Mỗi năm tốn hàng tỷ để chống xâm nhập mặn cũng như hạn hán, nhưng TP Đà Nẵng và vùng hạ du sông Vu Gia - Thu Bồn (Quảng Nam) vẫn quay cuồng với vấn nạn này ngay từ đầu năm.
Ông Nguyễn Hữu Ái (người dân thôn Ngân Hà, Điện Ngọc, Điện Bàn, Quảng Nam) cho biết, năm nay hạn mặn đến sớm và khốc liệt nhất trong hàng chục năm qua. “Thông thường, xâm nhập mặn đến vào cuối tháng chạp hoặc tháng 2 âm lịch, nhưng năm nay, xâm nhập mặn và hạn bắt đầu từ trước Tết nguyên đán” - ông Ái cho biết, mới đầu vụ đông xuân mà hạn, mặn đã quay cuồng hơn vụ hè thu năm ngoái. Vì thế, khả năng sắp tới, vào tháng 6, hạn hán sẽ vô cùng khốc liệt.
Huyện Điện Bàn như các năm, cứu lúa vụ hè thu bằng cách làm đập tạm ngăn mặn, giữ ngọt ở sông Vĩnh Điện. Tuy nhiên, năm nay đã phải lập tức làm đập ngay trước tết. Việc làm đập đã diễn ra thần tốc vì yêu cầu rất khẩn trương. “Chúng tôi thi công chỉ trong 10 ngày, trong điều kiện thời tiết lạnh để làm xong đê ngăn mặn” – ông Phan Minh Dũng, Phó Chủ tịch huyện Điện Bàn cho biết.
Theo ông Dũng, trước tết, khi người dân bắt đầu triển khai sản xuất, gieo sạ vụ đông xuân, lượng mặn đo được trên các cánh đồng ở Điện Bàn cao nhất là 5 phần ngàn, trong khi đó lúa trổ đòng chỉ chịu được 1 phần ngàn. “Cụ thể, vùng hạ lưu ở huyện Điện Bàn trước khi làm đập ngăn mặn, chúng tôi đo được là 3.2, tức trong 3 phần nước ngọt có 2 phần nước mặn. Tuy nhiên, sau khi làm đập đẩy mặn, giữ ngọt, chỉ số đo được là 3.0”. Ước tính, đập tạm ngăn mặn ở Vĩnh Điện tốn khoảng 1,3 tỷ đồng, sẽ tự trôi hoặc được phá trước mùa mưa lũ. Như vậy, cứ mỗi năm Quảng Nam lại bỏ tiền tỷ để cứu lúa, sau đó lại để trôi.
Cuối năm 2015, TP Đà Nẵng gửi văn bản ra Bộ Công Thương đề nghị Bộ chỉ đạo các thủy điện xả nước đẩy mặn vì độ mặn ở Cầu Đỏ gấp 63 lần cho phép. Tuy nhiên, đề nghị là một chuyện, còn các thủy điện xả hay không lại là chuyện khác.
Theo ông Phan Minh Dũng, khoảng 4–5 tháng trở lại đây, khi xâm nhập mặn và hạn đến, hầu như thủy điện chưa đóng góp được gì. “Cũng phải thông cảm thôi vì lượng mưa ít, họ không có nước, lại vận hành theo quy chế liên hồ”. Trao đổi với PV Tiền Phong, ông Lê Đình Bản – Phó Giám đốc Cty CP thủy điện A Vương (Quảng Nam), cho biết, các nhà máy như Sông Tranh 2, sông Bung 4, A Vương… buộc phải tích nước, không sản xuất từ đầu tháng 12/2015 tới cuối tháng 1/2016. Sau thời gian đó, một số thủy điện sản xuất cầm chừng, riêng A Vương phải ngừng hoàn toàn đến thời điểm này, hiện vẫn chưa có kế hoạch xả trở lại.
Tính đến nay, lượng nước trong hồ chứa A Vương thiếu hụt 19m (chỉ đạt cao trình 361,81m so với 380m) nhưng dung tích thiếu đến 55% lượng nước. A Vương vẫn có thể xả nước sản xuất điện nhưng theo chỉ đạo của Bộ NN&PTNT buộc phải ngừng hoàn toàn. “Đây là chỉ đạo từ Trung ương và tỉnh Quảng Nam, chúng tôi phải chấp hành vì theo dự báo, thời gian tới hạn mặn sẽ vô cùng khốc liệt, đặc biệt vào tháng 5,6,7,8 khi vụ hè thu triển khai” - ông Bản cho biết.
đặt vé máy bay eva airline
vé máy bay đi mỹ tháng nào rẻ nhất
korean airline vietnam
vé máy bay đi mỹ giá rẻ nhất
đặt vé máy bay đi canada
Nhung Chuyen Di Cuoc Doi
Ngẫu Hứng Du Lịch
Tri Thuc Du Lich