Văn phòng Diện Chẩn Sống Khỏe_ Khu nhà 102 Ngõ 95 Chùa Bộc-Đống Đa-Hà Nội _ ĐT : 0906143408

Hướng dẫn lý thuyết và thực hành cơ bản miễn phí cho những quí vị thực sự yêu thích Diện Chẩn . Hãy gọi cho chúng tôi để biết lịch .

Tư vấn sức khỏe , chẩn bệnh đưa ra phác đồ miễn phí.

Thứ Bảy, 29 tháng 11, 2014

Vì sao tiền vẫn chi, rừng vẫn mất ?!

Gần 40 tỉ đồng đã được chi ra cho công tác bảo vệ rừng nhưng rừng vẫn không an toàn, rừng vẫn chảy máu...

Kon Tum là tỉnh nằm ở cực Bắc Tây Nguyên, tổng diện tích tự nhiên gần 10.000 km2, có độ che phủ của rừng chiếm gần 65% diện tích tự nhiên của tỉnh; là địa phương có khởi nguồn của nhiều con sông lớn chảy về xuôi và là nơi đầu nguồn của nhiều công trình thủy điện lớn tầm quốc gia cùng hàng chục thủy điện vừa và nhỏ...

Vì lẽ đó, thực hiện chỉ đạo của Chính phủ, Kon Tum đã thành lập Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng (BV&PTR) với nhiệm vụ thu nhận tiền tiền dịch vụ môi trường rừng (DVMTR) do các nhà máy thủy điện đi vào hoạt động đóng góp và ủy thác, sau đó chi trả cho các chủ rừng để làm nhiệm vụ bảo vệ rừng và điều hòa nguồn nước cho các công trình thủy điện hoạt động.

Theo báo cáo của ngành chức năng tỉnh Kon Tum, trong năm 2012 và quý I-2013, Quỹ BV&PTR tỉnh này đã nhận trên 160 tỉ đồng từ DVMTR; và trong quý IV-2012 và quý I-2013, Quỹ BV&PTR đã tạm ứng cho các chủ rừng và người dân tham gia BV&PTR gần 40 tỉ đồng.

Tuy nhiên, điều khiến dư luận quan tâm là khi đã có chủ rừng (tức là rừng đã được giao quản lý cho con người cụ thể, với trách nhiệm rõ ràng) và chủ rừng đã được hỗ trợ tiền trách nhiệm về DVMTR nhưng “rừng vẫn không an toàn” và “rừng vẫn tiếp tục chảy máu”?

Số liệu thống kê cho biết, trong năm 2012 các chủ rừng đã để người dân phá trên 100 ha rừng làm nương rẫy trái phép; lực lượng kiểm lâm phối hợp với các cơ quan chức năng trong tỉnh đã phát hiện và xử lý trên 1.000 vụ vi phạm lâm luật, tịch thu gần 1.500 m3 rừng; lực lượng kiểm lâm phối hợp với các cơ quan chức năng trong tỉnh đã phát hiện và xử lý 321 vụ vi phạm lâm luật và tịch thu trên 840 m3 các loại. Trong quý I-2013, các chủ rừng đã để người dân phá hơn 50 ha gỗ trái phép.

Mâu thuẫn của “bài toán mất rừng” cần sớm có lời giải từ cơ quan chức năng tỉnh Kon Tum. Trước tiên cần tăng cường tuyên truyền nâng cao nhận thức người dân và chủ rừng về tầm quan trọng của rừng và trách nhiệm bảo vệ rừng. Mặt khác, cần xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật đối với các đối tượng phá rừng; nhất là chế tài mạnh đối với các chủ rừng đã nhận tiền DVMTR nhưng lại để mất rừng, khai thác gỗ trái phép.

Đại Hòa

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét