Văn phòng Diện Chẩn Sống Khỏe_ Khu nhà 102 Ngõ 95 Chùa Bộc-Đống Đa-Hà Nội _ ĐT : 0906143408

Hướng dẫn lý thuyết và thực hành cơ bản miễn phí cho những quí vị thực sự yêu thích Diện Chẩn . Hãy gọi cho chúng tôi để biết lịch .

Tư vấn sức khỏe , chẩn bệnh đưa ra phác đồ miễn phí.

Thứ Tư, 16 tháng 3, 2016

Thủy điện cơi nới trái phép để trữ thêm nước

Chưa được cấp phép, nhưng lãnh đạo thủy điện Za Hung (Quảng Nam) tự nâng cao bờ tràn đập gần một mét nhằm tích thêm nước, khiến ruộng rẫy của người dân có nguy cơ bị ngập úng.

Hơn 10 ngày nay, công nhân nhà máy thủy điện Za Hung (xã Za Hung, Đông Giang, Quảng Nam) hối hả chở đất cát đến bờ đập chính của thủy điện cho vào bao tải để cơi nới. Hàng nghìn bao đất được xếp chồng cao gần một mét, chặn dòng nước đã lên cao hơn bờ đập chính.
“Đang mùa hạn nên hồ chứa không đủ nước để chạy phát điện liên tục trong các ngày. Do vậy lãnh đạo nhà máy cho nâng cao trình lên để tích trữ thêm được nhiều nước”, một công nhân nói.
thuy-dien-coi-noi-trai-phep-de-tru-them-nuoc
Thủy điện Za Hung có lòng hồ với sức chứa 740.000m3 nước. Thủy điện này được đầu tư 600 tỷ đồng, hoạt động từ năm 2009. Ảnh: Tiến Hùng
Người dân sống gần lòng hồ thủy điện cho hay, họ lo ngại việc cơi nới sẽ ảnh hưởng đến hoa màu. “Khi bị chặn dòng, nước lòng hồ sẽ lên cao. Hoa màu có nguy cơ bị ngập úng”, người đàn ông 60 tuổi trú xã Za Hung nói. Trong khi đó, vùng hạ du của con sông này đang đối mặt với hạn hán.
Theo Sở Công thương Quảng Nam, các thủy điện muốn cơi nới cao trình đập phải có sự đồng ý của Bộ Công thương. “Họ trước tiên phải báo cáo với chúng tôi. Sở Nông nghiệp có trách nhiệm đánh giá tác động môi trường về việc nâng cao mực nước lòng hồ sẽ ảnh hưởng như thế nào sau đó mới gửi văn bản xin phép Bộ”, vị lãnh đạo Sở nói và cho biết, vẫn chưa nhận được báo cáo nào của thủy điện Za Hung về việc cơi nới đập.
thuy-dien-coi-noi-trai-phep-de-tru-them-nuoc-1
Các công nhân đang hối hả nâng cao đập trái phép. Ảnh: Tiến Hùng
Thừa nhận việc tự ý cơi nới, ông Nguyễn Huy Vinh, Giám đốc Thủy điện Za Hung, cho hay việc này chỉ là nâng thử nghiệm để thực hiện cho một đề tài nghiên cứu lòng hồ có thể chứa được bao nhiêu. “Chúng tôi chỉ thực hiện trong thời gian khoảng vài tháng rồi sẽ bỏ để xem dung tích hồ tăng được bao nhiêu. Chỉ sử dụng bao cát để nâng chứ không dùng các vật liệu kiên cố khác. Đến mùa mưa lũ thì các bao cát đó sẽ bị trôi thôi”, vị này phân trần và cho rằng việc tích thêm nước không ảnh hưởng đến hạn hán ở hạ du và cũng chưa thấy người dân phản ánh hoa màu bị ngập.
Với 47 nhà máy đang hoạt động, Quảng Nam là tỉnh có nhiều thủy điện nhất nước. Năm 2011, thủy điện Sông Kôn 2 (Đông Giang) cũng tự ý nâng cao trình đập lên thêm một mét bằng cách lắp đặt thêm hệ thống van lật tại các khoang tràn tự do của đập. 
Với thiết kế ban đầu có cao trình nước dâng là 278 m, việc thủy điện Sông Côn 2 cơi nới thêm đã làm tăng lượng nước trong lòng hồ gần một triệu m3, từ đó mang lại cho nhà máy khoảng 10 tỷ đồng/năm. Tuy nhiên nước lòng hồ dâng lại khiến hơn 100.000m2 đất sản xuất bị ngập, người dân khiếu kiện dai dẳng đòi đền bù.


ĐIỀU TRỊ BỆNH CỘT SỐNG - THẦN KINH THEO PHƯƠNG PHÁP DIỆN CHẨN
                               
           DIỆN CHẨN SỐNG KHỎE 
              VĂN PHÒNG 0906143408 

1 nhận xét: