quỳnh, Tạ Quang Hưng (cán bộ Cty TNHH MTV thủy lợi Thủy Nguyên) và ông Nguyễn Văn Duy (cán bộ Chi cục Thủy lợi Hải Phòng) tiến hành kiểm tra vụ việc theo nguồn tin của PV. Sau khi kiểm tra, đoàn công tác đã vào công ty này để lập biên bản vi phạm. Riêng nhóm phóng viên thì bị ngăn lại dù đã xuất trình đầy đủ giấy tờ, thẻ công tác... Bảo vệ công ty yêu cầu PV ra ngoài làm lại thủ tục, sau đó bất ngờ đẩy các PV ra ngoài cổng, đóng cửa lại. Mặc dù đoàn công tác có can thiệp cho PV vào nhưng bảo vệ cương quyết  không đồng ý vì lý do "lãnh đạo chỉ đạo mời PV ra khỏi địa phận của công ty".
Sau hơn 1 giờ kiểm tra, trước những chứng cứ không thể chối cãi, các ông Chang Wen Xin và Yi Wen Wei đại diện công ty đã phải ký vào biên bản kiểm tra hiện trường với nội dung: Tại cửa xả nước thải ra mương thoát nước chung với khu dân cư, nước xả ra của Cty khi quan sát bằng mắt thường có màu trắng đục và có mùi hôi.
Bờ mương Hòn Ngọc - nơi cung cấp nước sạch cho nhà máy nước tại địa phương
Bờ mương Hòn Ngọc - nơi cung cấp nước sạch cho nhà máy nước tại địa phương
Tại khu vực ngoài tường bao của Cty (sau trạm xử lý), các bên cũng phát hiện có một số điểm rò rỉ nước từ phía trong nhà máy ra khu ruộng canh tác của nhân dân cũng có màu trắng đục và mùi hôi. Đoàn kiểm tra yêu cầu Cty TNHH giầy Aurora VN dừng ngay việc xả nước thải ra môi trường, gây ảnh hưởng đến sản xuất và sinh hoạt của nhân dân khi chưa được phép.
Ngày 6/12, phóng viên tiếp tục tới khu vực doanh nghiệp Aurora vẫn phát hiện tình trạng doanh nghiệp này để nước thải chảy ra mương thoát nước chung với khu dân cư có màu đen, mùi hôi thối. Sự việc vẫn chưa có hướng tích cực sau một ngày nhà máy bị bắt quả tang vi phạm.
Thu Hằng

Nhiều nhà khoa học cùng bàn cách cứu dòng sông Sài Gòn - Đồng Nai

Hệ thống sông Sài Gòn - Đồng Nai có tác động trực tiếp đến khoảng 20 triệu người dân thuộc 11 tỉnh, thành trong lưu vực. Thế nhưng hệ thống sông này đang chết dần chết mòn bởi chất thải công nghiệp và thủy điện.

2 "lưỡi dao" đâm vào tim sông
Ngày 26/11, Hội thảo “Giải pháp nào nhằm cứu lấy chất lượng nguồn nước sông Sài Gòn - Đồng Nai” đã được tổ chức tại TPHCM. Các nhà khoa học đến từ các cơ quan uy tín như Viện Môi trường và Tài nguyên, Sở Khoa học Công nghệ TPHCM, Viện Kỹ thuật nhiệt đới và Bảo vệ môi trường… đều đưa ra những số liệu khá bi quan về “tình hình sức khỏe” của hệ thống sông Sài Gòn - Đồng Nai.
Theo TS Nguyễn Văn Phước, Viện trưởng Viện Môi trường và Tài nguyên, nồng độ oxy hòa tan (DO) trong nước sông Sài Gòn (phần hạ lưu của hệ thống sông Sài Gòn – Đồng Nai) không đạt quy chuẩn, đặc biệt là ở đoạn từ cửa Rạch Tra đến cầu Phú Mỹ do đi ngang qua khu vực trung tâm thành phố và tiếp nhận phần lớn nước thải sinh hoạt và nước thải công nghiệp từ TPHCM và Bình Dương đổ ra. Nhu cầu oxy sinh hóa (BOD5) và oxy hóa học (COD) đều không đạt quy chuẩn, nồng độ amonia lại vượt quy chuẩn…
TS Nguyễn Văn Phước cảnh báo chất lượng nước sông Sài Gòn đang bị suy giảm và ô nhiễm đáng báo động. Nguyên nhân chính là do các nguồn thải như nước thải sinh hoạt, nước thải công nghiệp, nước thải bệnh viện, nước thải từ các bãi rác, nước thải chăn nuôi… Số liệu khảo sát của Tổng Công ty cấp nước Sài Gòn (Sawaco) cũng cho thấy tình trạng ô nhiễm nguồn nước sông đang có chiều hướng gia tăng.
Nước sông ngày càng ô nhiễm
Nước sông ngày càng ô nhiễm
Điều các nhà khoa học lo ngại là hàng ngày vẫn có một lượng không nhỏ hóa chất cực kỳ độc hại từ các nhà máy sản xuất đóng ven sông vẫn lén lút thải xuống hệ thống sông này. Những vụ việc được khám phá như Hào Dương, Vedan… chỉ là 1 góc của tàng băng chìm. Chúng đang góp phần đầu độc nguồn nước, hủy hoại sự sống bên dưới mặt nước và thảm thực vật hai bên bờ sông.
Ngoài ra, hệ thống sông Sài Gòn - Đồng Nai còn đang kiệt quệ từng ngày vì hệ thống thủy điện dày đặc tại khu vực thượng nguồn. Việc xây dựng quá nhiều thủy điện trên đoạn thượng nguồn đã góp phần làm thay đổi hệ sinh thái, gây cạn kiệt nguồn nước ở vùng hạ lưu.
Các nhà khoa học ví von các cơ sở xả thải ô nhiễm ven sông và thủy điện ở thượng nguồn như 2 lưỡi dao đâm thẳng vào trái tim dòng sông này. Hệ thống sông Sài Gòn – Đồng Nai giàu đẹp đang chết dần vì 2 nhát dao trên.
Cứu lấy dòng sông khi còn chưa muộn
Theo ông Phan Minh Tân, Giám đốc Sở Khoa học Công nghệ TPHCM, dự kiến đến năm 2020, lưu vực sông Sài Gòn - Đồng Nai có hơn 200 khu công nghiệp (KCN), tăng gấp đôi so với con số 103 KCN hiện nay. Điều đáng nói là trong số 103 KCN hiện nay vẫn còn rất nhiều KCN chưa có hệ thống xử lý nước thải tập trung. Thậm chí, dù có hệ thống xử lý nước thải thì vẫn có nhiều đơn vị không chị đấu nối vào mà lén lút xả thẳng ra sông.
Còn TS Nguyễn Văn Phước thì lo ngại chất thải độc hại phát ra từ các cơ sở sản xuất nhỏ lẻ nhưng số lượng rất lớn đóng ven sông; đặc biệt là các cơ sở sản xuất bột giấy, xử lý chất thải độc hại, thuộc da… Ngoài ra, nước thải ở các cơ sở sản xuất thủ công và cả các quán nhậu ven sông cũng là nguồn thải độc hại mà lâu nay không được quản lý.
Các nhà khoa học còn cảnh báo 1 tình trạng xấu đang diễn ra là các cơ sở sản xuất ô nhiễm cao như dệt nhuộm, chăn nuôi, thuốc bảo vệ thực vật, xi mạ, giấy… đang có xu hướng “dịch chuyển” sâu về phía thượng nguồn, tìm về các khu vực vắng dân cư, trốn vào các kênh nhánh… để dễ dàng xả thải.
Nhiều cơ sở nhỏ lẻ trốn vào các khu vực kênh nhánh vắng vẻ để xả thải (ảnh minh họa)
Nhiều cơ sở nhỏ lẻ trốn vào các khu vực kênh nhánh vắng vẻ để xả thải (ảnh minh họa)
Ông Phùng Chí Sỹ, Phó viện trưởng Viện Kỹ thuật nhiệt đới và Bảo vệ môi trường lưu ý đến tình trạng thiếu sự phối hợp giữa các địa phương trong việc cấp phép cho các dự án có khả năng gây ô nhiễm cao đang khiến tình trạng này khó kiểm soát. Theo ông thì có rất nhiều cơ sở đang được di dời làm ta ít thấy sự hiện diện của các cơ sở này nhưng lượng chất thải ra sông vẫn không giảm, có khi còn tăng cao hơn.
Trong khi đó, lưu vực hệ thống sông Sài Gòn - Đồng Nai có chức năng cung cấp nước sinh hoạt cho gần 20 triệu người dân sinh sống ở 11 tỉnh, thành lớn như TPHCM, Đồng Nai, Bình Dương, Bình Phước, Bà Rịa - Vũng Tàu, Long An, Tây Ninh… Đặc biệt là tại TPHCM, hệ thống sông này là nguồn nước cấp cho các nhà máy nước sạch chính của thành phố; gần 1,5 triệu m3 nước sạch hàng ngày mà người dân dùng là lấy từ đây.
Do đó, theo các nhà khoa học thì chính quyền các tỉnh thành phải tăng cường hợp tác, quản lý để cứu lấy hệ thống sông này trước khi quá muộn; đừng vì xung đột lợi ích giữa địa phương ở thượng nguồn với địa phương ở hạ nguồn mà để dòng sông này “chết dần chết mòn”.
Tùng Nguyên

Thủy điện tàn phá môi trường vì thiếu quy hoạch khi cấp phép

Thủy điện tràn lan gây những hậu quả nghiêm trọng về môi trường. Hiện tượng các doanh nghiệp âm thầm đầu độc môi trường vừa qua bắt nguồn từ việc thiếu quy hoạch môi trường… Chiều 25/11, Quốc hội thảo luận về Luật Bảo vệ môi trường (sửa đổi).

Đại biểu Dương Hoàng Hương (Phú Thọ) cho rằng, vi phạm pháp luật về môi trường đang ngày càng trầm trọng, có nhiều nguyên nhân, một phần do công tác thực thi pháp luật chưa đủ mạnh, chế tài chưa đủ răn đe. Đại biểu nêu ý kiến: “Đề nghị dừng hoạt động, thu hồi giấy phép hoạt động với các cơ sở vi phạm. Đồng thời, phải có cơ chế để tôn vinh những cơ sở, cá nhân có thành tích trong bảo vệ môi trường, bảo đảm thưởng - phạt nghiêm minh, công bằng của pháp luật.
Đại biểu Đỗ Thị Huyền Tâm (Bắc Ninh) đề nghị về đánh giá tác động môi trường của các dự án do Thủ tướng quyết định, dự thảo luật yêu cầu phải có báo cáo đánh giá tác động môi trường trong giai đoạn làm dự án tiền đầu tư. Bà Tâm cho rằng đây là yêu cầu cần thiết.
Dẫn thực tế các dự án thủy điện bị loại bỏ vừa qua, bà Tâm phân tích, nếu có đánh giá tác động môi trường sơ bộ ngay trong giai đoạn xây dựng dự án báo cáo tiền khả thi sẽ hạn chế được lãng phí đầu tư cho doanh nghiệp và xã hội. Đại biểu nhấn mạnh sự cần thiết phải quy định vấn đề này trong luật.
Đại biểu Trương Văn Vở phát biểu tại Quốc hội.
Đại biểu Trương Văn Vở phát biểu tại Quốc hội.
Đồng quan điểm, đại biểu Trương Văn Vở (Đồng Nai) góp ý thêm, cần thiết phải lập quy hoạch bảo vệ môi trường đồng thời phải gắn kết từ khâu lập quy hoạch, quản lý theo quy hoạch với việc thẩm định, phê duyệt đánh giá tác động môi trường chiến lược (ĐMC) và đánh giá tác động môi trường (ĐTM). Đại biểu đề nghị, luật cần quy định, thể hiện rõ nội dung thẩm quyền, mối quan hệ giữa quy hoạch BVMT với các quy hoạch kinh tế xã hội khác đặc biệt là quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng.
“Không thể để tái diễn tình trạng quy hoạch thủy điện tràn lan liên quan đến sử dụng đất rừng tự nhiên, rừng phòng hộ đầu nguồn, vườn quốc gia đùn đẩy trách nhiệm giữa Bộ, ngành địa phương như hoạt động giám sát của Quốc hội đã đánh giá vừa qua”, ông Vở nói.
Đại biểu Đỗ Văn Vẻ (Thái Bình) phân tích, hiện nay tình trạng xây dựng tràn lan các nhà máy, khu công nghiệp, thủy điện… đang gây hệ quả nghiêm trọng cho môi trường. Xung đột môi trường giữa người dân và doanh nghiệp gây ô nhiễm môi trường trong thời gian qua như vụ chôn hóa chất ở Thanh Hóa, lũ lụt ở miền Trung… đều bắt nguồn từ việc thiếu quy hoạch môi trường và không có các quy định rõ ràng đầy đủ về việc quy hoạch các nhà máy, cơ sở có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường.
Ông Vẻ đề xuất bổ sung các điều khoản quy định rõ các vị trí cấm đặt nhà máy có nguy cơ gây ô nhiễm nguồn nước, hóa chất, rác thải…
Đối với báo cáo đánh giá tác động môi trường chiến lược, đại biểu đề xuất cần thành lập Hội đồng thẩm định độc lập để đánh giá. Cũng theo ông Vẻ, ngoài các chế tài, biện pháp xử lý hành vi vi phạm pháp luật bảo vệ môi trường, cần có các công cụ thuế, phí để điều chỉnh hành vi ứng xử đối với bảo vệ môi trường của các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp.
“Biến đổi khí hậu đang là vấn đề toàn cầu, cần có Luật riêng chứ không nên gộp vào Luật bảo vệ môi trường”, đại biểu Đỗ Văn Vẻ phát biểu.
Đại biểu Lê Thị Công (Bà Rịa-Vũng Tàu) đồng tình, cần có quy hoạch bảo vệ môi trường, trên cơ sở đó các địa phương có quy hoạch phát triển nhưng không được vi phạm quy hoạch bảo vệ môi trường mà Chính phủ đã phê duyệt. Điều này sẽ tránh được tình trạng cát cứ trong đầu tư ở địa phương hiện nay đã xâm phạm nặng nề môi trường các lưu vực sông.
Đại biểu Nguyễn Minh Lâm (Long An) cũng đồng tình hướng quy định vấn đề quy hoạch bảo vệ môi trường, là cơ sở để các địa phương thưc hiện quy hoạch phát triển phù hợp với yêu cầu bảo vệ môi trường.
P.Thảo

Nông dân dùng công nghệ xử lý rác ô nhiễm thành nguồn lợi

Nhờ được hướng dẫn khoa học và dùng chế phẩm công nghệ những người nông dân tỉnh Vĩnh Phúc đã biết xử lí nguồn rác thải từ chăn nuôi, trồng trọt vốn gây ô nhiễm môi trường thành nguồn lợi tích cực.

Dẫn đoàn khảo sát đến thăm một trang trại chăn nuôi quy mô lớn  tại xã Hồ Sơn, huyện Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc, anh Nhâm Đức Cải, cán bộ chuyên trách khuyến nông của xã cho biết, đây là địa bàn mà đa số các hộ dân đều mở rộng chăn nuôi, trong đó có 14 trại chặn nuôi quy mô lớn. Lợi ích kinh tế thu về không nhỏ, tuy nhiên người dân nơi đây lại phải sống chung với ô nhiễm môi trường từ chính nguồn thải phân, nước tiểu trong quá trình chăn nuôi.
“Kể từ khi Trung tâm ứng dụng tiến bộ Khoa học kỹ thuật tỉnh Vĩnh Phúc đưa chế phẩm sinh học tự sản xuất về tổ khuyến nông xã Hồ Sơn, huyện Tam Đảo hướng dẫn người dân dùng chế phẩm ủ rác thải chăn nuôi thành phân hữu cơ, tình trạng ô nhiễm môi trường đã giảm hẳn. Các hộ nông dân giờ đã biết tự sản xuất phân hữu cơ từ nguồn thải. Sau 10 -14 ngày phân bón chất lượng cao sẽ được đưa ra các ruộng rau su su- đặc sản của Tam Đảo- giúp tăng năng suất cây trồng đáng kể”- Anh Cải cho biết.
Kết quả sau 2 năm triển khai với sự hướng dẫn của cán bộ khuyến nông, hiện nay nhiều hộ nông dân trên địa bàn xã Hồ Sơn đã nắm bắt tốt cách các nguồn rác hữu cơ thành phân bón giúp tăng năng xuất cây trồng. Bà con dần bỏ thói quen dùng phân tươi bón cho hoa màu bởi nguồn phân tươi phân giải rất chậm lại gây một số bệnh nguy hại cho cây.
Phân hữu cơ thành phẩm tại một trang trại chăn nuôi ở xã Hồ Sơn, Tam Đảo. (Ảnh: T. Trầm)
Phân hữu cơ thành phẩm tại một trang trại chăn nuôi ở xã Hồ Sơn, Tam Đảo. (Ảnh: T. Trầm)

Chị Phùng Thị Nga, Giám đốc Trung tâm ứng dụng tiến bộ Khoa học và Công nghệ tỉnh Vĩnh Phúc, cho biết, nhận thức được sự đe dọa từ nguồn rác thải nông thôn, bắt đầu từ năm 2008 tập thể cán bộ Trung tâm bắt đầu tiếp nhận quy trình công nghệ từ Viện Công nghệ Môi trường- Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam. Từ những thử nghiệm quy mô nhỏ, Trung tâm đã nhận được sử ủng hộ của lãnh đạo tỉnh Vĩnh Phúc, tiếp tục phát triển, nhân rộng mô hình. Đến năm 2010 đến nay Trung tâm đã đi vào sản xuất chuyên nghiệp cung cấp khoảng 100 tấn chế phẩm cho người dân trên địa bàn tỉnh. Hiện không chỉ cung ứng chế phẩm cho người dân trong địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc, Trung tâm ứng tiến bộ Khoa học và Công nghệ tỉnh đã bắt đầu sản xuất với quy mô lớn hơn nhằm đáp ứng nhu cầu đặt hàng của một số địa phương khác như Yên Bái.
“Với 1 kg chế phẩm người dân có thể ủ 1 tấn rác thành phân hữu cơ. Cụ thể với rác thải là rơm rạ cần 25 ngày ủ với chế phẩm sẽ hoai mục thành phân bón sử dụng ngay. Trong khi đó, trước đây sau mỗi vụ thu hoạch các hộ dân phải đốt, gây khói bụi ô nhiễm môi trường lại gây hại cho đất đai' - Chị Nga nói.
GS.VS Nguyễn Văn Hiệu trao đổi với cán bộ
GS.VS Nguyễn Văn Hiệu trao đổi với cán bộ Trung tâm ứng dụng tiến bộ Khoa học và Công nghệ tỉnh Vĩnh Phúc. (Ảnh: TT)

Ghi nhận những nỗ lực của Trung tâm ứng dụng tiến bộ Khoa học kỹ thuật tỉnh Vĩnh Phúc và Tổ khuyến nông xã Hồ Sơn, huyện Tam Đảo, GS.VS Nguyễn Văn Hiệu, nhà khoa học tâm huyết nhận định: Vĩnh Phúc đang là một trong những địa phương đi đầu giải quyết tình trạng ô nhiễm môi trường vùng nông thôn vốn đang nan giải tại nhiều địa phương. Trên thực tế, tại nhiều vùng chăn nuôi, trồng trọt, nguồn phụ phẩm nông nghiệp đang gây ô nhiễm môi trường sống nghiêm trọng cho chính người dân. Trong khi đó, nếu xử lí biết đưa khoa học công nghệ ứng dụng vào đời sống thì nguồn rác thải sẽ trở thành nguồn phân bón hữu cơ rất tốt cho nông nghiệp, giúp người nông dân  kiệm chi phí, bảo vệ môi trường.
Mô hình hoạt động sản xuất hiệu quả của Trung tâm ứng dụng tiến bộ Khoa học kỹ thuật tỉnh Vĩnh Phúc và Tổ khuyến nông xã Hồ Sơn, huyện Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc đã được Hội đồng Giám khảo cuộc thi Nhân tài Đất Việt 2013 bình chọn vào vòng chung khảo lĩnh vực Môi trường của cuộc thi Nhân tài Đất Việt năm nay.
Phạm Thanh

Biến đổi khí hậu làm cho cuộc sống ngày càng khó khăn hơn

Cạn kiệt tài nguyên, ô nhiễm môi trường và suy giảm đa dạng sinh học là những vấn đề lớn mang tính toàn cầu đã và đang làm thay đổi các hệ sinh thái tự nhiên, trở thành một trong những thách thức lớn nhất đối với nhân loại trong thế kỷ 21.

Ngày 19/11 tại TP Tam Kỳ, UBND tỉnh Quảng Nam và Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam đã tổ chức hội thảo hiến kế cho người dân cùng chính quyền các tỉnh miền Trung và Tây Nguyên thích ứng với tình trạng biến đổi khí hậu (BĐKH) ngày càng khốc liệt.
Theo TS. Võ Văn Minh – Trưởng Khoa môi trường ĐH Sư phạm (ĐH Đà Nẵng), Việt Nam được xếp thứ 13/16 nước có rủi ro cao nhất bởi BĐKH. Theo dự đoán của Ủy ban liên chính phủ về BĐKH, nếu mực nước biển dâng thêm 0,1m thì 40 ngàn km2 đất trồng trọt ở Việt Nam sẽ bị ngập, sản lượng lương thực sẽ giảm đi một nửa.
Biến đổi khí hậu làm cho cuộc sống ngày càng khó khăn hơn
Hơn 100 nhà khoa học, lãnh đạo các địa phương miền Trung - Tây Nguyên tham dự hội thảo ứng phó biến đổi khi hậu tại Quảng Nam ngày 19/11

Ngoài ra, BĐKH gián tiếp làm mất diện tích đất canh tác, giảm sản lượng cây trồng hoặc trực tiếp ảnh hưởng đến các hệ sinh thái, đặc biệt là hệ sinh thái nông nghiệp ở các vùng ven biển.
Các tỉnh duyên hải ven biển miền Trung từ Thanh Hóa đến Bình Thuận có 2 vùng thời tiết, khí hậu rõ rệt: mùa khô kéo dài 8 tháng chỉ với 20-25% lượng mưa và mua mưa kéo dài 4 tháng với khoảng 70-80% lượng mưa.
Hoạt động sản xuất nông nghiệp ở vùng này còn gặp nhiều khó khăn do điều kiện môi trường đất cát nghèo dinh dưỡng và khả năng giữ nước thấp; bên cạnh đó là những tác động tiêu cực từ những biểu hiện của thời tiết cực đoan trong bối cảnh BĐKH đã làm gia tăng khó khăn cho hoạt động sản xuất nông nghiệp.
Cùng với đó, những năm qua bão và lụt thường xuyên xảy ra ở mức độ khác nhau đã làm thiệt hại không nhỏ đến sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp…
Trong khi đó, theo Ths. Lê Quang Cảnh (Viện Tài nguyên và môi trường – ĐH Huế) thì cho biết, BĐKH đã làm xã Quảng Thành (huyện Quảng Điền) và xã Hương Phong (huyện Hương Trà) của tỉnh TT-Huế trở thành ốc đảo khi cơn lũ lịch sử năm 1999 và bão số 9 năm 2009 quét qua khu vực này.
 
Biến đổi khí hậu làm cho cuộc sống ngày càng khó khăn hơn
Thiên tai ngày càng khốc liệt. Trong ảnh là một đoạn kè biển Cửa Đại (Hội An, Quảng Nam) bị sóng đánh sạt lở trong mùa mưa bão 2013
Đặc biệt, trong những năm gần đây điều kiện thời tiết ngày càng khắc nghiệt như nước biển dâng cao, tần suất các cơn bão và áp thấp nhiệt đới dày hơn, lũ lụt và hạn hán xảy ra thường xuyên hơn đã tác động lớn đến môi trường và đời sống của người dân nơi đây.
Hơn nữa, tỉ lệ 80% người dân ở đây sống bằng nghề nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản với tỉ lệ hộ nghèo cao nhất tỉnh thì cộng đồng rất dễ bị tổn thương bởi những tác động trực tiếp và gián tiếp của BĐKH lên sản xuất nông nghiệp và ngư nghiệp.
“Nếu không có các biện pháp thích ứng hiệu quả, trong tương lai không xa hai xã này sẽ gánh chịu những hậu quả nặng nề do tình trạng BĐKH và thiên tai gia tăng”, Ths. Lê Quang Cảnh phát biểu.
Còn tại huyện Phú Vang (TT-Huế), theo bà Lê Thị Nguyện – Trưởng bộ môn Địa lý Tài nguyên (ĐH Khoa học Huế) - cho biết nước biển dâng đã “ăn” vào sâu vào bờ biển của huyện; hiện bờ biển Phú Vang đã bị xâm thực mạnh, nhất là các xã Phú Diên, Vinh Xuân, Vinh An… làm bãi biển bị thu hẹp dần, nước biển đang tiến vào phá hủy dần dải rừng ngập mặn ven biển.
Nước biển dâng cũng ảnh hưởng đến 89% lao động sống nhờ vào ngành nông – ngư nghiệp và chiếm đến 45% GDP của toàn huyện. Trong các năm qua, bão kèm theo mưa lớn đã làm thiệt hại nhiều tài sản và hoa màu cũng như ảnh hưởng đến nghề nuôi trồng thủy sản của người dân nơi đây khiến cuộc sống của bà con ngày càng khó khăn. Không những thế, BĐKH làm cho dịch bệnh xuất hiện và dễ lây lan làm ảnh hưởng đến năng suất, tăng chi phí sản xuất…
Tại tỉnh Đắc Lắc, theo TS. Y.Ghi Nê – Chủ tịch Liên hiệp các hiệp hội Khoa học kỹ thuật tỉnh - cho rằng Đắc Lắc có 80% dân số sống bằng nghề nông. Sự biến đổi thời tiết nắng hạn của đầu năm 2013 nên nhiều diện tích bị mất mùa, nhiều cây trồng thiếu nước tưới và giảm sản lượng. Đến tháng 9 lại mưa kéo dài gây lũ lụt làm cho nền kinh tế của địa phương thêm khó khăn.
“Nắng hạn thì thiếu nước, diện tích cây trồng chết hoặc giảm năng suất. Khi lũ lụt hay mưa nhiều làm cho cây trồng mất năng suất như cà phê rơi rụng quả, thu hoạch không có chỗ phơi…”, ông TS. Y.Ghi Nê lo lắng.
Để chủ động ứng phó với BĐKH, nhiều tham luận của các nhà khoa học, lãnh đạo các địa phương đã đưa ra nhiều giải pháp. Theo các đại biểu, các giải pháp như nâng cao nhận thức và kỹ năng ứng phó BĐKH của người dân thông qua việc tìm kiếm cứu nạn, cứu hộ; dạy kỹ năng bơi lội cho trẻ em, kỹ năng phòng chống thiên tai; chuyển đổi mô hình sinh kế; bổ sung chính sách an sinh xã hội cho các nhóm dễ bị tổn thương… 
TS. Võ Văn Minh Trưởng Khoa môi trường ĐH Sư phạm (ĐH Đà Nẵng) kiến nghị nên thay đổi tư duy sản xuất nông nghiệp ở khu vực này, phải mạnh dạn chuyển đổi cơ cấu giống, cây trồng có thể chịu được hạn, mặn, kháng sâu bệnh, bố trí các loại cây trồng phù hợp…
Đế đối phó với BĐKH, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam - ông Nguyễn Ngọc Quang, cho biết trong thời gian đến, tỉnh này sẽ tập trung đột phá phát triển kinh tế - xã hội bền vững, tạo ra tăng trưởng xanh nhằm đảm bảo an ninh lương thực, sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên và ổn định sinh kế cho người dân, cũng như nâng cao nhận thức cộng đồng, ứng dụng khoa học công nghệ để dự báo và phòng ngừa rủi ro thiên tai. 
Công Bính

Thứ Bảy, 29 tháng 11, 2014

Biến rác thải thành... hoa màu

Với tinh thần tự nguyện, tập thể thanh niên Đoàn Thanh niên xã Nghĩa Trung, huyện Nghĩa Hưng, tỉnh Nam Định đã ứng dụng quy trình gom, ủ rác thải thành phân hữu cơ giúp nông dân tăng năng suất cây trồng, giải quyết vấn nạn ô nhiễm môi trường.

Đã thành thói quen, đúng 4h chiều hàng ngày, người dân xã Nghĩa Trung, huyện Nghĩa Hưng, tỉnh Nam Định cứ nghe thấy tiếng kẻng quen thuộc lại rủ nhau đem những túi rác thải đã được phân loại ra tận đầu ngõ, nơi có chiếc xe chở rác đợi sẵn cùng với người thu gom đang đứng đợi. Những gia đình có việc đi vắng, không kịp đưa rác ra xe cũng cẩn thận để sẵn loạt túi đã được phân loại riêng (loại tiêu hủy được và không tiêu hủy được). Sau khi thu gom tập trung, nhân viên thu rác sẽ đi một lượt từ đầu đến cuối xóm thu nốt các túi này về nơi tập kết cuối cùng.
Cũng từ mấy tháng nay, nhờ không còn rác lưu cữu, ngõ xóm ở xã Nghĩa Trung sạch đẹp hẳn, không còn cảnh ruồi muỗi bâu kín cùng mùi hôi thối nồng nặc như trước, khi rác thải của mỗi hộ gia đình còn vứt vô tội vạ, chồng chất khắp nơi.
Rác thải được gom, ủ rác thành phân hữu cơ . (Ảnh: T. Trầm)
Rác thải được gom, ủ rác thành phân hữu cơ . (Ảnh: T. Trầm)

Luôn có mặt hàng ngày tại khu vực thu gom rác thải, anh Tống Văn Đông, Bí thư đoàn xã Kiến Trung liên tục nhắc nhở, hướng dẫn các đoàn viên thực hiện đúng quy trình gom rác, trộn chế phẩm sinh học, ủ đúng cách. Sau 5- 10 ngày rác đã hoai mục, hoàn toàn mất mùi trở thành phân hữu cơ rất tốt cho những ruộng hoa màu đang kỳ phát triển ngoài cánh đồng. Anh Thuấn cho biết, mô hình sản xuất phân bón này được tập thể Đoàn Thanh niên xã Nghĩa Trung, triển khai từ 5/2013. Với sự hướng dẫn, hỗ trợ về kỹ thuật và chế phẩm từ Viện công nghệ Môi trường (Viện Hàn Lâm Khoa học và Công nghệ) những đoàn viên thanh niên với tinh thần tự nguyên đã ứng dụng thành công quy trình xử lí rác thải hữu cơ thành phấn bón chất lượng cao, giúp tăng năng suất cây trồng.
Giờ đây với mỗi hộ gia đình trong xã, rác đã là tiền, là lợi nhuận. Từ chính nguồn rác thải này, sau khi được xử lí sẽ trở thành phân bón hữu cơ quay ngược trở lại với các gia đình. Việc rác được dọn sạch khiến đường làng, ngõ xóm tinh tươm, lại có thêm phân bón chất lượng tốt giúp tăng năng xuất cây trồng đã trở thành niềm vui tự hào của mọi người dân trong xã. Đứng chờ đến lượt nhận phân về bón cho ruộng cải bắp đang kỳ chăm sóc, chị Ngần ở xóm 9, xã Nghĩa Trung vui vẻ cho biết: Nhờ có nguồn phân bón tốt, ruộng hoa màu của chị cùng nhiều gia đình khác trong xóm đã tăng năng suất đáng kể. Câu chuyện của chị em trong xóm bây giờ luôn xoay quanh việc thu rác, ủ phân thế nào thì đạt hiệu quả  cao nhất.
Nguồn phân hữu cơ từ rác thải giúp nông dân xã Nghĩa Trung tăng năng suất cây trồng. (Ảnh: T. Trầm)
Nguồn phân hữu cơ từ rác thải giúp nông dân xã Nghĩa Trung tăng năng suất cây trồng. (Ảnh: T. Trầm)

“Còn nhớ những ngày đầu thực hiện mô hình sản xuất phân hữu cơ tại chỗ, mỗi đoàn viên phải mất cả ngày trời đến từng gia đình vận động mọi người cùng tập trung rác để buổi chiều xe đến gom rác về. Lúc đầu không ít người hoài nghi, thậm chí không tin tưởng chúng tôi sẽ thành công. Nhưng rồi, tận mắt thấy phân bón thành phẩm chất lượng tốt, rồi lại thấy mọi đoàn viên tham gia thực hiện hoàn toàn tự nguyện và tích cực nên các hộ dân đã dần ủng hộ và tham gia nhiệt tình. Đến nay, việc thu gom, phân loại rác thải ngay tại đầu nguồn đã trở thành thói quen của mỗi hộ gia đình trong xã. Kết quả thì thấy rõ, làng xóm giờ sạch, đẹp. Nguồn rác thải trước kia nay trở thành phân bón đã giúp bà con tiết kiệm khoản chi phí đáng kể trước phải dùng để mua phân bón cho cây trồng ”- Anh Thuấn hồ hởi nói.
Được biết, sau khi mô hình hoạt động đều đặn và hiệu quả, trong thời gian tới các đoàn viên thanh niên xã sẽ phổ biến kiến thức đến bà con nông dân hoặc một cụm dân cư để mọi người  có thể chủ động tự gom, ủ rác sản xuất thành phân hữu ngay tại gia đình.
Đáng mừng hơn nữa, lãnh đạo đảng huyện Nghĩa Hưng cũng đã nhìn nhận rõ thành công và lợi ích từ mô hình mẫu của tập thể Đoàn Thanh niên xã Nghĩa Trung. Hiện nay, cán bộ chuyên trách của huyện đang xây dựng kế hoạch nhân rộng mô hình này, một mặt giúp bà con có nguồn phân bón nâng cao hiệu suất cây trồng, mặt khác sẽ giải quyết triệt để vấn nạn rác thải đang gây ô nhiễm ảnh hưởng nặng nề đến chất lượng cuộc sống của người dân khắp các làng quê trong thời gian qua. 
Mô hình hoạt động sản xuất hiệu quả của tập thể Đoàn Thanh niên xã Nghĩa Trung đã được Hội đồng Giám khảo cuộc thi Nhân tài Đất Việt 2013 bình chọn vào vòng chung khảo lĩnh vực Môi trường của cuộc thi Nhân tài Đất Việt năm nay.
Phạm Thanh