Văn phòng Diện Chẩn Sống Khỏe_ Khu nhà 102 Ngõ 95 Chùa Bộc-Đống Đa-Hà Nội _ ĐT : 0906143408

Hướng dẫn lý thuyết và thực hành cơ bản miễn phí cho những quí vị thực sự yêu thích Diện Chẩn . Hãy gọi cho chúng tôi để biết lịch .

Tư vấn sức khỏe , chẩn bệnh đưa ra phác đồ miễn phí.

Thứ Tư, 10 tháng 12, 2014

Đừng nghĩ Hà Nội không có nguy cơ biến đổi khí hậu

“Đừng nghĩ Hà Nội xa biển mà không có nguy cơ biến đổi khí hậu, nước không bị nhiễm mặn. Hà Nội đã phải hứng chịu những đợt rét kỷ lục, nóng cực đoan và trận đại hồng thủy năm 2008… là những biểu hiện của biến đổi khí hậu”, một chuyên gia Sở Tài nguyên & Môi trường cảnh báo.

Biến đổi khí hậu, dân biết nhưng chưa hiểu 


Khảo sát của nhóm dự án đánh giá tác động của biến đổi khí hậu tại các huyện đảo Vân Đồn, Phú Quốc, Côn Đảo do PGS.TS Vũ Thanh Ca làm chủ nhiệm đề tài cho thấy: người dân các huyện đảo có biết tới biến đổi khí hậu qua các phương tiện thông tin đại chúng nhưng hầu như chưa biết được các giải pháp thích ứng để giảm nhẹ tác động của biến đổi khí hậu.

Trong một hội thảo về biến đổi khí hậu tại Hà Nội, các đại biểu cũng cho biết, phần lớn người dân mới biết mà chưa hiểu một cách sâu sắc, đầy đủ những vấn đề thuộc bản chất về môi trường và biến đổi khí hậu. Nhiều người vẫn nghĩ, biến đổi khí hậu chỉ diễn ra ở những vùng rất xa xôi, không phải ở Việt Nam. Chính vì vậy, sự hiểu biết của người dân chưa biến thành thái độ, hành vi sống thân thiện với môi trường.
ss
Trận lụt lịch sử năm 2008 ở Hà Nội
“Đừng nghĩ Hà Nội xa biển mà không có nguy cơ biến đổi khí hậu, nước không bị nhiễm mặn. Hà Nội đã phải hứng chịu những đợt rét kỷ lục, nóng cực đoan và trận đại hồng thủy năm 2008… là những biểu hiện của biến đổi khí hậu”, một chuyên gia Sở Tài nguyên & Môi trường cảnh báo. Ông còn cho biết thêm, ngay ở huyện ngoại thành Phú Xuyên (Hà Nội), chỉ khoan sâu 40m, nước đã có dấu hiệu nước lợ, không dùng sinh hoạt được. Xa hơn như TP. Phủ Lý (Hà Nam) cũng rất xa biển mà không dùng được nước ngầm.

Để hiểu biết biến thành hành vi sống
Ông Axel Van Trotsenburg, chuyên gia của World Bank cho rằng, nhiệm vụ đầu tiên quan trọng trong ứng phó biến đổi khí hậu là việc tuyên truyền để người dân nghĩ đến biến đổi khí hậu như một nguy cơ hiện hữu mà ta cần có biện pháp chủ động ứng phó.

Trong chiến lược quốc gia về biến đổi khí hậu, Thủ tướng Chính phủ xác định: “Việt Nam coi ứng phó với biến đổi khí hậu là vấn đề có ý nghĩa sống còn” và chỉ ra “Nhận thức về biến đổi khí hậu của cộng đồng còn hạn chế và phiến diện, mới chỉ quan tâm nhiều đến các tác động tiêu cực mà biến đổi khí hậu gây ra mà chưa quan tâm đúng mức với việc chuyển đổi lối sống, mẫu hình sản xuất và tiêu thụ theo hướng các-bon thấp, tăng trưởng xanh”.
ss
Sử dụng năng lượng mặt trời thay thế, một trong những giải pháp ứng phó biến đổi khí hậu
Bởi vậy, một trong những nhiệm vụ quan trọng được nhấn mạnh trong Chương trình mục tiêu quốc gia ứng phó với biến đổi khí hậu là đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức và trách nhiệm cho toàn xã hội về việc chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu. Mục tiêu được đề ra trong chương trình này đến năm 2015 là có hơn 80% cộng đồng dân cư và 100% công chức, viên chức Nhà nước được tập huấn, nghe tuyên truyền để hiểu biết về BĐKH và tác động của nó.

Vài năm trở lại đây, công tác tuyên truyền về biến đổi khí hậu cũng đã đạt được nhiều kết quả đáng khích lệ.

Chẳng hạn như mô hình ứng phó với thiên tai dựa vào cộng đồng đã được hiện thực hóa qua phương châm “4 tại chỗ” bao gồm “chỉ huy tại chỗ, lực lượng tại chỗ, vật tư - phương tiện tại chỗ và hậu cần tại chỗ”.
ss

Những ngày hội tuyên truyền về biến đổi khí hậu được tổ chức tới nhiều xã ở những vùng dễ bị tổn thương bởi biến đổi khí hậu; sự lồng ghép truyền thông trong các chương trình học, các hội thi dành cho học sinh sinh viên từ tiểu học tới đại học, những ngày Tết trồng cây nở rộ, sự kiện "Giờ Trái Đất"… Và đặc biệt, sự thay đổi trong tư duy của doanh nghiệp hướng tới việc sản xuất và tuyên truyền sử dụng những sản phẩm ‘xanh’ góp phần không nhỏ vào việc thay đổi tư duy về biến đổi khí hậu và cách thức sống chung với biến đổi khí hậu của người dân.

Sự thành công của những cách tiếp cận này cho phép kỳ vọng sẽ thành công trong thích ứng biến đổi khí hậu ở nước ta.

D.Minh(tổng hợp)

1 nhận xét: