Đó là vấn đề được đưa ra bàn luận tại hội thảo “Vận hành hợp lý liên hồ chứa, giảm lũ cho hạ du - trách nhiệm và thách thức” do Ban chỉ đạo PCLB Trung ương, UBND tỉnh Bình Định tổ chức sáng 31/10.
Hội thảo tìm giải pháp tối ưu nhằm giảm thiểu thiên tai cho nhân dân vùng hạ du
Tham
gia hội thảo có đại diện lãnh đạo UBND, thường trực Ban chỉ huy phòng
chống lụt bão của 10 tỉnh, TP khu vực Miền Trung- Tây Nguyên (Quảng Nam,
Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Gia Lai, Kon Tum, Đắk Lắk, Đắk Nông, Đà
Nẵng, TT-Huế), đại diện Bộ Tài nguyên môi trường, Bộ Công Thương, Bộ
NN&PTNT, cùng các cơ quan trung ương và địa phương liên quan. Ngoài
ra, còn có sự tham gia ý kiến của các chủ hồ thuỷ điện trên một số lưu
lực sông lớn như Vu Gia-Thu Bồn, sông Kôn-Hà Thanh, Sê San, Sêrêpôk,
sông Ba…
Bà
Trần Thị Thu Hà, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định cho rằng việc ban
hành Quyết định của Thủ tướng còn gặp nhiều khó khăn cần khắc phục
Tại
hội thảo có hơn 10 tham luận chính và nhiều ý kiến thảo luận thiết thực
từ UBND các tỉnh, các chủ hồ chứa nước thủy điện, các cơ quan liên quan
đến công tác vận hành liên hồ chứa và phòng chống lụt bão, góp phần
giảm nhẹ thiên tai cho vùng hạ du.
Trận lũ lớn bất ngờ xảy ra cuối năm 2013 tại Bình Định mà người dân cho rằng là do xả lũ
Bà
Trần Thị Thu Hà, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định cho rằng, việc triển
khai vận hành theo Quyết định của Thủ tướng đã ban hành đối với địa
phương là việc làm rất khó khăn. Tuy nhiên, chúng tôi đã triển khai
ngay, mời tất cả các thành phần liên quan để vận hành thử mà vẫn còn
nhiều khó khăn. Năng lực rất ít, dự báo còn hạn chế, trạm đo mưa xa…
Trong khi đó, ông Nguyễn
Sự - Bí thư thành ủy Hội An (Quảng Nam) thẳng thắn bày tỏ: “Việc xã lũ
trước đây được cho là đúng quy trình, nhưng quy trình đó có đúng không,
đó mới là điều quan trọng. Trước khi có thủy điện cũng có lụt, nhưng đó
là lụt chứ không phải lũ. Lụt lớn từ từ, còn có thời gian mà chuẩn bị.
Giờ lũ bất thường, lên nhanh người dân chạy không kịp... Việc vận hành,
chủ tịch tỉnh có đủ dũng cảm nhận trách nhiệm không hay khi xảy sự cố
rồi đổ qua đổ lại. Tôi nghĩ hội thảo lần này sẽ còn nhiều thứ phải bàn”.
Ông Nguyễn Sự - Bí thư thành ủy Hội An (Quảng Nam) thẳng thắn bày tỏ quan điểm của mình đã được sự đồng tình của các đại biểu
Trao đổi về một số vấn đề vận hành liên hồ chứa thời kỳ mùa lũ theo các quy trình đã ban hành, GS TS Hà Văn Khối - Đại học Thủy lợi Hà Nội, cho rằng, trong
quy trình chỉ quy định khi mực nước tại nút phòng lũ vượt mực nước
khống chế cho phép xả lưu lượng nhỏ hơn lưu lượng đến hồ để cắt giảm lũ
hạ du. Phương thức cắt lũ như thế nào cần phải lựa chọn sao cho hiệu quả
nhất, hạn chế các rủi ro đảm bảo an toàn cho công trình.
GS
Khối cũng lưu ý: Nếu cắt lũ quá sớm và giảm quá thấp mực nước hạ du ở
khoảng thời gian đầu của lũ, nếu gặp lũ không quá lớn thì hiệu quả cắt
lũ cao. Nhưng nếu gặp trận lũ lớn, nếu dung tích phòng lũ đã được sử
dụng hết thì phần lũ cao không cắt được nữa nên hiệu quả cắt lũ rất
thấp. Do vậy, cần phải cân nhắc phương án cắt lũ cho từng trận lũ và rất
phụ thuộc vào kết quả dự báo lũ đến hồ và các phụ lưu.
Trong
quá trình giảm lưu lượng xả lũ xuống hạ du, trước khi mực nước đạt mực
nước dâng bình thường, nếu lũ dự báo tiếp tục lên có khả năng vượt mức
dâng bình thường thì phải tăng dần lưu lượng xả lũ để không gây “sốc”
cho hạ du do lưu lượng xả tăng đột ngột. Điều này cũng rất phụ thuộc vào
kết quả dự báo lũ đến hồ chứa và hạ lưu hồ. Trong các Quy trình vận
hành không có quy định cụ thể về “xả lũ an toàn cho hạ du”, tức
là điều tiết xả lũ sao cho không gây sự thay đổi đột biến lưu lượng
xuống hạ du. Vấn đề này Quy trình giao cho địa phương tự quyết định.
GS TS Hà Văn Khối - Đại học Thủy lợi Hà Nội, phát biểu tham luận tại hội thảo
Theo ông
Nguyễn Văn Vỹ, Phó giám đốc Trung tâm PCLB khu vực miền Trung và Tây
Nguyên - Cục Quản lý đê điều và PCLB cho rằng: Quá trình thực hiện các
quy trình vận hành hồ, ngoài những mặt tích cực, các quy trình đã bộc lộ
nhiều bất cập trong điều hành, vận hành giảm lũ cho hạ du, chưa đảm bảo
hài hòa giữa yêu cầu phát điện và phục vụ các yêu cầu sử dụng nước ở hạ
lưu cũng như duy trì dòng chảy sinh thái.
Ông
Vỹ nhấn mạnh: Về nguyên tắc vận hành hồ chứa phải bảo đảm không gây lũ
nhân tạo đột ngột, bất thường đe dọa trực tiếp đến tính mạng và tài sản
của nhân dân khu vực ven sông ở dưới hạ du hồ chứa là yêu cầu xuyên suốt
trong việc vận hành các hồ.
Doãn Công
hãng eva
vé máy bay đi california
ve may bay korean air
vé máy bay từ tphcm đi mỹ
Vé máy bay đi canada
Cuoc Doi La Nhung Chuyen Di
Du Lich Tu Tuc
Tri Thuc Du Lich