Lãnh đạo Bộ Nông nghiệp nhận định, hạn hán, xâm nhập mặn ở Đồng bằng sông Cửu Long là do hiện tượng suy thoái các con sông trong quá trình phát triển hồ chứa ở thượng nguồn.
Năm 2016, Đồng bằng sông Cửu Long hạn hán, xâm nhập mặn kỷ lục trong 100 năm qua. Mực nước các dòng sông xuống thấp khiến tình trạng này ngày càng thêm trầm trọng.
Vào sâu 70 km, độ mặn gấp 8 lần tiêu chuẩn
Trao đổi với Zing.vn, ông Trần Quang Hoài, Phó tổng cục trưởng Tổng cục Thủy Lợi (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) cho biết, tình trạng hạn hán, xâm nhập mặn đang gây ra những tác động rất lớn đối với sản xuất lúa và nuôi trồng thủy sản.
Một số vị trí dọc theo khu vực ven biển của đồng bằng, từ sông Vàm Cỏ cho đến sông Tiền, sông Hậu, rồi khu vực biển Tây, mặn đều vào sâu hơn từ 30 đến 50 km, độ mặn cao hơn từ 4-7g/lít.
"Như vị trí Bến Lức (Long An), sâu vào trong cửa biển 69 km, độ mặn đã đạt 8,3g/lít, tức là 8,3‰ trong khi tiêu chuẩn để tưới được là 1‰", ông Hoài nói.
Hạn hán, xâm nhập mặn ảnh hưởng lớn đến sản xuất của người dân đồng bằng sông Cửu Long. Ảnh: Ngọc Trinh. |
Theo ông Hoài, hiện tượng El Nilo dự báo kéo dài đến hết tháng 4, cộng với nước biển dâng cao và việc sử dụng nước phía thượng lưu các con sông ở Đồng bằng sông Cửu Long khiến ảnh hưởng của xâm nhập mặn rất lớn, vừa vào sâu hơn và nồng độ lớn hơn.
Còn Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hoàng Văn Thắng thì khẳng định, hạn hán, ngập mặn có nguyên nhân trực tiếp từ hiện tượng suy thoái các con sông. Và thủ phạm của sự suy thoái đó, chủ yếu là do quá trình phát triển hồ chứa ở thượng nguồn.
Ở sông Hồng, mực nước tụt xuống mạnh, các hệ thống lấy nước trước tự chảy giờ không lấy được nữa, như ở sông Đáy, sông Nhuệ... Đồng bằng sông Cửu Long cũng tương tự. Hội chứng này xảy ra thì toàn bộ hệ thống nối sông Tiền, sông Hậu sang phía Kiên Giang không có nguồn nước.
Theo Thứ trưởng Thắng, đây là vấn đề lâu dài nhưng phải tính rất gấp, nếu không 1-2 năm nữa nước về ít, mặn vào rất sâu. Thêm vào đó, mực nước hạ thấp, không lấy nước được sang ngang thì sẽ gây tác động rất lớn đối với Đồng bằng sông Cửu Long.
Ảnh hưởng tới cả vụ hè thu
Theo dự báo, cuối tháng 2 và tháng 3, tình hình xâm nhập mặn giảm dần. Mặn trên sông Vàm Cỏ rút ra khoảng 40 km và sông Tiền, sông Hậu khoảng 25 km. Đây là thời điểm lượng nước ở phía thượng lưu về nhiều hơn.
Tuy nhiên, ông Trần Quang Hoài cho rằng, đây chỉ là hiện tượng tạm thời, trong khi những tác động của hạn hán, xâm nhập mặn đang rất đáng lo ngại.
Thống kê của Bộ Nông nghiệp cho thấy, Kiên Giang là địa phương chịu ảnh hưởng nặng nề nhất. Vụ đông xuân, tỉnh này mất 30.000 ha; còn những địa phương khác như Tiền Giang, Cà Mau đều từ 20.000 đến 29.000 ha…
Hiện, nhiều hệ thống kênh đã hết nước. Ở Cà Mau có những cống chênh lệch rất lớn giữa ngoài biển với trong đồng, trong đồng chỉ còn 1-2 m nước ngoài biển thì 4-5 m, một số cống yếu sẽ nguy hiểm.
"Những cống này gặp sự cố thì nước mặn sẽ tràn vào đất sản xuất của bà con" – ông Hoài lo lắng.
PGS.TS Lê Anh Tuấn, Phó viện trưởng Viện Nghiên cứu Biến đổi khí hậu (ĐH Cần Thơ) cho rằng, các địa phương vùng Đồng bằng sông Cửu Long chỉ mới bước đầu đối phó với những rủi ro thời tiết ở tầm ngắn hạn (3 đến 5 năm). Về lâu dài, tầm trung hạn (5-10 năm) và dài hạn (trên 10 đến 30 năm), khu vực này rất cần có kế hoạch và hành động ứng phó mang tính đột phá.
Để ứng phó, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã chỉ đạo các cơ quan, địa phương theo dõi và thông tin kịp thời về độ mặn của Viện Khoa học thủy lợi Việt Nam. Đây là cơ sở chỉ đạo, vận hành các công trình thủy lợi. Các địa phương chủ động trong việc tích nước, nạo vét, rồi đóng các cửa cống có thể xâm nhập mặn.
Trao đổi với báo chí, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Cao Đức Phát cho hay, tình trạng hạn hán, xâm nhập mặn không chỉ ảnh hưởng đến vụ đông xuân mà cả vụ hè thu tới.
Bộ đã chỉ đạo các địa phương cần phải làm sát, cụ thể đến từng huyện, xã và thông tin sâu rộng cho người dân để bà con chủ động tìm biện pháp ứng phó. Các cơ quan chuyên môn phải đề xuất và hướng dẫn các địa phương các giải pháp cần thiết, đặc biệt là về thủy lợi.
“Việc ngăn mặn, tích ngọt cần triển khai cụ thể với từng khu vực. Cục trồng trọt phải vào cùng địa phương bàn tính rất kỹ về mùa vụ và sớm đưa ra gói kỹ thuật trong điều kiện hạn hán, xâm nhập mặn như hiện nay” – Bộ trưởng Cao Đức Phát nói.
Đê bao gây hệ quả xấu
Theo tiến sĩ Dương Văn Ni (ĐH Cần Thơ), nước vào mùa lũ mang nguồn phù sa, thủy sản dồi dào, giúp đẩy xâm ngập mặn ra khỏi đồng bằng. Thời gian qua, các tỉnh thượng nguồn Đồng bằng sông Cửu Long như An Giang, Đồng Tháp phát sinh hàng loạt công trình đê bao khép kín. Thay vì nước lũ được tràn đầy đồng như trước đây, thì nay co cụm lại theo các dòng sông và lại theo sông Mê Kong rút nhanh về các tỉnh phía hạ nguồn.
Hệ quả, nông dân phải gánh khi bắt đầu vào mùa khô, nước đã khan hiếm lại càng rút nhanh hơn khiến hạn hán gay gắt, xâm ngập mặn ngày càng tăng. Theo tiến sĩ Ni, trước mắt cần có kế hoạch khai thác các tiểu vùng đê bao khép kín, biến nơi đây thành các hồ trữ nước vào mùa khô với điều kiện phải đảm bảo lợi ích của người dân trong và ngoài các tiểu vùng.
Trả lờiXóaeva flight
book vé máy bay đi mỹ
mua vé máy bay korean air
vé máy bay đi mỹ bao nhiêu tiền
mua vé máy bay đi canada
Nhung Chuyen Di Cuoc Doi
Ngẫu Hứng Du Lịch
Tri Thuc Du Lich