Văn phòng Diện Chẩn Sống Khỏe_ Khu nhà 102 Ngõ 95 Chùa Bộc-Đống Đa-Hà Nội _ ĐT : 0906143408

Hướng dẫn lý thuyết và thực hành cơ bản miễn phí cho những quí vị thực sự yêu thích Diện Chẩn . Hãy gọi cho chúng tôi để biết lịch .

Tư vấn sức khỏe , chẩn bệnh đưa ra phác đồ miễn phí.

Thứ Ba, 5 tháng 4, 2016

Từ 7/4, nước sông Mê Kông có thể giúp ĐBSCL đẩy mặn

 Hiện lượng nước từ thượng nguồn sông Mê Kông đổ về Việt Nam khá ổn định nên chỉ vài ngày tới tình trạng xâm nhập mặn tại ĐBSCL sẽ được đẩy lùi.
Dân trí đưa tin, theo Viện Khoa học thủy lợi miền Nam, số liệu của Ủy hội sông Mê Kông, Trung Quốc đã có gia tăng phát điện từ ngày 9/3/2016 và đạt đỉnh từ ngày 12/3/2016. Mực nước tại Chiang Sean bắt đầu tăng từ ngày 12/3 đến ngày 14/3 và khá ổn định từ 14/3 đến nay.
Mặt khác, việc xả nước của các thủy điện dòng nhánh thuộc Lào về đến Việt Nam mất thời gian khoảng 8-10 ngày, do đó nước về sẽ cùng với đợt nước về từ Trung Quốc, dự báo lượng nước sau hôm nay (4/4) được xem là ổn định hơn và có hiệu quả đẩy mặn từ 7/4/2016 trở đi.
Từ 7/4, nước sông Mê Kông có thể giúp ĐBSCL đẩy mặn - Ảnh 1

Nhiều diện tích lúa tại ĐBSCL bị xâm nhập mặn làm hư hỏng. (Ảnh: VietNamNet)

Tuy nhiên, theo Viện nghiên cứu biến đổi khí hậu đồng bằng sông Cửu Long: Nguồn nước này chỉ là nhất thời, không mang tính bền vững. Vì vậy, người dân không nên xuống giống ồ ạt vụ hè thu sớm ở những vùng ven biển, vùng có nguy cơ thiếu nước, bởi sau khi Trung Quốc và Lào ngừng xả nước, mặn sẽ tiếp tục xâm nhập ở những khu vực này, bà con nông dân sẽ bị thiệt hại nặng nề hơn.
Bên cạnh đó, VietNamNet đưa tin, gần đây, ngoài việc chờ nước từ sông Meekong về thì Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đã đề xuất hai giải pháp để giải quyết vấn đề hạn, mặn.
Giải pháp cứng cho cả trước mắt và lâu dài, là ngay lập tức hoàn chỉnh các công trình ngăn mặn, bên cạnh đó là tìm nguồn để xây dựng các công trình ngăn mặn, tích ngọt với số vốn khoảng 34.000 tỉ đồng.
Để giải quyết nước tức thì cho đời sống nhân dân, nước cho sản xuất và chăn nuôi, Bộ Tài nguyên và Môi trường sẽ hướng dẫn người dân khoan lấy nước. Bên cạnh đó, lắp ngay máy bơm tại các hồ chứa nước để đưa về. Đồng thời, bà con phải tích trữ tối đa nguồn nước ngọt.
Về giải pháp mềm, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đã đưa ra một quy trình canh tác lúa và cây ăn trái cho vùng đất bị nhiễm mặn của ĐBSCL cho riêng năm 2016.
Từ 7/4, nước sông Mê Kông có thể giúp ĐBSCL đẩy mặn - Ảnh 2

Cánh đồng khô héo vì thiếu nước ngọt. (Ảnh: Dân trí)

Ngoài ra, Bộ cũng đang xây dựng một gói kỹ thuật để ĐBSCL có thể thích ứng với biến đổi khí hậu cho những năm tiếp theo, đưa ra một loạt giống chống chịu được xâm nhập mặn, lập bản đồ xâm nhập mặn để bố trí cây trồng cho phù hợp.
Với những khu vực bị xâm nhập mặn thường xuyên, không giống lúa nào chịu được thì được quy hoạch nuôi tôm hoặc một vụ tôm, một vụ lúa.
Thực tế, ĐBSCL chỉ cần đảm bảo nước ngọt cho 1 triệu hécta chuyên canh lúa năng suất cao, chất lượng cao cũng đủ để bà con nông dân sống khỏe. Đây là con đường công nghiệp hóa nông nghiệp. Nếu làm hai vụ, mỗi năm ta có ít nhất 12 triệu tấn, nếu ba vụ 18 triệu tấn, có thừa để xuất khẩu.
Bên cạnh đó, năm trăm ngàn hécta lúa còn lại, có thể trồng lúa mùa đặc sản và tôm một vụ, giá trị gia tăng cao. Việc đảm bảo nước ngọt cho 1 triệu hécta sẽ nhẹ nhàng hơn nhiều so với việc cứu thêm 500 ngàn hécta nhiễm mặn.
Với 500 ngàn hécta nhiễm mặn, khi đã thay đổi cơ cấu sản xuất, chỉ cần cung cấp nước ngọt để pha loãng và nuôi trồng thủy sản nên nhu cầu về nước ngọt sẽ không quá lớn.


ĐIỀU TRỊ BỆNH CỘT SỐNG - THẦN KINH THEO PHƯƠNG PHÁP DIỆN CHẨN
                               

     DIỆN CHẨN SỐNG KHỎE       
           VĂN PHÒNG 0906143408  

1 nhận xét: