Văn phòng Diện Chẩn Sống Khỏe_ Khu nhà 102 Ngõ 95 Chùa Bộc-Đống Đa-Hà Nội _ ĐT : 0906143408

Hướng dẫn lý thuyết và thực hành cơ bản miễn phí cho những quí vị thực sự yêu thích Diện Chẩn . Hãy gọi cho chúng tôi để biết lịch .

Tư vấn sức khỏe , chẩn bệnh đưa ra phác đồ miễn phí.

Thứ Bảy, 31 tháng 10, 2015

Than tặc phá rừng phòng hộ, Chủ tịch xã bị đình chỉ công tác

 Cơ quan điều tra Công an tỉnh Quảng Ninh xác định, diện tích khai thác than trái phép thuộc tiểu khu 62 (xã Tân Dân, huyện Hoành Bồ), thuộc rừng phòng hộ Yên Lập. Lãnh đạo Công an tỉnh này đề nghị xử lí trách nhiệm tổ chức cá nhân liên quan.


Phương tiện các đối tượng than tặc khai thác tại rừng phòng hộ Yên Lập bị cơ quan điều tra bắt giữ tại hiện trường.
Phương tiện các đối tượng than tặc khai thác tại rừng phòng hộ Yên Lập bị cơ quan điều tra bắt giữ tại hiện trường.
Thông tin từ CA tỉnh Quảng Ninh cho biết, lực lượng CSĐT CA tỉnh này vừa phát hiện và bắt giữ vụ khai thác than trái phép tại xã Tân Dân (Hoành Bồ, Quảng Ninh). Đáng chú ý, khu vực các đối tượng khai thác than trái phép này nằm trong diện tích rừng phòng hộ Yên Lập.
Lãnh đạo CA tỉnh Quảng Ninh đề nghị UBND tỉnh Quảng Ninh xử lí trách nhiệm các tập thể cá nhân có liên quan tại địa phương.
Ngày 30/10, ông Đặng Huy Hậu, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Quảng Ninh đã đi kiểm tra thực tế và làm việc với UBND huyện Hoành Bồ về việc tăng cường công tác quản lý Nhà nước đối với hoạt động sản xuất, kinh doanh than...
Tại buổi làm việc, lãnh đạo tỉnh Quảng Ninh yêu cầu Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chỉ đạo BQL rừng phòng hộ Yên Lập tăng cường công tác kiểm tra, phát hiện, xử lý tình trạng khai thác than trái phép trong khu vực rừng phòng hộ Yên Lập; đồng thời kiểm điểm, làm rõ trách nhiệm và xử lý đối với tập thể, cá nhân có liên quan đến việc để xảy ra khai thác than trái phép tại tiểu khu 62 xã Tân Dân và báo cáo UBND tỉnh trước ngày 10/11/2015.
Đối với UBND huyện Hoành Bồ, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh yêu cầu thực hiện nghiêm túc công tác quản lý nhà nước, phối hợp chặt chẽ với các đơn vị của ngành Than trên địa bàn, thường xuyên kiểm tra, phát hiện, xử lý nghiêm các hoạt động khai thác, vận chuyển, chế biến, tiêu thụ than trái phép; tổ chức kiểm điểm làm rõ trách nhiệm và có hình thức xử lý đối với tập thể, cá nhân người đứng đầu UBND huyện, xã Tân Dân và các cá nhân liên quan đến vụ việc trên.
Liên quan đến vụ việc, bước đầu UBND huyện Hoành Bồ tạm đình chỉ công tác điều hành của Chủ tịch UBND xã Tân Dân để kiểm điểm, xác định rõ trách nhiệm người đứng đầu địa phương để xảy ra tình trạng khai thác than trái phép tại vị trí trên.


Voi rừng liên tục kéo về tấn công voi nhà

Từ đầu tháng 10 đến nay, tại khu vực xã Krông Na thuộc huyện Buôn Đôn, tỉnh Đăk Lăk xuất hiện một đàn voi rừng rất hung dữ, về tấn công voi của các hộ dân thuộc địa bàn xã Krông Na.

Cụ thể, ngày 6/10/2015, voi rừng về khu vực trạm 3 tấn công voi Y Khen của ông Nguyễn Văn Cường và voi H Khun của Công ty TNHH một thành viên xuất khẩu 2/9, làm 2 con voi trên bị chấn thương ở chân và đuôi.
Ngày 10/10, voi rừng về khu vực trạm 6 tấn công voi P Lăng của gia đình ông Y Lít Ksor làm voi nhà bị đứt xích, bị thương ở đuôi và chân.
Cùng ngày, voi rừng tiếp tục di chuyển về khu vực Công ty cổ phần thương mại và du lịch Bản Đôn, tấn công voi H Nol của công ty làm voi bị thương ở đuôi và bị rách tai.
Tiếp tục trong 2 ngày 17-18/10, voi rừng lại về Công ty du lịch Bản Đôn tấn công voi Y Ghen và voi Bun Kon của công ty làm voi Y Ghen bị rách tai và bị thương ở đuôi; voi Bun Kon bị xây xước sưng ở mắt, hông và chân.
Từ ngày 19/10 đến nay, hầu như đêm nào voi rừng cũng về gần nơi dân ở, phá hoại hoa màu, tài sản của người dân thuộc địa bàn xã Krông Na như chuối, ngô, lúa…


Hình ảnh một con voi trong đàn voi rừng về tấn công voi nhà.
Hình ảnh một con voi trong đàn voi rừng về tấn công voi nhà.

Theo người dân, những con voi rừng nói trên đều thuộc Vườn Quốc gia Yok Đôn.
Trước tình hình trên, ông Huỳnh Trung Luân, Giám đốc Trung tâm Bảo tồn voi Đăk Lăk thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thông Đăk Lăk, cho biết, Trung tâm đã có văn bản số 153/CV-TTBTV ngày 23/10 gửi tới từng hộ gia đình có voi nhà thuộc xã Krông Na, khuyến cáo bà con cần có các biện pháp bảo vệ voi nhà, tránh để voi rừng tấn công.
Một số biện pháp như không xích thả voi tại các điểm voi rừng hay xuất hiện, buổi tối không xích voi trong rừng mà đưa voi về gần nhà để tiện chăm sóc và bảo vệ. Trong trường hợp phát hiện voi rừng về gần khu vực dân cư sinh sống, phá hoại tài sản và tấn công voi nhà, cần báo ngay cho Trung tâm Bảo tồn voi và chính quyền địa phương để có biện pháp xua đuổi an toàn, không gây hại đến voi rừng.
Theo ông Y Khu, một hộ dân ở xã Krông na, hiện tại người dân rất hoang mang vì voi rừng đêm nào cũng về gần nơi dân cư ở phá phách. Ông đề nghị các cơ quan chức năng có các giải pháp hữu hiệu để voi rừng không về nữa, người dân mới yên tâm.
Rất may tính đến thời điểm hiện tại, voi rừng chỉ về đánh nhau với voi nhà, phá hoại một số tài sản hoa màu, chứ không gây thiệt hại về người.
Được biết, trước đây đàn voi này đã về phá hoại hoa màu tài sản và gây hoang mang đối với một số hộ dân thuộc huyện Ea Suop, tỉnh Đăk Lăk.


"Thành phố thơm tho, còn chúng tôi chỉ xin 1 hơi thở mà không được!"

“Dân Khánh Sơn chúng tôi có phải là con người không? Con chúng tôi phải đeo khẩu trang suốt cả ngày”; "thành phố đáng sống sao lại như vậy? Ăn cơm bịt khẩu trang, tối ngủ bịt khẩu trang?" - người dân sống gần bãi rác Khánh Sơn nói gay gắt.

 
Lãnh đạo thành phố đối thoại với người dân trước tình trạng ô nhiễm nặng ở bãi rác Khánh Sơn
Sáng 31/10, Phó Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng Nguyễn Ngọc Tuấn chủ trì buổi đối thoại với người dân Khánh Sơn (phường Hòa Khánh Nam, quận Liên Chiểu, TP Đà Nẵng) trước bức xúc của người dân về tình trạng ô nhiễm môi trường nặng tại bãi rác Khánh Sơn.
Theo ông Nguyễn Điểu, Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường TP Đà Nẵng, sau khi tiếp nhận thông tin ô nhiễm môi trường tại các công ty xử lý môi trường ở bãi rác Khánh Sơn, thành phố đã chỉ định ông trực tiếp làm trưởng đoàn phối hợp với quận Liên Chiểu và các ban, ngành tiến hành kiểm tra.
Qua kiểm tra 4 công ty gồm Công ty CP môi trường đô thị Đà Nẵng, Công ty Quốc Việt, Công ty CP môi trường Việt Nam, Công ty TNHH Ánh Dương (các công ty phân loại, xử lý rác thải, xử lý nước hầm cầu), phát hiện các công ty này xử lý rác thải, nước thải không đúng quy trình gây ô nhiễm môi trường. Đoàn đã yêu cầu các công ty tiến hành khắc phục. Ngày 30/10, đoàn tiến hành kiểm tra lại, các công ty đã triển khai thực hiện nhưng chưa dứt điểm. Đầu tháng 11, đoàn sẽ tiếp tục kiểm tra về vấn đề này.

Một người dân Khánh Sơn bức xúc phản ánh tình trạng ô nhiễm tại các công ty xử lý môi trường ở bãi rác Khánh Sơn
Một người dân Khánh Sơn bức xúc phản ánh tình trạng ô nhiễm tại các công ty xử lý môi trường ở bãi rác Khánh Sơn
Bà Nguyễn Thị Thành (người dân Khánh Sơn) cho biết, 24 năm nay người dân nơi đã khổ sở vì ô nhiễm nên rất bức xúc. Lúc đầu là đưa bãi rác lên đây. Rồi tiếp đến Công ty Quốc Việt, rồi Công ty CP Môi trường Việt Nam... "Bây giờ, chúng tôi yêu cầu thành phố di dời hết những công ty này. Ở trung tâm thành phố thì thơm tho còn người dân chúng tôi chỉ xin một hơi thở mà 24 năm nay vẫn chưa được", bà Thành bức xúc nói.
Bà Hoàng Thị Hiền (người dân Khánh Sơn) cũng cho biết, sở dĩ người dân nơi đây chặn xe vì các công ty này cam kết xử lý không để xảy ra ô nhiễm nhưng thực tế vẫn để tình trạng này xảy ra. Dân chặn xe để yêu cầu thành phố phải giải quyết.

Phó Chủ tịch Nguyễn Ngọc Tuấn trả lời những bức xúc, kiến nghị của người dân
Phó Chủ tịch Nguyễn Ngọc Tuấn trả lời những bức xúc, kiến nghị của người dân
“Dân Khánh Sơn chúng tôi có phải là con người không? Con chúng tôi phải đeo khẩu trang suốt cả ngày. Con người cũng phải có giới hạn thôi chứ. Đề nghị thành di dời các công ty này, dân chúng tôi chịu 24 năm rồi”, bà Hiền nói gay gắt.
Anh Nguyễn Trung (người dân Khánh Sơn) cũng bức xúc, các công ty xử lý môi trường nhưng trực tiếp hủy hoại môi trường. Đây là thành phố đáng sống, thành phố môi trường sao lại làm như vậy. Khổ sở chịu không nổi. Thành phố phát triển nhưng dân không được hưởng lợi gì hết, ăn cơm bịt khẩu trang, tối ngủ bịt khẩu trang.
Ông Dương Thành Thị, Chủ tịch UBND quận Liên Chiểu cho biết, sau khi nghe người dân phản ánh, quận đã cử cán bộ xuống giám sát, cùng ngủ với dân và việc người dân người là ánh là có thực.
“Nhân dân Khánh Sơn vì thành phố thì mong thành phố cũng vì dân. Đề nghị thành phố tiếp tục có những chính sách hỗ trợ cho người dân”, ông Thị nói.
Ông Lương Nguyễn Minh Triết, Bí thư quận ủy Liên Chiểu đề nghị thành phố xem việc giải quyết ô nhiễm môi trường tại bãi rác Khánh Sơn là việc trọng điểm của thành phố và có những chính sách hỗ trợ về nước sạch và bảo hiểm cho người dân, đề nghị các công ty xử lý môi trường phải vận hành đúng quy trình để đảm bảo môi trường cho người dân.

Trước đó, Bí thư Thành ủy Đà Nẵng Nguyễn Xuân Anh đã kiểm tra hoạt động của các công ty xử lý rác thải và lắng nghe kiến ý của người dân
Trước đó, Bí thư Thành ủy Đà Nẵng Nguyễn Xuân Anh đã kiểm tra hoạt động của các công ty xử lý rác thải và lắng nghe kiến ý của người dân
Trả lời những bức xúc, kiến nghị của người dân, ông Nguyễn Ngọc Tuấn cho biết, trước những bức xúc của người dân, Bí thư thành ủy Nguyễn Xuân Anh đã trực tiếp đi kiểm tra và chỉ đạo thành phố xử lý. Sau đó, thành phố đã có những văn bản chỉ đạo. Hiếm có vụ việc nào mà Chủ tịch UBND thành phố Huỳnh Đức Thơ ký liên tiếp 3 văn bản để xử lý những bức xúc của người dân.
Yêu cầu các đơn vị liên quan gồm Công ty CP môi trường đô thị Đà Nẵng, Công ty CP môi trường Việt Nam, Công ty Quốc Việt, Công ty TNHH Ánh Dương thực hiện nghiêm túc đúng chỉ đạo của thành phố. Nếu không thực hiện được thì sẽ đóng cửa.
Ông Tuấn đề nghị Sở Tài nguyên và Môi trường kiểm tra chặt chẽ, đốc thúc các công ty thực hiện theo đúng chỉ đạo của thành phố và yêu cầu bà con ở khu vực phối hợp với Sở Tài và Môi trường kiểm tra, giám sát.
Ông Tuấn cũng chỉ đạo thành lập tổ kiểm tra, giám sát đặc biệt thường xuyên kiểm tra, giám sát. Và tổ trưởng phải số điện thoại đường dây nóng để người dân phản ánh là có ngay. Giám sát các văn bản, giám sát ở hiện trường. Hàng tuần tổ đó báo cho Sở Tài nguyên và Môi trường. Làm từ nay đến cuối năm để giảm thiểu tình trạng ô nhiễm ở đây.
Cũng theo ông Tuấn, hiện bãi tập kết rác đã đầy. Theo kế hoạch không có gì thay đổi thì năm 2018 sẽ đóng cửa. Khi đóng cửa thì phải trả lại môi trường cho khu vực vực. Giao Sở Tài Nguyên và Môi trường nghiên cứu, lập quy hoạch xây dựng bãi rác mới kèm theo đó là công nghệ xử lý. Bãi rác mới phải không để lặp lại tình trạng này.
“Buổi đối thoại hôm nay chỉ là bước đầu và chúng ta phải thực hiện nó dài dài. Chúng tôi ghi nhận ý kiến của bà con và cũng không hứa hẹn nhiều. Những việc gì làm được thì nói còn chưa làm được thì chia sẻ với bà con. Những gì phát biểu thì phải làm được và thành phố cũng đã có ý kiến”, ông Tuấn nói.


Hàng loạt 'lô cốt' sắp xuất hiện ở TPHCM

Theo Sở Giao thông Vận tải TPHCM, ngày 1/11, Ban Quản lý Đầu tư xây dựng công trình giao thông đô thị sẽ thi công cải tạo hệ thống thoát nước Hàng Bàng. Đây là gói thầu thuộc dự án cải thiện môi trường nước thành phố, giai đoạn 2, trên địa bàn quận 5, 6, 11.
Để phục vụ việc thi công, từ nay đến tháng 4 năm sau, đường Mai Xuân Thưởng (đoạn từ Lê Quang Sung đến Hậu Giang, quận 6) bị rào chắn một phần lòng đường. Tất cả các loại xe 3 bánh và ôtô bị cấm lưu thông qua khu vực công trường.
hang-loat-lo-cot-sap-xuat-hien-o-tp-hcm
Hàng loạt "lô cốt" sắp mọc lên ở các quận 5, 6, 11 để phục vụ việc thi công lắp đặt cống thoát nước. Ảnh minh họa: Hữu Nguyên
Cũng trong thời gian này, đường Hồng Bàng (đoạn từ Lò Siêu đến Minh Phụng, quận 6) cũng rào chắn một phần lòng đường để thi công. Trên tuyến đường này các loại xe vẫn được lưu thông bình thường, song phải giảm tốc độ và đi theo hướng dẫn của lực lượng điều tiết giao thông.
Các đường khác trên địa bàn quận này cũng bị rào chắn một phần gồm đường Hùng Vương, Minh Phụng, Hậu Giang, Bình Tây, Mai Xuân Thưởng và Phạm Phú Thứ. Quận 11 gồm các đường Bình Thới, Lạc Long Quân, Phú Thọ - Hàn Hải Nguyên, Tôn Thất Hiệp và Đỗ Ngọc Thạch.
Ngoài ra, các tuyến đường nằm chung trên địa bàn 3 quận gồm quận 5, 6, 11 gồm đường Gò Công, Đỗ Ngọc Thạch, Phú Hữu, Tạ Uyên, Vạn Tượng, Phó Cơ Điều và Tân Khai cũng bị rào chắn một phần để thi công.
Gói thầu K thuộc dự án cải thiện môi trường nước TPHCM, giai đoạn 2 sẽ lắp đặt hơn 10 km cống thoát nước và khôi phục hai đoạn kênh Hàng Bàng dài hơn 1,8 km và lắp đặt 3 trạm bơm chống ngập nước Phan Văn Khỏe, Cầu Mé và Phạm Phú Thứ. Dự án sẽ được thi công trong hơn 3 năm nhằm giải quyết ngập cho các quận 5, 6 và 11.


Bí thư Đà Nẵng: Đầu tư cho môi trường, tốn tiền cũng phải làm

Sáng 30/10, Bí thư Thành ủy Đà Nẵng Nguyễn Xuân Anh đã có buổi kiểm tra thực tế tình hình triển khai các dự án liên quan đến xử lý môi trường sông Phú Lộc (quận Thanh Khê). Đây là một trong những điểm nóng về ô nhiễm môi trường gây bức xúc cho người dân trong nhiều năm qua.

Bí thư Nguyễn Xuân Anh đã kiểm tra việc thi công dự án nâng cấp, cải tạo Trạm xử lý nước thải Phú Lộc; thi công bờ kè cửa sông Phú Lộc và các hạng mục liên quan.

Bí thư Thành ủy Đà Nẵng Nguyễn Xuân Anh kiểm tra tình hình triển khai các dự án liên quan đến xử lý môi trường sông Phú Lộc
Bí thư Thành ủy Đà Nẵng Nguyễn Xuân Anh kiểm tra tình hình triển khai các dự án liên quan đến xử lý môi trường sông Phú Lộc
Theo Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông công chính, công trình nâng cấp, cải tạo Trạm xử lý nước thải Phú Lộc có tổng mức đầu tư gần 140 tỷ đồng, từ nguồn ngân sách thành phố. Mục tiêu của dự án là đầu tư nâng cấp trạm xử lý nước thải Phú Lộc nhằm giải quyết tình trạng ô nhiễm môi trường, xử lý thải nước đạt tiêu chuẩn xả ra môi trường để đảm bảo sức khỏe, môi trường sống cho người dân tại khu vực.
Sông Phú Lộc - điểm nóng về ô nhiễm môi trường trong nhiều năm qua gây bức xúc cho người dân
Sông Phú Lộc - điểm nóng về ô nhiễm môi trường trong nhiều năm qua gây bức xúc cho người dân
Ông Nguyễn Điểu, Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường cho biết, khi trạm xử lý đi vào hoạt động thì 90% lượng nước thải sẽ được thu gom xử lý. Đây là công nghệ phổ biến cả thế giới hiện nay.
Sau khi nghe báo cáo, ông Nguyễn Xuân Anh chỉ đạo các sở, ngành làm cái gì phải làm tới nơi tới chốn, đầu tư dứt điểm.
“Đầu tư môi trường tốn tiền cũng phải làm. Cái gì mình cần cắt thì cắt, cái gì cần đầu tư thì tham mưu cho lãnh đạo”, Bí thư Thành ủy Đà Nẵng nói.
Bí thư Nguyễn Xuân Anh cũng chỉ đạo Sở Xây dựng tạm dừng việc đầu tư xây dựng cảnh quan quanh sông Phú Lộc để đầu tư vào việc xây dựng trạm xử lý nước thải. Bởi dân người ta kêu hôi thối hay không chứ người ta không kêu cảnh ni đẹp hay không đẹp. Đồng thời yêu cầu các đơn vị đẩy nhanh tiến độ, cố gắng cuối 2017 là hoàn thành các dự án trên.