Hệ thống sông Sài Gòn - Đồng Nai có tác động trực tiếp đến khoảng 20 triệu người dân thuộc 11 tỉnh, thành trong lưu vực. Thế nhưng hệ thống sông này đang chết dần chết mòn bởi chất thải công nghiệp và thủy điện.
2 "lưỡi dao" đâm vào tim sông
Ngày
26/11, Hội thảo “Giải pháp nào nhằm cứu lấy chất lượng nguồn nước sông
Sài Gòn - Đồng Nai” đã được tổ chức tại TPHCM. Các nhà khoa học đến từ
các cơ quan uy tín như Viện Môi trường và Tài nguyên, Sở Khoa học Công
nghệ TPHCM, Viện Kỹ thuật nhiệt đới và Bảo vệ môi trường… đều đưa ra
những số liệu khá bi quan về “tình hình sức khỏe” của hệ thống sông Sài
Gòn - Đồng Nai.
Theo
TS Nguyễn Văn Phước, Viện trưởng Viện Môi trường và Tài nguyên, nồng độ
oxy hòa tan (DO) trong nước sông Sài Gòn (phần hạ lưu của hệ thống sông
Sài Gòn – Đồng Nai) không đạt quy chuẩn, đặc biệt là ở đoạn từ cửa Rạch
Tra đến cầu Phú Mỹ do đi ngang qua khu vực trung tâm thành phố và tiếp
nhận phần lớn nước thải sinh hoạt và nước thải công nghiệp từ TPHCM và
Bình Dương đổ ra. Nhu cầu oxy sinh hóa (BOD5) và oxy hóa học (COD) đều
không đạt quy chuẩn, nồng độ amonia lại vượt quy chuẩn…
TS
Nguyễn Văn Phước cảnh báo chất lượng nước sông Sài Gòn đang bị suy giảm
và ô nhiễm đáng báo động. Nguyên nhân chính là do các nguồn thải như
nước thải sinh hoạt, nước thải công nghiệp, nước thải bệnh viện, nước
thải từ các bãi rác, nước thải chăn nuôi… Số liệu khảo sát của Tổng Công
ty cấp nước Sài Gòn (Sawaco) cũng cho thấy tình trạng ô nhiễm nguồn
nước sông đang có chiều hướng gia tăng.
Nước sông ngày càng ô nhiễm
Điều
các nhà khoa học lo ngại là hàng ngày vẫn có một lượng không nhỏ hóa
chất cực kỳ độc hại từ các nhà máy sản xuất đóng ven sông vẫn lén lút
thải xuống hệ thống sông này. Những vụ việc được khám phá như Hào Dương,
Vedan… chỉ là 1 góc của tàng băng chìm. Chúng đang góp phần đầu độc
nguồn nước, hủy hoại sự sống bên dưới mặt nước và thảm thực vật hai bên
bờ sông.
Ngoài
ra, hệ thống sông Sài Gòn - Đồng Nai còn đang kiệt quệ từng ngày vì hệ
thống thủy điện dày đặc tại khu vực thượng nguồn. Việc xây dựng quá
nhiều thủy điện trên đoạn thượng nguồn đã góp phần làm thay đổi hệ sinh
thái, gây cạn kiệt nguồn nước ở vùng hạ lưu.
Các
nhà khoa học ví von các cơ sở xả thải ô nhiễm ven sông và thủy điện ở
thượng nguồn như 2 lưỡi dao đâm thẳng vào trái tim dòng sông này. Hệ
thống sông Sài Gòn – Đồng Nai giàu đẹp đang chết dần vì 2 nhát dao trên.
Cứu lấy dòng sông khi còn chưa muộn
Theo
ông Phan Minh Tân, Giám đốc Sở Khoa học Công nghệ TPHCM, dự kiến đến
năm 2020, lưu vực sông Sài Gòn - Đồng Nai có hơn 200 khu công nghiệp
(KCN), tăng gấp đôi so với con số 103 KCN hiện nay. Điều đáng nói là
trong số 103 KCN hiện nay vẫn còn rất nhiều KCN chưa có hệ thống xử lý
nước thải tập trung. Thậm chí, dù có hệ thống xử lý nước thải thì vẫn có
nhiều đơn vị không chị đấu nối vào mà lén lút xả thẳng ra sông.
Còn
TS Nguyễn Văn Phước thì lo ngại chất thải độc hại phát ra từ các cơ sở
sản xuất nhỏ lẻ nhưng số lượng rất lớn đóng ven sông; đặc biệt là các cơ
sở sản xuất bột giấy, xử lý chất thải độc hại, thuộc da… Ngoài ra, nước
thải ở các cơ sở sản xuất thủ công và cả các quán nhậu ven sông cũng là
nguồn thải độc hại mà lâu nay không được quản lý.
Các
nhà khoa học còn cảnh báo 1 tình trạng xấu đang diễn ra là các cơ sở
sản xuất ô nhiễm cao như dệt nhuộm, chăn nuôi, thuốc bảo vệ thực vật, xi
mạ, giấy… đang có xu hướng “dịch chuyển” sâu về phía thượng nguồn, tìm
về các khu vực vắng dân cư, trốn vào các kênh nhánh… để dễ dàng xả thải.
Nhiều cơ sở nhỏ lẻ trốn vào các khu vực kênh nhánh vắng vẻ để xả thải (ảnh minh họa)
Ông
Phùng Chí Sỹ, Phó viện trưởng Viện Kỹ thuật nhiệt đới và Bảo vệ môi
trường lưu ý đến tình trạng thiếu sự phối hợp giữa các địa phương trong
việc cấp phép cho các dự án có khả năng gây ô nhiễm cao đang khiến tình
trạng này khó kiểm soát. Theo ông thì có rất nhiều cơ sở đang được di
dời làm ta ít thấy sự hiện diện của các cơ sở này nhưng lượng chất thải
ra sông vẫn không giảm, có khi còn tăng cao hơn.
Trong
khi đó, lưu vực hệ thống sông Sài Gòn - Đồng Nai có chức năng cung cấp
nước sinh hoạt cho gần 20 triệu người dân sinh sống ở 11 tỉnh, thành lớn
như TPHCM, Đồng Nai, Bình Dương, Bình Phước, Bà Rịa - Vũng Tàu, Long
An, Tây Ninh… Đặc biệt là tại TPHCM, hệ thống sông này là nguồn nước cấp
cho các nhà máy nước sạch chính của thành phố; gần 1,5 triệu m3 nước
sạch hàng ngày mà người dân dùng là lấy từ đây.
Do
đó, theo các nhà khoa học thì chính quyền các tỉnh thành phải tăng
cường hợp tác, quản lý để cứu lấy hệ thống sông này trước khi quá muộn;
đừng vì xung đột lợi ích giữa địa phương ở thượng nguồn với địa phương ở
hạ nguồn mà để dòng sông này “chết dần chết mòn”.
Tùng Nguyên
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét