Văn phòng Diện Chẩn Sống Khỏe_ Khu nhà 102 Ngõ 95 Chùa Bộc-Đống Đa-Hà Nội _ ĐT : 0906143408

Hướng dẫn lý thuyết và thực hành cơ bản miễn phí cho những quí vị thực sự yêu thích Diện Chẩn . Hãy gọi cho chúng tôi để biết lịch .

Tư vấn sức khỏe , chẩn bệnh đưa ra phác đồ miễn phí.

Thứ Ba, 29 tháng 3, 2016

Tây Nguyên hạn lịch sử: Lãng phí các công trình thủy lợi và nước sạch

Tây Nguyên đang phải trải qua một mùa khô khốc liệt nhất trong 100 năm lại đây. Hàng trăm nghìn hộ dân đang khốn khổ vì thiếu nước sản xuất và sinh hoạt. Tuy nhiên, tại một số nơi, lại xảy ra nghịch lý, đó là công trình thủy lợi đầy nước nhưng không phục vụ được nhu cầu sản xuất; trong lúc đó, tại nhiều buôn làng, người dân thiếu nước uống, nước sinh hoạt nghiêm trọng thì hàng trăm công trình nước sạch lại “đắp chiếu”.
tay nguyen han lich su: lang phi cac cong trinh thuy loi va nuoc sach hinh 0
Hồ thủy lợi Ia Mlah đầy nước nhưng không giúp gì được trong cơn hạn.
Huyện Krông Pa là một trong những địa bàn của tỉnh Gia Lai đang chịu ảnh hưởng nghiêm trọng nhất do hạn hán gây ra. Tại nhiều nơi trong huyện, nguồn nước phục vụ sản xuất đã không còn từ nhiều tháng qua, nước sinh hoạt cũng đã không còn từ mấy tuần nay. Trong khi tại nhiều buôn làng, người dân quay quắt vì nắng hạn thì công trình thủy lợi Ia Mláh, được đầu tư hơn 750 tỷ đồng tại xã Ia Mláh, có dung tích thiết kế 54 triệu m3 đang chứa đầy nước lại không giúp gì được cho dân.
Ông Tạ Chí Khanh, Phó Chủ tịch UBND huyện Krông Pa, cho biết, nguyên nhân thủy lợi Ia Mláh, một hồ thủy lợi trọng điểm của huyện và của tỉnh chưa phát huy hết hiệu quả là vì đầu tư chưa đồng bộ. Thủy lợi mới chỉ phục vụ được một số diện tích cây trồng ở gần, còn những nơi ở xa đang còn phải chờ đầu tư kênh dẫn dòng: “Hồ thủy lợi Ia Mláh được đầu tư và đã đi vào hoạt động từ năm 2009. Tuy nhiên, do đầu tư chưa đồng bộ, do đó, chưa phát huy được hết năng lực. Cụ thể, do đầu tư cho hệ thống kênh thực hiện bằng nguồn vốn WB thì đang thực hiện công tác đấu thầu, chưa triển khai thi công với trị giá hơn 100 tỷ đồng. Thứ hai là vấn đề xây dựng, san gạt đồng ruộng với trị giá 41 tỷ đồng hiện nay đang triển khai thi công do đó, vấn đề phục sản xuất thì chưa phát huy hết tác dụng”.
tay nguyen han lich su: lang phi cac cong trinh thuy loi va nuoc sach hinh 1
Công trình nước sạch không hoạt động phí tiền tỷ.
Theo thiết kế, hồ thủy lợi Ia Mláh có năng lực tưới trên 5.500 ha cây trồng các loại và cung cấp nước sinh hoạt cho khoảng 36.000 hộ dân, chủ yếu là đồng bào dân tộc thiểu số ở 6 xã thuộc vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn của huyện Krông Pa. Đáng ra, sau 7 năm đi vào hoạt động, thủy lợi này đã có thể giúp hàng chục nghìn người dân huyện Krông Pa vượt qua được mùa hạn khốc liệt. Tuy nhiên, do đầu tư chưa đồng bộ, nhiều buôn làng vẫn phải chờ chưa biết đến bao giờ để hưởng lợi từ nguồn nước của công trình thủy lợi này?
Không chỉ có công trình thủy lợi, nghịch lý cũng đang diễn ra tại các công trình cấp nước sinh hoạt tại tỉnh Gia Lai. Trong khi người dân ở nhiều buôn làng đang khốn khổ vì thiếu nước sinh hoạt thì hàng trăm công trình nước sạch đã được đầu tư bài bản lại bị “đắp chiếu”.
Ông Ksor Munh, trưởng buôn Thim, xã Phú Cần, huyện Krông Pa cho biết, năm 2006 buôn được đầu tư một công trình cấp nước nhưng chỉ sử dụng được vài năm là xuống cấp, hư hỏng. Bà con trong buôn phải lấy nước sông suối để dùng nhưng năm nay nước suối đã không còn vì hạn, nước sông Ba thì ô nhiễm nghiêm trọng, không dùng ăn uống được.       
“Tôi mong muốn huyện, xã nghiên cứu lại công trình cấp nước cho bà con trong buôn, làm sao để bà con được sử dụng nước sạch. Công trình nước sạch thì hỏng rồi mà nước sông suối thì hạn hán và ô nhiễm lắm”. Ông Ksor Munh nói.
Từ nhiều nguồn kinh phí khác nhau như vốn Chương trình mục tiêu quốc gia về nước sạch và vệ sinh môi trường, vốn 134, 135… toàn tỉnh Gia Lai đã đầu tư được 304 công trình cấp nước sạch cho các buôn làng. Sau khi công bố Quyết định rủi ro thiên tai do hạn hán, với hơn 7.000 hộ dân thiếu nước sinh hoạt thời điểm này, tỉnh Gia Lai ngỡ ngàng với con số 96 công trình cấp nước sạch đã ngừng hoạt động, 28 công trình hoạt động kém hiệu quả. Trong khi đó, chi phí mỗi công trình cấp nước có vốn đầu tư từ 200 triệu đến 5 tỷ đồng. Với 124 công trình “đắp chiếu”, số tiền lãng phí lên đến cả trăm tỷ đồng.
Theo phân cấp, các công trình cấp nước sạch là do cấp huyện quản lý. UBND tỉnh Gia Lai từng có văn bản khẳng định: Nhiều công trình cấp nước bị xuống cấp, hư hỏng là do công tác đầu tư, quản lý khai thác và vận hành kém hiệu quả; chính quyền huyện, xã lơ là khắc phục dẫn đến mất khả năng hoạt động, gây lãng phí tiền của Nhà nước; ngoài ra, các sở ngành thiếu trách nhiệm kiểm tra, đôn đốc. Tuy vậy, trong bối cảnh thiếu nước diễn ra nghiêm trọng, các huyện phải đề xuất xin tỉnh kinh phí đầu tư, sửa chữa các công trình cấp nước, còn cấp tỉnh lại phải “xin” Trung ương.
Tại buổi làm việc của Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc và Bộ trưởng Bộ NN&PTNT, Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai Võ Ngọc Thành đề nghị xin cấp 31 tỷ đồng để chống hạn trước mắt, trong đó tập trung giải quyết nước uống, nước sinh hoạt cho người dân vùng bị hạn.
Cũng tại buổi làm việc này, tỉnh Gia Lai thừa nhận, không chỉ các công trình nước sạch, hàng loạt công trình thủy lợi khi bàn giao cho cấp huyện quản lý cũng có vấn đề và cho đến nay đều đã khô cạn.
tay nguyen han lich su: lang phi cac cong trinh thuy loi va nuoc sach hinh 2
Phải chở nước về buôn làng cứu hạn
Ông Võ Ngọc Thành, Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai, nói: “Qua cử rất nhiều đoàn đi khảo sát thì thấy rằng, trong phân cấp quản lý các hồ đập, một số hồ đập do huyện quản lý thì hiệu quả rất thấp. Bởi vì kinh nghiệm, điều kiện nhận thức, hiểu biết của người quản lý thay đổi liên tục nên là người ta không biết quản lý như thế nào cho tốt, cho nên hầu hết các hồ đập do huyện quản lý đã khô cạn. Đây là vấn đề mà chúng tôi cũng đề nghị, trong chỉ đạo quản lý, vận hành hồ đập sắp tới, nên có sự phân cấp rõ”.
Trong cơn đại hạn tại Gia Lai cho thấy, các công trình thủy lợi, công trình nước sạch đã được đầu tư hàng trăm tỷ đồng để rồi lãng phí. Trong khi đó, người dân ở nhiều buôn làng lại quay quắt, thiếu nước trầm trọng vì nắng hạn. Đó là những nghịch lý cần phải thay đổi ngay lúc này./.


ĐIỀU TRỊ BỆNH CỘT SỐNG - THẦN KINH THEO PHƯƠNG PHÁP DIỆN CHẨN
                               

     DIỆN CHẨN SỐNG KHỎE       
           VĂN PHÒNG 0906143408   

Đại hạn chưa dứt, mưa bão kỷ lục rập rình

Khi El Nino gây ra đợt hạn hán, xâm nhập mặn khốc liệt nhất trong 100 năm qua chưa chấm dứt, thì nhiều khả năng La Nina sẽ xuất hiện vào tháng 9 mang tới những trận mưa lũ kỷ lục cho những tháng cuối năm 2016.

dai han chua dut, mua bao ky luc rap rinh hinh anh 1Khu dân cư ở thị trấn Hoàn Lão, huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình, ngập trắng trong nước sau một đợt mưa bão.  Ảnh:Xuân Trường
Đó là những thông tin được các chuyên gia đưa ra tại Diễn đàn nhận định tình hình El Nino 2016 do Trung tâm Khí tượng thủy văn quốc gia phối hợp Trung tâm Phòng chống thảm họa châu Á (ADPC) tổ chức ngày 28.3 tại Hà Nội.
Khô hạn còn tiếp diễn trong 2 tháng tới
Tại diễn đàn, TS Nguyễn Đăng Quang - Trưởng phòng Dự báo khí tượng hạn vừa, hạn dài (Trung tâm Dự báo khí tượng thuỷ văn T.Ư) thông tin, tình trạng khô hạn và xâm nhập mặn ở Nam Trung Bộ, Tây Nguyên, Nam Bộ chưa có biểu hiện dừng lại trong 2 tháng tới, đặc biệt tình trạng này sẽ lên tới đỉnh điểm vào tháng 4.2016.
Nhìn chung nền nhiệt độ năm 2016 sẽ cao hơn so với trung bình nhiều năm, cao điểm là các tháng 4-5-6. Từ tháng 6 đến tháng 8 nắng nóng sẽ tập trung vào các tỉnh phía nam. Tháng 4-5 là thời điểm giao mùa, nhiệt độ cao hơn trung bình nhiều năm 1 độ C. Lượng mưa những tháng này tiếp tục thiếu hụt. Lượng mưa lớn ở trung bộ tập trung vào những tháng mùa thu trở đi.
Trước đó, tại lễ kỷ niệm Ngày Khí tượng thế giới (23.3) ông Lê Thanh Hải - Phó Tổng Giám đốc Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia cũng cảnh báo rằng: “Ngay sau khi El Nino suy yếu, mưa sẽ xuất hiện nhiều hơn, và nếu thời tiết chuyển ngay sang La Nina, chúng ta sẽ phải đối diện với đợt mưa lũ kỷ lục như kịch bản đã từng xảy ra ở khu vực miền Trung vào năm 1997-1998. Ngay sau đợt hạn hán lịch sử, thời tiết sẽ chuyển ngay sang pha lụt lội, tức là ẩm ướt và mưa lũ nhiều hơn, kèm theo đó là các hiện tượng thời tiết cực đoan càng ngày sẽ xuất hiện trái khoáy nhiều hơn”.
Theo bà Trịnh Thu Phương - Trưởng phòng Dự báo thuỷ văn khu vực Bắc Bộ (Trung tâm Dự báo khí tượng thuỷ văn T.Ư), khu vực Nam Bộ độ mặn cao nhất năm xuất hiện vào tháng 4.2016, lớn hơn năm 2015.
Từ giữa tháng 4-5, độ mặn sẽ giảm dần. Ở khu vực Trung Bộ và Tây Nguyên, hạn hán thiếu nước tiếp tục diễn ra trong mùa cạn với sự thiếu hụt dòng chảy từ 30-50%, có một số khu vực lên tới 80%. Đỉnh lũ năm trên các sông  xuất hiện theo trung bình nhiều năm và lớn hơn năm 2015, phổ biến ở mức báo động 1- báo động 2; lũ muộn, lũ trái mùa có thể xuất hiện trên các sông trong năm 2016”.
Đối mặt mưa bão kỷ lục               
Trung tâm ADPC nhận định, nối tiếp El Nino, hiện tượng La Nina sẽ xuất hiện. Đây không chỉ là nhận định của riêng ADPC, trước đó các trung tâm dự báo uy tín hàng đầu như Mỹ cũng cảnh báo hiện tượng La Nina có thể sẽ trở lại vào cuối năm nay, sau khi trải qua đỉnh điểm của một trong những đợt El Nino mạnh nhất trong lịch sử.
Với xu hướng xảy ra bất thường trong chu kỳ 2 - 7 năm, hiện tượng La Nina có thể xuất hiện vào mùa thu. La Nina thường đi liền với các thảm họa thiên tai như bão, lụt, và hạn hán.
Chia sẻ bên lề buổi diễn đàn, ông Trần Hồng Thái – Phó Tổng Giám đốc Trung tâm Khí tượng thủy văn quốc gia cho rằng: “2016 là năm khá đặc biệt, có thể chúng ta sẽ chứng kiến sự chuyển pha giữa từ pha nóng của El Nino lớn sang pha lạnh của La Nina. Nghĩa là tình hình sẽ phức tạp hơn rất nhiều, bão lũ về cuối năm sẽ xảy ra nhiều hơn, phức tạp hơn”.
Các chuyên gia khí tượng thủy văn đánh giá, thông thường cứ kết thúc những kỳ El Nino lớn, mạnh, ngay sau đó sẽ chuyển sang trạng thái trung gian một thời gian ngắn và chuyển tiếp luôn sang pha lạnh với đợt La Nina tiếp theo.
Đợt La Nina cuối năm nay cũng tuân theo quy luật đó. Mùa mưa bão bắt đầu từ tháng 5 đến tháng 11, tuy nhiên La Nina có thể sẽ xuất hiện từ tháng 9.2016, lúc đó chúng ta đã mất hơn nửa mùa mưa bão ảnh hưởng bởi El Nino, vì vậy số lượng bão áp thấp nhiệt đới sẽ ít hơn so với trung bình nhiều năm, tuy nhiên mưa bão sẽ khó lường hơn rất nhiều. Thường một chu kỳ La Nina kéo dài từ 5-6 tháng cho đến vài năm.
Điều đáng chú ý là cũng thời điểm tháng 3.2015, Trung tâm Khí tượng thủy văn quốc gia đã nhận định cuối năm 2015 sẽ có El Nino, khả năng sẽ là 50-60% và thực tế El Nino đã xảy ra và rất khốc liệt. Còn thời điểm tháng 3.2016, trung tâm này cũng phát ra nhận định hiện tượng La Nina sẽ xảy ra vào tháng 9 năm nay, khả năng xảy ra cũng là 50-60%. Như vậy viễn cảnh mưa bão kỷ lục vào cuối năm nay hoàn toàn có thể xảy ra.


ĐIỀU TRỊ BỆNH CỘT SỐNG - THẦN KINH THEO PHƯƠNG PHÁP DIỆN CHẨN
                               

     DIỆN CHẨN SỐNG KHỎE       
           VĂN PHÒNG 0906143408   

Tạo môi trường thân thiện từ các khu dân cư

Nhìn từ một khu dân cư
(Cadn.com.vn) - Tổ trưởng Tổ dân phố 31, P. Thạc Gián (Q. Thanh Khê, TP Đà Nẵng) Nguyễn Phú Phượng rất tự hào khi đề cập đến tuyến kiệt 25 đường Điện Biên Phủ. Ông cho biết, những năm đầu, KDC không được đánh giá cao do mật độ cây xanh còn thấp, nhà dân đa số chật hẹp lại lo tập trung cho mưu sinh nên ít có thời gian cho việc trồng và chăm sóc cây xanh. Đó là chưa kể đường kiệt lại hẹp nên tìm được diện tích tối thiểu để trồng cây cũng là điều nan giải. Để giải quyết bài toán trên, ông Phượng cùng với cán bộ Mặt trận KDC đã tìm cách vận động các nhà tài trợ cùng nhân dân trong tổ trồng cây, ban đầu chỉ trồng được 10 cây bàng dọc theo tuyến kiệt.
Chỉ sau vài năm, cây đã tạo được bóng mát cho cả khu vực, trở thành nơi tránh nắng của người dân vào những ngày cúp điện, nắng nóng, môi trường ở khu vực sau khi có bóng cây cũng được cải thiện đáng kể, không khí trong lành, thoáng mát hơn. Đến lúc ấy thì lợi ích của việc trồng cây đã được bà con đánh giá cao và cùng bắt tay vào thực hiện. Đến năm 2014, phong trào trồng cây xanh đã được tổ dân phố 31 nhân rộng bằng mô hình trồng cau và hoa trước nhà trên toàn bộ kiệt 25 đường Điện Biên Phủ. Tuy đời sống của người dân còn khó khăn nhưng với ý thức bảo vệ môi trường nhưng người dân đã chung tay, góp sức, đóng kinh phí trồng và chăm sóc cây xanh trước nhà. Bây giờ, cau và hoa đã phát triển tốt, tạo được một góc phố xanh - sạch - đẹp và trở thành niềm tự hào của cả KDC.
Theo ông Nguyễn Phú Phượng, tổ 31 nằm trong KDC Trung Bình A, P. Thạc Gián tập trung dân cư rất đông, hơn 2/3 người dân là lao động phổ thông. Bởi vậy, khi triển khai Đề án “Xây dựng Thanh Khê - Quận môi trường”, tổ gặp rất nhiều khó khăn, hiện trạng môi trường rất phức tạp, tình trạng đổ rác, vứt rác không đúng nơi quy định thường xuyên xảy ra. Nước thải, nước giặt đổ xả tràn lan trên đường, kiệt, hẻm, quần áo phơi trước nhà, hệ thống cống chưa được đầu tư, cây xanh thiếu thốn... Với quyết tâm cải thiện môi trường trong KDC, thông qua nhiều biện pháp, tổ 31 phối hợp với Trưởng ban Công tác Mặt trận KDC vận động người dân nêu cao ý thức bảo vệ môi trường.
Các hành vi không đúng đều được nêu ra trong các cuộc họp tổ để khắc phục ngay. Nhờ đó, tình hình môi trường ngày càng được cải thiện theo hướng “sạch hơn”. Các loại rác thải tái chế được nhân dân phân loại trước khi giao cho công nhân vệ sinh; 100% hộ dân thực hiện cam kết giữ gìn vệ sinh môi trường, xóa hết các điểm ô nhiễm môi trường. Với kết quả đạt được, liên tục 5 năm liền, tổ dân phố 31 được công nhận là tổ không rác, tổ dân phố văn hóa và KDC an toàn về PCCC, thân thiện với môi trường. Mô hình trồng cây cau, hoa của tổ đã được nhân rộng ra toàn phường.
Trồng cây xanh tại các khu vườn dạo trên địa bàn Q.Thanh Khê.
Hướng đến mục tiêu cao hơn
Ở quy mô rộng hơn, Q.Thanh Khê đã có cách làm nào để hướng đến mục tiêu thực hiện Đề án “Xây dựng Thanh Khê - Quận môi trường”? Ông Nguyễn Văn Tĩnh, Chủ tịch UBND Q.Thanh Khê cho biết, thời gian qua, ngoài việc tuyên truyền, nâng cao nhận thức của các tầng lớp nhân dân, địa phương đã triển khai có hiệu quả công tác phòng ngừa và kiểm soát ô nhiễm môi trường; thực hiện đề án “Thu gom rác theo giờ”, “Tổ dân phố không rác”; quản lý, đảm bảo vệ sinh môi trường tại các lô đất trống. Bên cạnh đó, phong trào Ngày Chủ nhật xanh - sạch - đẹp cũng như xây dựng “Phường thân thiện môi trường”.
Nếu như P. Chính Gián là địa phương đầu tiên được chọn triển khai mô hình “Phường thân thiện môi trường” theo 3 nhóm chỉ tiêu chính về xanh - sạch - đẹp thì đến cuối năm 2015, toàn quận đã có 6/10 phường đạt chuẩn. Nổi bật nhất là các phường đã tổ chức bo viền trang trí các gốc cây xanh trên tuyến đường chính theo hình thức Nhà nước và nhân dân cùng làm. Đến nay, đã có khoảng 70% các tuyến đường chính có gốc cây xanh được tổ chức bo viền. Nhiều KDC tiêu biểu đi đầu thực hiện tốt công tác này như UBMTTQ Việt Nam P. Tam Thuận triển khai tại KDC Thuận Thành C; Chi hội phụ nữ và Hội CCB phường Vĩnh Trung thực hiện tại KDC 20 kiệt 114 đường Lê Đình Lý; KDC Trung Bình A, P.Thạc Gián...
Việc trồng và chăm sóc, bảo vệ cây xanh cũng được Q. Thanh Khê đặc biệt quan tâm. Hàng năm, địa phương đều tiến hành khảo sát và hỗ trợ cây xanh, cây bóng mát cho các đơn vị, công sở, trường học nhằm cải thiện điều kiện làm việc, học tập. Hàng trăm cây xanh tạo bóng mát gồm phượng vĩ, lim xẹt, bằng lăng được trồng tại các trường học, khu vui chơi; trồng cây xanh theo mô hình vườn dạo tại 2 bên bờ kênh Phần Lăng 1, đoạn từ đường Hồ Tương đến đường Cù Chính Lan. Bên cạnh đó, cùng với việc thành phố đầu tư xây dựng các Trung tâm văn hóa thể thao phường Thạc Gián, Xuân Hà, Hòa Khê thì các địa phương này cũng đã chủ động đẩy mạnh xã hội hóa việc đầu tư xây dựng, bảo vệ, chăm sóc các vườn hoa, vườn dạo, vườn cây tại các KDC đường Thuận An 6, KDC kiệt 294 đường Điện Biên Phủ, P.Chính Gián; vườn hoa Trần Xuân Lê, P.Hòa Khê...
Cách làm của Q. Thanh Khê khi hướng đến thực hiện Đề án “Xây dựng Thanh Khê-Quận môi trường” đã tạo được hiệu ứng rộng rãi trong cộng đồng dân cư với nhiều cách làm mới, sáng tạo, sẽ là những tiền đề tốt để Đề án sớm về đích.


ĐIỀU TRỊ BỆNH CỘT SỐNG - THẦN KINH THEO PHƯƠNG PHÁP DIỆN CHẨN
                               

     DIỆN CHẨN SỐNG KHỎE       
           VĂN PHÒNG 0906143408   

Khô hạn, xâm nhập mặn ở ĐBSCL đặc biệt nguy hiểm trong tháng 4

Theo các chuyên gia và nhà khoa học, trong thời gian tới, nhiều quốc gia ở khu vực Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam, sẽ phải trải qua những ngày nắng nóng kỷ lục.
Theo thông tin trên báo Tuổi trẻ, tại Diễn đàn Nhận định tình hình El Nino năm 2016 do Trung tâm Khí tượng Thủy văn Quốc gia và Trung tâm Phòng tránh thiên tai châu Á (ADPC) phối hợp tổ chức ngày 28/3, ông Nguyễn Đăng Quang, Trưởng phòng dự báo khí tượng hạn vừa, hạn dài của NCHMF cho rằng "khô hạn, xâm nhập mặn đặc biệt nguy hiểm trong tháng 4".
Nhận định cụ thể hơn về tác động của El Nino trong thời gian tới, ông Nguyễn Đăng Quang cho biết hiện tượng El Nino bắt đầu giữa năm 2014. Ông cũng cảnh báo tình hình khô hạn, xâm nhập mặn tại Nam Trung Bộ, Tây Nguyên, Nam Bộ chưa có dấu hiệu cải thiện trong một hai tháng tới. Tháng 4/2016 là tháng đặc biệt nguy hiểm của tình trạng này.
Ảnh minh họa.
Tại diễn đàn, hiện tượng El Nino 2016-2015 được đánh giá là rất mạnh và kéo dài nhất trong lịch sử, hơn cả El Nino 1997-1998. El Nino gây tác động xấu về thời tiết khiến sản lượng lúa ở các nước lân cận Việt Nam như Philippines, Malaysia suy giảm.
Nhận định cụ thể hơn về diễn biến thủy văn năm 2016, bà Trịnh Thu Phương, Trưởng phòng Dự báo thủy văn Bắc Bộ (NCHMF), cho biết từ tháng 4 đến tháng 6/2016 dòng chảy trên các sông Trung Bộ, Tây Nguyên tiếp tục thiếu hụt từ 30% đến 50%. Xâm nhập mặn, thiếu nước sẽ xảy ra trên diện rộng hơn năm 2015.

Tin tức trên VTV, dự báo nhiệt độ năm 2016 cao hơn trung bình hàng năm từ 1,5 - 2 độ C. Tổng lượng mưa tiếp tục thiếu hụt khoảng 20 - 40%, chủ yếu là ở khu vực Trung Bộ, Nam Bộ và Tây Nguyên, có thể thiếu hụt nghiêm trọng lên tới 80%.
Theo các chuyên gia và nhà khoa học, trong thời gian tới, nhiều quốc gia ở khu vực Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam, sẽ phải trải qua những ngày nắng nóng kỷ lục. Nắng nóng gay gắt và kéo dài, nhiều kỷ lục được thiết lập.
Các chuyên gia cũng cho biết, tình hình khô hạn và xâm nhập mặn tại ĐBSCL, khu vực Tây Nguyên và Nam Trung Bộ chưa có dấu hiệu cải thiện trong thời gian tới.


ĐIỀU TRỊ BỆNH CỘT SỐNG - THẦN KINH THEO PHƯƠNG PHÁP DIỆN CHẨN
                               

     DIỆN CHẨN SỐNG KHỎE       
           VĂN PHÒNG 0906143408   

Hà Nội: Kinh hoàng nước thải ô nhiễm dùng để tưới rau, đồng ruộng


 Nước dùng cho nông nghiệp được trạm bơm xã Tam Hiệp hút từ dòng kênh có nước đen xì, nồng nặc mùi xú uế, tung bọt trắng xóa… Nhưng nhiều hộ dân vẫn phải sử dụng khi canh tác vì là nguồn nước duy nhất.

Nhiều năm nay, người dân xã Tam Hiệp (huyện Thanh Trì, TP. Hà Nội) luôn phải sống trong môi trường ô nhiễm nặng nề từ nước thải của các nhà máy chưa qua xử lý. Rất nhiều những chất thải nguy hại đổ ra sông Hòa Bình (bắt nguồn từ sông Tô Lịch) tưới cho đồng ruộng, hoa màu, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống, sức khỏe của người dân…

Trạm bơm Tam Hiệp được dùng để bơm nước cho canh tác nông nghiệp sủ dụng nguồn nước có dấu hiệu ô nhiễm.

Đi dọc theo con sông Hòa Bình (chảy qua địa phận xã Tam Hiệp) chúng tôi bắt gặp hàng loạt những nhà máy, công ty có dấu hiệu xả thải trực tiếp ra môi trường mà không qua khâu xử lý. Đó là những chất thải rắn, lỏng nguy hại đủ các màu sắc, thêm vào đó là những chất thải sinh hoạt của người dân đổ ra hàng loạt khiến nguồn nước sông đen ngòm, bốc mùi hôi thối khó chịu.
Nguồn nước ô nhiễm nặng nề đó lại chính là nguồn nước tưới dồi dào cho các cánh đồng lúa, hoa màu trên địa bàn nhiều năm nay. Trạm bơm khá lớn trên địa bàn xã Tam Hiệp luôn hoạt động hết công xuất để hút nước từ những “dòng sông chết” để tưới cho hàng trăm ha lúa và hoa màu.

Một đoạn mương nước có nhiều váng, vết dầu loang, bốc mùi xú uế... trước khi chảy qua trạm bơm.

Bà Nguyễn Thị Hà (xã Tam Hiệp) cho biết: “Mặc dù chúng tôi biết nguồn nước tưới rất độc hại nhưng không dùng thì lấy đâu ra nước, người dân nơi đây đều phải lấy nước từ con sông này để sản xuất nông nghiệp. Nước thải bị ô nhiễm ngấm vào nguồn nước tại các ao hồ nhiễm bẩn nên thả cá thì bị chết hàng loạt. Nước thải ngấm vào lòng đất canh tác, cứ cày bừa, xới đất lên là thấy đất có màu đen quánh. Cây lúa chưa kịp tốt thì đã bị thối gốc và chết dần, những nơi bị ảnh hưởng ít cũng bị mất mùa. Càng cuốc đất, cày bừa tại ruộng, thì mùi hôi thối bốc lên càng nồng nặc và bay vào khu dân cư.

Cánh đồng thuộc xã Tam Hiệp, Thanh Trì nơi sử dụng nguồn nước tưới tiêu từ trạm bơm Tam Hiệp.

“Nhà máy ở quanh đây xả thải rò rỉ hàng ngày, xả mạnh vào đêm khuya và sáng sớm, những ngày mưa to thì xả nước càng nhiều. Sau đó, nắng lên, mùi hôi thối bốc lên rất khó chịu. Có lần đi cấy, tôi không mang găng tay và ủng bảo hộ lao động, về nhà thấy ngứa và lở loét khắp chân”- bà Hà cho biết thêm.
Nước từ trạm bơm được dẫn ra các cánh đồng tung bọt trắng xóa.
Nói về việc độc hại từ nguồn nước xả thải của các nhà máy, xí nghiệp, một người dân chia sẻ: “Chúng tôi phải chịu đựng cảnh mùi bốc lên ô nhiễm nhiều năm trời, đã quen với việc này. Tuy nhiên vẫn không tránh khỏi việc bị nổi nốt, ghẻ lở. Lo nhất cho lũ trẻ nhà tôi, nếu bị ảnh hưởng đến sức khỏe thì rất nguy hiểm, gây lở loét, viêm da…
Trên nhiều đoạn sông Hòa Bình, nơi hứng chịu nước thải công nghiệp của rất nhiều nhà máy, các đô thị, khu dân cư, du lịch, thương mại, khách sạn, nhà hàng, cơ sở y tế... lại đang được người dân tận dụng trồng rau muống. Rau mọc thành bè, thành mảng trên dòng nước đen ngòm, bốc mùi hôi nồng nặc.
Ngoài ra, những vùng nước trũng, người dân không cấy được lúa đã tận dụng mặt nước để trồng rau muống dù nước thải được hút lên từ trạm bơm vẫn tuôn ra đen kịt. Lạ một điều, rau muống cứ xanh non mơn mởn, vươn ngọn dài trên dòng nước ô nhiễm ấy nhưng những mớ rau muống tươi mơn mởn hằng ngày vẫn được hái bán tại các chợ trên địa bàn TP. Hà Nội. Ngay những người trồng rau cũng biết rau được trồng trên nước sông, nước hồ ô nhiễm có hại cho sức khỏe.
Trao đổi với PV, bà Hoàng Mai Hương, Phó chánh văn phòng huyện Thanh Trì cho biết: “Sau khi tiếp nhận thông tin từ các cơ quan báo chí, UBND huyện Thanh Trì đã lập đoàn liên nghành để tiến hành kiểm tra việc xả thải trực tiếp của các nhà máy ra môi trường và sẽ xử lý nghiêm nếu có sai phạm”.

ĐIỀU TRỊ BỆNH CỘT SỐNG - THẦN KINH THEO PHƯƠNG PHÁP DIỆN CHẨN
                               

     DIỆN CHẨN SỐNG KHỎE       
           VĂN PHÒNG 0906143408   

Hà Nam: Rác ngập đầy kênh, dân than thấu trời!

Nhiều năm qua, người dân sống tại khu vực Chợ Sông, xã Tràng An, huyện Bình Lục, tỉnh Hà Nam đã và đang phải hít thở bầu không khí đậm đặc mùi xú uế hôi thối nồng nặc bốc lên từ dưới đoạn kênh thủy lợi qua địa bàn.


Được biết, đoạn kênh bị ô nhiễm trên là một đoạn của kênh mương Đồng Nai, có tổng chiều dài khoảng 10km. Đây là kênh thủy lợi điều hòa lượng nước tưới tiêu của vùng, tuy nhiên do rác thải dân sinh tràn ngập kênh, bít cả cổng mương khiến cho tình trạng ô nhiễm càng trở nên trầm trọng.
Đoạn kênh bị ô nhiễm dài khoảng 2km, đi qua xóm 4 và xóm 7 của xã Tràng An, có khoảng 60 hộ dân sinh sống. Những hộ dân sống tại đây cứ phải bịt mũi, lắc đầu và ngao ngán trước cảnh rác thải trôi nổi dưới dòng kênh, dòng nước chảy đen ngòm bốc mùi hôi thối quanh năm mà không làm gì được.
Nước thải của các gia đình được xả trực tiếp xuống lòng kênh là một phần nguyên nhân làm tình trạng ô nhiễm thêm trầm trọng.
Nước thải của các gia đình được xả trực tiếp xuống lòng kênh là một phần nguyên nhân làm tình trạng ô nhiễm thêm trầm trọng.
Nói về điều này, chị Nguyễn Thị H. - xóm 4, xã Tràng An chia sẻ rằng: "Hôi thối quanh năm, đỉnh điểm nhất là vào mùa hè, nóng nực, mùi hôi thối kinh khủng bốc lên, làm chúng tôi còn không ăn nổi cơm.
Bây giờ địa phương đã cho mắc lưới chặn rác phía đầu nguồn, nhưng chặn được rác chứ không chặn được dòng nước đen ngòm hôi thối kia chảy qua đây. Không biết bao giờ chúng tôi mới thôi phải ngửi cái mùi kinh khủng này”.
Chị H. cũng cho biết thêm: Từ khi kênh bị ô nhiễm đến nay, người dân tại xóm 4, xã Tràng An không sử dụng được nguồn nước từ kênh thủy lợi này kể cả là tắm cho gia súc, ngay đến nguồn nước ngầm ở địa phương họ cũng không dám sử dụng để nấu ăn, mà phải tìm cách khác để lấy nước sinh hoạt hàng ngày.
Dọc đoạn kênh bị ô nhiễm dễ dàng bắt gặp các ống nhựa xả trực tiếp nước thải sinh hoạt của hộ gia đình xuống lòng kênh, thêm vào đó là rác thải do một số tiểu thương buôn bán tại khu vực chợ cóc tiện tay “quăng” xuống.
Rác vẫn ngập ngụa dù trong lần nạo vét 500m kênh đã vét được hơn 10 tấn rác
Rác vẫn ngập ngụa dù trong lần nạo vét 500m kênh đã vét được hơn 10 tấn rác
Mặt khác, một số hộ dân dửng dưng với việc môi trường ô nhiễm xung quanh, vứt rác bừa bãi, thiếu ý thức bạ đâu vứt đó làm bít kín cả cửa kênh mương, làm rác thải dân sinh ứ đọng gây nên tình trạng ô nhiễm.
Ông Phạm Văn Lộc, Phó Chủ tịch UBND xã Tràng An cho biết: Vấn đề trên cũng là vấn đề gây nhức nhối cho địa phương nhiều năm qua. Tháng 9/2015 địa phương đã tiến hành nạo vét gần 500m kênh đoạn ô nhiễm nặng nề nhất chạy qua địa bàn xã Tràng An và đã vét được hơn 10 tấn rác. Ý thức của nhiều người dân còn quá kém khiến cho kênh lại nhanh chóng ngập ngụa rác chỉ sau một thời gian ngắn được nạo vét. Hiện UBND xã Tràng An đã có báo cáo lên cấp trên xin chỉ đạo để giải quyết dứt điểm tình trạng này.
Mùa hè đang đến gần, hiểm họa dịch bệnh từ đoạn kênh gây ô nhiễm này ít nhiều sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe và đời sống của hàng chục hộ dân tại đây, rất mong chính quyền địa phương nhanh chóng có biện pháp hữu hiệu để giải quyết dứt điểm tình trạng trên, cứu dòng kênh và cứu bầu không khí cho người dân.
Đồng thời có các biện pháp giáo dục ý thức bảo vệ môi trường xung quanh cho người dân, xây dựng môi trường sống xanh - sạch - đẹp, cũng như tạo cho lòng kênh thông thoáng, có nguồn nước sạch phục vụ việc tưới tiêu cho nhân dân trong vùng.


ĐIỀU TRỊ BỆNH CỘT SỐNG - THẦN KINH THEO PHƯƠNG PHÁP DIỆN CHẨN
                               

     DIỆN CHẨN SỐNG KHỎE       
           VĂN PHÒNG 0906143408   

Xây dựng đê kiểu mẫu để đối phó với thiên tai cực đoan

Tu bổ tuyến đê kè biển, phục vụ cho phòng, chống mưa bão ở Thanh Hóa. (Ảnh: Thanh Hà/TTXVN)

Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn vừa phát động phong trào thi đua “Xây dựng đê kiểu mẫu.” Chương trình này vừa được tổ chức sáng nay (29/3), tại Hưng Yên.

Phong trào thi đua xây dựng đê kiểu mẫu được thực hiện trong 5 năm giai đoạn 2016-2020 tại các tỉnh, thành phố trên cả nước. Theo đó, hàng năm các địa phương sẽ tổ chức đánh giá kết quả thực hiện, trong đó có nội dung xây dựng các “Hạt quản lý đê điển hình” và nhiều “Tuyến đê kiểu mẫu.”

Phát biểu tại lễ phát động, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn – Trưởng Ban chỉ đạo phong trào thi đua “Xây dựng đê kiểu mẫu” Hoàng Văn Thắng nêu rõ, Việt Nam là quốc gia thường xuyên chịu ảnh hưởng của mưa lũ từ thượng nguồn cũng như bão lũ, thủy triều, nên hệ thống đê điều góp phần quan trọng trong việc bảo vệ an toàn tính mạng và tài sản của toàn xã hội.

“Do đó, để tăng cường quản lý và bảo vệ hệ thống đê điều, rất cần quan tâm đến công tác duy tu bảo dưỡng, quản lý đê theo quy định của pháp luật; thường xuyên tổ chức thanh tra, kiểm tra phát hiện và xử lý kịp thời các vụ vi phạm. Qua đó, góp phần nâng cao nhận thức các cấp chính quyền địa phương, người dân về tầm quan trọng của hệ thống đê trước diễn biến phức tạp, cực đoan của thiên tai,” Thứ trưởng Hoàng Văn Thắng nói.

Lễ phát động phong trào thi đua xây dựng đê kiểu mới ở Hưng Yên. (Ảnh: BTC)

Theo Thứ trưởng Thắng, việc xây dựng đê kiểu mẫu là giải pháp quản lý rất quan trọng, trong phong trào thi đua các địa phương có nhiều sáng kiến để mỗi vùng sẽ tạo ra được những hành động thiết thực trong bảo vệ đê điều trước những diễn biến phức tạp của thiên tai ngày càng cực đoan.

Bên cạnh đó, Thứ trưởng cũng phân tích thêm muốn bảo vệ đê điều phải giảm khai thác cát quá mức, phát triển rừng thượng nguồn; nâng cao năng lực dự báo, tổ chức tốt hệ thống bảo vệ quản lý đê điều từ trung ương đến địa phương. "Điều này rất quan trọng, mọi người dân phải tự trang bị và nâng cao kiến thức về phòng chống thiên tai," Thứ trưởng Hoàng Văn Thắng nhấn mạnh.


ĐIỀU TRỊ BỆNH CỘT SỐNG - THẦN KINH THEO PHƯƠNG PHÁP DIỆN CHẨN
                               

     DIỆN CHẨN SỐNG KHỎE       
           VĂN PHÒNG 0906143408   

Rét tháng ba, trâu Sa Pa lại gục chết hàng loạt

Rét tháng ba với nhiệt độ giảm đột ngột xuống tới 5,5 độ C ở Sa Pa năm nay đã khiến hàng loạt nghé non và trâu già của người dân gục chết vì quá lạnh.
Rét tháng ba, trâu Sa Pa lại gục chết hàng loạt
Người dân Sa Pa bán thịt trâu chết rét trên quốc lộ 4D
Sáng 29-3, chúng tôi theo quốc lộ 4D ngược lên Sa Pa, chúng kiến hai bên đường, người dân xả thịt trâu, đứng bán rất nhiều.
Hỏi chuyện chị Lý Tả Mẩy, ở thôn Vù Lùng Sung, xã Trung Chải, huyện Sa Pa, đang đứng bán thịt trâu tại km 124, quốc lộ 4D, vẻ mặt buồn rầu, chị Mẩy nói:
“Nhà mình có ba con trâu, nuôi giữ suốt mùa đông để nó không bị chết rét. Cứ tưởng là cái rét nó hết rồi, không lo trâu bị chết rét nữa, không ngờ ông trời làm rét quá, con trâu nghé gần một tuổi không chịu được lăn ra chết rồi. Mình đem thịt ra đây bán, được ít tiền nào thì được”.
Trên đoạn đường chị Mẩy bán thịt trâu, có hàng chục người dân tộc Mông, Dao ở các xã Trung Chải, Sa Pả cũng đứng bán thịt trâu bị chết rét. Vì là nghé non, thịt nhớt, lại không phải là ngày nghỉ cuối tuần, vắng khách nên bán giá rẻ, vớt vát được đồng nào hay đồng ấy.
Theo Phòng kinh tế Sa Pa, nguyên nhân trâu gục ngã hàng loạt là do đợt rét cuối tháng ba năm nay có cường độ mạnh, kéo dài.
Ngày 28-3, nhiệt độ tại sa Pa bất ngờ “tụt” xuống 5,5 độ C, biên độ giảm đến sáu độ so với trước đó. Rét hại đột ngột, cộng với sức đề kháng của gia súc đã suy giảm nên đợt rét “vu hồi” này đã làm gia súc bị chết nhiều.
Hiện phòng kinh tế Sa Pa đang thống kê thiệt hại và tăng cường khuyến cáo bà con nông dân thực hiện các biện pháp chống rét hại, phòng chống bệnh cước chân sau rét cho gia súc, để hạn chế thiệt hại.
“Đợt rét tháng ba quái ác này cho thấy diễn biến khí hậu ngày càng khó lường, do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu toàn cầu, thời tiết tại sa Pa ngày càng cực đoan, gây nên những thiệt hại lớn đối với sản xuất nông nghiệp và đời sống của người dân. Vì vậy cần phải chủ động đối phó có hiệu quả”- ông Lưu Minh hải - Giám đốc Đài khí tượng- thủy văn Lào Cai cho biết.
Ảnh người dân Sa Pa bán thịt trâu chết rét trên quốc lộ 4D:
Rét tháng ba, trâu Sa Pa lại gục chết hàng loạt
Rét tháng ba, trâu Sa Pa lại gục chết hàng loạt
Rét tháng ba, trâu Sa Pa lại gục chết hàng loạt
Rét tháng ba, trâu Sa Pa lại gục chết hàng loạt
Rét tháng ba, trâu Sa Pa lại gục chết hàng loạt
Rét tháng ba, trâu Sa Pa lại gục chết hàng loạt
Rét tháng ba, trâu Sa Pa lại gục chết hàng loạt
Rét tháng ba, trâu Sa Pa lại gục chết hàng loạt
Rét tháng ba, trâu Sa Pa lại gục chết hàng loạt
Rét tháng ba, trâu Sa Pa lại gục chết hàng loạt
Rét tháng ba, trâu Sa Pa lại gục chết hàng loạt
Rét tháng ba, trâu Sa Pa lại gục chết hàng loạt
Rét tháng ba, trâu Sa Pa lại gục chết hàng loạt
Người  dân Sa Pa phải dùng xe máy xuống Thành phố Lào Cai cắt cỏ đem về cứu trâu


ĐIỀU TRỊ BỆNH CỘT SỐNG - THẦN KINH THEO PHƯƠNG PHÁP DIỆN CHẨN
                               

     DIỆN CHẨN SỐNG KHỎE       
           VĂN PHÒNG 0906143408