Văn phòng Diện Chẩn Sống Khỏe_ Khu nhà 102 Ngõ 95 Chùa Bộc-Đống Đa-Hà Nội _ ĐT : 0906143408

Hướng dẫn lý thuyết và thực hành cơ bản miễn phí cho những quí vị thực sự yêu thích Diện Chẩn . Hãy gọi cho chúng tôi để biết lịch .

Tư vấn sức khỏe , chẩn bệnh đưa ra phác đồ miễn phí.

Thứ Bảy, 29 tháng 11, 2014

“Việt Nam nên coi giảm nhẹ biến đổi khí hậu là cơ hội phát triển”

“…1 USD bỏ ra để giảm nhẹ phát thải khí nhà kính phải làm sao đem lại 1 hoặc 1,1 USD cho xóa đói giảm nghèo… Việt Nam coi thích ứng biến đổi khí hậu (BĐKH) là trọng tâm; coi giảm nhẹ BĐKH là cơ hội phát triển kinh tế xanh và bảo vệ môi trường”.

 VN nên coi giảm thiểu BĐKH là cơ hội để phát triển kinh tế xanh và nâng cao khả năng cạnh tranh
VN nên coi giảm thiểu BĐKH là cơ hội để phát triển kinh tế xanh và nâng cao khả năng cạnh tranh

Đó là khẳng định của GS-TS Trần Thục, Viện trưởng Viện Khoa học Khí tượng Thủy văn và Môi trường, tại lễ công bố báo cáo “Giảm nhiệt: Thời tiết cực đoan, Ảnh hưởng Khu vực và Thích ứng” diễn ra chiều 20/6 tại Hà Nội.

Theo TS Thục BĐKH là do con người gây ra và có thể giảm nhẹ thông qua giảm thiểu phát thải khí nhà kính, chuyển đổi cơ cấu sử dụng năng lượng và cách sống của con người.

“Trong Nghị định thư Kyoto chưa có yêu cầu những nước đang phát triển như Việt Nam phải giảm nhẹ phát thải khí nhà kính, nhưng vì cộng đồng chung của thế giới chúng ta vẫn phải góp phần vào. Dù rằng VN đóng góp 1% GDP thế giới, dân số (DS) chiếm khoảng 1% DS thế giới, lượng phát thải khí nhà kính của VN chiếm khoảng 0.4% của thế giới, nhưng chúng ta cũng có nghĩa vụ phải đóng góp,” TS nhấn mạnh.

TS Thục cho biết, Chính phủ VN xác định thích ứng với BĐKH là trọng tâm, nhưng giảm nhẹ phát thải khí nhà kính là một cơ hội cho phát triển để chuyển đổi nên kinh tế sang phát triển xanh, chuyển đổi công nghệ để tăng tính cạnh tranh của nền kinh tế nước nhà.

“Báo cáo dự báo nhiệt độ thế giới có thể tăng thêm 4oC trong hai hoặc ba thập kỷ tới chúng ta có thể hoảng sợ, nhưng điều đó cũng có thể xảy ra. Việt Nam là một nước bị tác động mạnh bởi BĐKH, trong đó Đồng bằng Sông Cửu Long (ĐBSCL) là một trong 3 đồng bằng trên thế giới bị tác động mạnh bởi nước biển dâng. Theo kịch bản của Bộ Tài nguyên và Môi trường, nếu nước biển dâng 1m, 40% DS ĐBSCL sẽ bị tác động và khoảng 12% DS cả nước sẽ bị tác động trực tiếp.

Tuy nhiên, chúng ta không nên hoang mang vì BĐKH gây ra những tác động rất mạnh nhưng đem lại những cơ hội, tuy nhiên cơ hội này không dành cho người nghèo mà chỉ dành cho doanh nghiệp như thoát nước đô thị. Nên cần phải kéo doanh nghiệp vào các hoạt động thích ứng và thậm chí cả giảm nhẹ BĐKH,” ông Thục cho biết.

Theo TS, cả thế giới đang kêu gọi các nước đang phát triển giảm thiểu phát thải khí nhà kính có sự hỗ trợ về kỹ thuật, tài chính, chuyển giao công nghệ, về tăng cường năng lực. Chúng ta nên  dùng những cơ hội đó để tăng cường năng lực của chúng ta, để chuyển đổi công nghệ lạc hậu ở VN, tăng tính cạnh tranh.

Chúng ta phải ưu tiên những hành động ngay trước mắt để bảo vệ mạng sống của người dân như giảm nhẹ thiên tai, lũ lụt nhất là ở các thành phố lớn, đồng thời giảm nghèo để nâng cao sức chống chịu của người dân đối với thiên tai và BĐKH.

“1 USD chúng ta bỏ ra để giảm nhẹ phát thải khí nhà kính, có nghĩa là 1 USD mất đi cho xóa đói giảm nghèo, vì vậy chúng ta phải làm thế nào để 1 USD bỏ ra cho giảm nhẹ phát thải khí nhà kính phải đem lại 1 hoặc 1.1 USD cho xóa đói giảm nghèo. Điều này có nghĩa là chúng ta phải giảm nhẹ phát thải khí nhà kính với sự hỗ trợ của quốc tế, để chuyển đổi công nghệ, tăng tính cạnh tranh, bảo đảm môi trường. Nguồn kinh phí để giảm nhẹ phát thải khí nhà kính chủ yếu là từ doanh nghiệp để tạo điều kiện cho các doanh nghiệp đầu tư vào các lĩnh vực giảm phát thải khí nhà kính và tăng tính cạnh tranh trên trường thế giới.

Bà Anjali Acharya, Trưởng nhóm Môi trường, Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam khẳng định: “Để đối phó với tình trạng trái đất nóng lên và BĐKH cần có một nỗ lực của toàn cầu và cần tiến hành song song các biện pháp thích ứng và giảm thiểu. Nếu tất cả các nước phát triển cùng đưa phát thải khí nhà kình về con số không thì điều này chỉ làm giảm được 26% lượng phát thải khí nhà kính toàn cầu. Điều này có nghĩa cả các nước phát triển và đang phát triển cần chung tay hành động,”

Báo cáo này cung cấp những bằng chứng khoa học về khả năng trái đất có thể nóng lên trên 2-4oC, nhằm thuyết phục các nhà hoạch định chính sách ở cả các nước phát triển và đang phát triển có những chính sách phát triển hướng tới các ngành có phát thải khí nhà kính thấp, sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả vì sự phát triển bền vững, bà cho biết.

Thảo Nguyên

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét