Tại tỉnh Tiền Giang hiện có khoảng 700ha lúa bị chết vì thiếu nước ngọt, tập trung ở các xã ven biển, cuối nguồn thuộc huyện Gò Công Đông như: Tân Phước, Kiểng Phước, Gia Thuận, thị trấn Vàm Láng, Phước Trung…
Huyện Gò Công Đông (Tiền Giang) tổ chức bơm chuyền cứu lúa ở xã Phước Trung. ẢNH: B.A.B
Ngoài ra, còn có hàng nghìn ha lúa đông xuân ở các huyện Gò Công Tây, thị xã Gò Công có nguy cơ giảm năng suất do hạn, mặn. Nhờ tập trung thực hiện khẩn cấp, quyết liệt các giải pháp nêu trên, đến thời điểm hiện nay, gần 30.00ha lúa đông xuân năm 2015-2016 ở khu vực ngọt hóa Gò Công đang trong giai đoạn đẻ nhánh, làm đòng đã cơ bản an toàn.
Để làm được điều đó, Tiền Giang đã chủ động sử dụng nguồn ngân sách hơn 4 tỷ đồng, đầu tư 16 thuyền với 32 máy bơm với công suất mỗi máy 1.000 m3/giờ để bơm nước ngọt bổ cập vùng dự án ngọt hóa Gò Công.
Còn tại Sóc Trăng, những ngày này, ngành nông nghiệp đang bám sát đồng ruộng, theo dõi chặt chẽ diễn biến xâm nhập mặn, thường xuyên kiểm tra độ mặn ở các cống, trong hệ thống kênh, rạch để kịp thời hướng dẫn nông dân xử lý mặn cứu lúa, chủ động lấy nước bơm tưới ruộng đồng; tích cực chỉ đạo khoanh lại các vùng đã bị ảnh hưởng.
Tỉnh Kiên Giang đã kịp thời chỉ đạo đóng hệ thống cống ven biển Tây; đắp 82 đập ngăn mặn kinh phí gần 20 tỷ đồng, tiến hành nạo vét kênh mương. Ngành nông nghiệp cũng đã triển khai một lúc nhiều hạng mục công trình chống hạn mặn kết hợp với thay đổi lịch thời vụ xuống giống; đồng thời cũng đã xuất ngân sách hỗ trợ người dân mua lu, bồn chứa nước sinh hoạt, có kế hoạch trữ nước từ ban đầu.
Trả lờiXóahãng eva airline
giá vé máy bay đi mỹ hãng eva
hãng hàng không hàn quốc
đặt vé máy bay đi mỹ
mua vé máy bay đi canada
Nhung Chuyen Di Cuoc Doi
Ngẫu Hứng Du Lịch
Tri Thức Du Lịch