Sông Như Ý, đoạn chảy qua xã Phú Dương, đang “chết” dần từng ngày, do bèo Tây phủ kín mặt nước. Cụ ông Lê Văn Tuân (72 tuổi, sống ở làng Dương Nỗ) cho biết: “Trước đây con sông này trong xanh lắm, do sông có nhiều tôm, cá nên các hộ dân trong thôn đã mưu sinh bằng nghề đánh bắt thủy sản và nuôi cá lồng trên sông.
Mấy năm trở lại đây, không biết bèo từ đâu đến phủ kín khắp mặt sông làm cá chết nên người dân bỏ sang làm nghề khác. Nhiều bến nước dọc bờ sông cũng bị bèo và rác thải, túi nilon ứ đọng gây ô nhiễm nặng nề”.
Điều đáng nói, dọc theo bờ sông Như Ý đoạn qua xã Phú Dương còn có rất nhiều đình làng, miếu mạo, chùa chiền, đặc biệt có cụm di tích lịch sử - văn hóa cấp quốc gia gồm: Đình làng Dương Nổ và nhà lưu niệm Bác Hồ. Đây là những nơi mà Chủ tịch Hồ Chí Minh từng sinh sống, học tập trong thời gian từ năm 1898 đến 1900…
Ông Phạm Hùng, cán bộ môi trường UBND xã Phú Dương, cũng nêu ý kiến cho rằng, tình trạng bèo ken đặc trên sông Như Ý đã ảnh hưởng rất nhiều đến mỹ quan của khu di tích tại địa phương. “Nhiều du khách trong nước và nước ngoài đến đây tham quan các di tích cũng hết sức bất ngờ và ngạc nhiên trước tình trạng bèo kín khắp mặt sông. Mới đây, UBND huyện Phú Vang đã cấp kinh phí 30 triệu đồng để xã thực hiện cắt, vớt bèo trên sông nhưng vẫn không mang lại hiệu quả khi bèo nơi khác liên tiếp trôi về đoạn sông này”, ông Hùng khẳng định.
Ngoài sông Như Ý, hiện nhiều con sông khác trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên - Huế cũng đang bị bèo Tây “bức tử” như sông Đại Giang (thị trấn Phú Đa, huyện Phú Vang); sông Phù Bài (thị xã Hương Thủy); sông Ô Lâu (huyện Phong Điền)... gây ảnh hưởng lớn đến sản xuất nông nghiệp, phát triển kinh tế của người dân địa phương.
Từ năm 2013, Sở KH&CN và Trung tâm ứng dụng KH&CN tỉnh Thừa Thiên - Huế đã thực hiện thành công đề án nghiên cứu xử lý vấn nạn bèo Tây bằng chế phẩm sinh học Micromix-3 thành phân hữu cơ sinh học. Sau đó đề án này được đưa về các huyện, thị xã trên địa bàn tỉnh để triển khai, mục đích nhằm huy động người dân các địa phương tổ chức cắt, vớt bèo và dùng chế phẩm biến bèo thành phân hữu cơ phục vụ cho trồng trọt.
“Từ năm 2015, huyện đã bắt đầu triển khai đề án trên với hy vọng có thể xử lý hết số bèo trên các con sông, nhưng điều đáng tiếc là công tác này chỉ mới được UBND các xã triển khai ở mức thử nghiệm. Nguyên nhân là do thiếu kinh phí, tốn kém quá nhiều thời gian, trong khi số bèo vớt lên bờ lại gây ô nhiễm đến khu dân cư nên người dân không mặn mà thực hiện”, một lãnh đạo UBND huyện Phú Vang chia sẻ.
Chính vì lý do đó nên nhiều địa phương đang rất mong mỏi các cơ quan chức năng, ban, ngành tỉnh Thừa Thiên - Huế cần sớm có biện pháp giải quyết triệt để bèo nhằm trả lại sự trong xanh cho các dòng sông.
hãng vé máy bay eva
ve may bay eva tu my ve vn
ve may bay hang korean air
đặt vé máy bay đi mỹ online
mua vé máy bay đi canada
Nhung Chuyen Di Cuoc Doi
Ngẫu Hứng Du Lịch
Tri Thức Du Lịch