Lạnh chưa từng có trong lịch sử
Không khí lạnh rất mạnh tràn qua bắc, giữa và đông châu Âu, rồi châu Á, một phần ra phía đông Trung Quốc, bán đảo Triều Tiên và Nhật Bản, phần chính tràn sâu xuống phía nam ảnh hưởng đến nước ta từ bắc xuống nam cho đến tận Nam bộ. Đặc biệt, tuyết rơi dày nhiều nơi phía bắc, kể cả vùng núi Ba Vì (Hà Nội) và tây Nghệ An, chưa từng có trong lịch sử, nhiều nơi nhiệt độ âm từ 1 - 6oC, hoặc còn thấp hơn, thấp nhất trong chuỗi số liệu.
|
Đợt không khí lạnh rất mạnh này hiện vẫn còn nên trong 2 ngày đầu tuần (25 và 26.1), thời tiết giá rét bao trùm miền Bắc và bắc miền Trung. Tuy nhiệt độ có xu hướng sẽ tăng dần ở vùng đông bắc và đồng bằng nhưng vẫn là rét đậm, rét hại với nhiệt độ hầu hết dưới 10oC, trên các vùng núi cao vẫn còn có nơi xuất hiện băng giá và tuyết rơi nhẹ, nhiệt độ dưới 0oC, một số nơi tuyết và băng giá giảm dần. Sau đó, từ thứ tư (27.1) đến cuối tuần, không khí lạnh suy yếu nên trời sẽ đỡ rét hơn, nhiệt độ tăng dần nhưng vẫn còn rét cả ngày đêm, mưa sẽ giảm dần cho đến cuối tuần. Trong những ngày đầu tháng 2 (từ 24 tháng chạp âm lịch) sẽ có thêm một đợt không khí lạnh tăng cường khá mạnh, miền Bắc tiếp tục rét nhưng không quá mạnh như đợt này.
Miền Trung còn rét thêm 2 ngày nữa rồi thời tiết sẽ đỡ buốt giá hơn và mưa cũng giảm dần, từ Đà Nẵng - Bình Định có mưa, rét về đêm và sáng, từ giữa đến cuối tuần trời hửng nắng ấm. Không khí lạnh vẫn còn làm cho miền Nam trời trở lạnh đêm và sáng sớm trong 2 ngày tới, nhiệt độ còn giảm thêm. Nhiệt độ thấp nhất ở miền Đông 17 - 18oC, có nơi thấp hơn. TP.HCM và các nơi khác từ 18 - 20oC, sương mù khá nhiều và kéo dài đền gần trưa mới tan dần. Ban ngày vẫn có nắng, hầu hết hanh khô không mưa, chỉ vài nơi có mưa rào nhẹ thoáng qua nhanh không đáng kể về chiều tối, nhiệt độ cao nhất cũng giảm, từ 28 - 32oC.
Hoàn lưu khí quyển thay đổi quá đột ngột
Mùa đông muộn và giá rét lạ lùng nhất từ châu Mỹ qua châu Âu đến châu Á, đặc biệt các vùng bờ đông nước Mỹ được nói đến trong 1 tuần vừa qua, là do hoàn lưu khí quyển thay đổi quá đột ngột.
Theo nhiều nghiên cứu về hoạt động của những đợt không khí lạnh mạnh vào thời kỳ chính đông (từ tháng 12 đến tháng 2), những năm có các đợt không khí lạnh rất mạnh và có quy mô lớn, kéo dài như đợt này hiếm khi xảy ra nhất là trong thời kỳ El-Nino mạnh hoạt động hoặc thời kỳ trung tính. Chỉ vào những năm có La-Nina mạnh thì có khoảng 1 - 2 đợt không khí lạnh mạnh với áp suất cao nhất vùng trung tâm là 1.080 mb, nhưng cũng gây ảnh hưởng không quá mạnh như đợt này.
Như chúng ta biết, hiện tượng El-Nino rất mạnh kéo dài gần 2 năm qua đã đạt tới cường độ rất mạnh trong tháng 11.2015, qua tháng 12.2015 thì cường độ El-Nino bắt đầu hơi suy yếu, nhiều nơi trên thế giới kể cả nước ta có một mùa đông ấm dị thường. Ngay cả đối với miền Bắc nước ta, thông thường tháng 10, 11 là tiết trời thu với nắng thu vàng dịu và sương mù nhẹ, nhưng năm vừa qua mùa thu không đến với thời tiết mưa nắng thất thường, có lúc nóng như hè, mưa giông sấm sét và lốc xoáy thay cho những cơn mưa thu nhè nhẹ. Nhiệt độ tại Hà Nội trong tháng 9 cao nhất có lúc lên tới 36oC, tháng 10 và 11 là 34oC. Trời chuyển sang mùa đông muộn màng với những đợt rét ngắn xen kẽ trong tháng 12.2015 và nửa đầu tháng 1.2016, có lúc khá oi nóng 30oC.
Qua nửa đầu tháng 1.2016, El-Nino vẫn duy trì cường độ còn mạnh nhưng xu hướng suy thoái rõ hơn thì lại xảy ra những trận bão tuyết rất lớn lịch sử ở hơn 20 bang miền đông nước Mỹ, rồi châu Âu có tuyết nhưng không quá cực đoan vì không nằm ngay trên đường đi của khối không khí lạnh nêu trên. Châu Á, đặc biệt là Trung Quốc xảy ra đợt rét kỷ lục trong 30 - 40 năm, với nhiệt độ nhiều nơi xuống đến âm gần 50oC ở vùng Nội Mông, Trung Quốc, tuyết rơi dày hàng mét trong nhiều ngày. Hàn Quốc, Nhật Bản và phía bắc VN đang trải qua những ngày mùa đông đến muộn có nhiều bất thường như phân tích ở trên.
Một số phân tích cho thấy đợt rét kỷ lục lần này có sự tương đồng với đợt rét năm 1977, và có nơi gần tương tự đợt rét mùa đông năm 2008. Xem lại các chỉ số thì năm 1977 là thời kỳ cuối của El-Nino tương tự như hiện nay, còn mùa đông 2008 thì là giai đoạn có La-Nina.
Như vậy, nguyên nhân nào khiến hoàn lưu khí quyển thay đổi quá đột ngột khi mà không phải là lúc có La-Nina mạnh, trái lại El-Nino vẫn tồn tại? Có khả năng có một sự trùng hợp với sự bắt đầu suy yếu của El-Nino và phần quan trọng nữa là tác động của sự biến đổi khí hậu gây ra những bất thường của các khối không khí trong hệ thống gió mùa mùa đông. Từ nay đến tháng 3 vẫn còn là thời kỳ nửa cuối mùa đông, nhưng có thể sẽ không có đợt không khí lạnh nào quá mạnh như vậy nữa.
Dự báo đến hết năm 2016
El-Nino mạnh và kéo dài gần hai năm đã đạt đến cường độ mạnh nhất, theo dự báo sẽ còn duy trì đến tháng 3 năm nay nhưng sẽ yếu dần do nhiệt độ trên vùng biển nhiệt đới Thái Bình Dương giảm, và sẽ trở về trạng thái không El-Nino cũng không La-Nina (trung tính) từ tháng 4 đến tháng 8, sau đó sẽ bắt đầu thời kỳ hoạt động của La-Nina có thể kéo dài qua năm 2017.
Như vậy, thời tiết trong năm nay sẽ có những chuyển biến khá bất ngờ, sau đợt rét lần này thì mùa đông còn lại có thể sẽ ấm hơn, tình hình khô hạn do nắng nóng kéo dài, xâm nhập mặn và thiếu nước ngọt ở miền Trung, miền Nam ngày càng khốc liệt và có khả năng kéo dài, ở miền Nam thì đến tháng 5, còn miền Trung phải qua tháng 9. Những đợt nắng nóng gay gắt với nhiệt độ cao từ 37 - 39oC ở miền Nam trong từ cuối tháng 3 đến đầu tháng 5, miền Trung sẽ có nơi 40oC trong tháng 6 - 7.
Các hiện tượng thời tiết cực đoan sẽ tăng về cường độ và mức độ trong thời gian tới như giông sét, tố lốc, mưa đá, vòi rồng, nhất là trong thời kỳ chuyển mùa và đầu mùa mưa. Tình hình mưa bão, lũ lụt có khả năng sẽ dồn dập vào những tháng cuối mùa mưa 2016, nhiều hơn so với 2 năm vừa qua do ảnh hưởng bởi La-Nina.
đại lý vé máy bay eva air
Trả lờiXóamua ve may bay eva di my
giá vé korean airlines
vé máy bay đi mỹ khoảng bao nhiêu
giá vé máy bay từ tphcm đi canada
Nhung Chuyen Di Cuoc Doi
Ngau Hung Du Lich
Tri Thức Du Lịch