Văn phòng Diện Chẩn Sống Khỏe_ Khu nhà 102 Ngõ 95 Chùa Bộc-Đống Đa-Hà Nội _ ĐT : 0906143408

Hướng dẫn lý thuyết và thực hành cơ bản miễn phí cho những quí vị thực sự yêu thích Diện Chẩn . Hãy gọi cho chúng tôi để biết lịch .

Tư vấn sức khỏe , chẩn bệnh đưa ra phác đồ miễn phí.

Thứ Năm, 24 tháng 12, 2015

Hạn hán kéo dài, các tỉnh Tây Nguyên chuyển đổi sản xuất vụ đông xuân

Người dân huyện Đác Hà (Kon Tum) bơm nước chống hạn.
Người dân huyện Đác Hà (Kon Tum) bơm nước chống hạn.
Bước vào sản xuất vụ đông xuân 2015-2016, nước tưới đang là một trong những nỗi lo lớn nhất hiện nay của ngành nông nghiệp và người dân các tỉnh Tây Nguyên. Các địa phương cần có những giải pháp tối ưu nhằm hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại do hạn hán gây ra.
Thiếu nước tưới trên diện rộng
Công trình hồ chứa thủy lợi Ayun Hạ, được xây dựng trên địa bàn huyện Phú Thiện (Gia Lai) có dung tích 253 triệu m3 nước với mức nước đạt cao trình 204 m, bảo đảm cung cấp nước tưới phục vụ 13 nghìn ha đất sản xuất nông nghiệp các huyện Phú Thiện, Ia Pa và thị xã Ayun Pa. Những năm qua, công trình góp phần không nhỏ trong việc điều tiết nước phục vụ nhu cầu sản xuất của nhân dân trong vùng tưới, thúc đẩy việc phát triển kinh tế - xã hội tại các địa phương. Tuy nhiên, đợt nắng hạn vừa qua, nước trong hồ chứa Ayun Hạ đã xuống mực thấp nhất kể từ trước đến nay, đang duy trì ở mực nước chết từ 194,01 m đến 194,04 m.
Giám đốc Xí nghiệp Thủy nông Đầu mối, Kênh chính Ayun Hạ (thuộc Công ty TNHH MTV Khai thác Công trình Thủy lợi Gia Lai) Võ Đình Phúc cho biết, đây là lần thứ hai kể từ khi xây dựng, mực nước tại công trình thủy lợi Ayun Hạ xuống đến mực nước chết. Ngoài hồ chứa Ayun Hạ, trong số 12 hồ chứa nước và 20 đập dâng do công ty đang quản lý chỉ có sáu hồ tích bảo đảm mực nước, còn lại các hồ đập lớn như Ia Mláh (huyện Krông Pa) hụt gần 5 m nước, hồ Hà Ra Nam (Mang Yang) thiếu 3,38 m. Tình trạng thiếu nước tưới, hạn hán đã làm cho 12.245 ha cây trồng các loại bị hạn. Còn nhớ vụ đông xuân 2014-2015, nắng hạn đã gây thiệt hại 9.845 ha, trong đó, cây lúa nước mất trắng hơn 2.359 ha; 5.370 ha cây cà-phê giảm năng suất từ 10 đến 20%... ước tổng thiệt hại lên đến 141 tỷ đồng.
Trên địa bàn tỉnh Đác Lắc, trong số 554 công trình thủy lợi (432 hồ chứa, 107 đập dâng) do Công ty TNHH MTV quản lý Công trình Thủy lợi tỉnh Đác Lắc quản lý thì đã có 25 hồ thiếu nước ngay từ đầu vụ, 143 hồ thiếu nước về cuối vụ. Hiện trên địa bàn tỉnh đã có 61.446 ha bị hạn hán, gồm 11.811 ha lúa, 457 ha ngô, 47.835 ha cà-phê và một số cây trồng khác, trong đó diện tích cây trồng bị mất trắng là 4.364 ha (3.260 ha lúa nước, 274 ha ngô, 655 ha cà-phê), ước tính thiệt hại do thiên tai gây ra là 2.036 tỷ đồng.
Tỉnh Kon Tum hiện có 453 công trình đập dâng, 63 hồ chứa và chín trạm bơm điện nhưng ở hầu hết các hồ chứa thủy nông trên địa bàn tỉnh Kon Tum, mực nước đều thấp hơn cùng kỳ năm 2014 từ 0,33m đến 3,7m. Tại 15 hồ chứa lớn và vừa trên địa bàn, mực nước đều đang ở mức thấp. Trên địa bàn tỉnh Đác Nông nắng nóng kéo dài, cộng lượng mưa thiếu hụt nghiêm trọng, khiến nguồn nước trên các sông suối và hồ chứa cạn kiệt dẫn đến hạn hán diễn ra trên diện rộng, tập trung ở các huyện Cư Giút, Đác Min, Krông Nô, Đác G’long, Tuy Đức, Đác R’lấp; 54 công trình thủy lợi, nhiều ao, hồ, sông, suối trơ đáy, gây ảnh hưởng rất lớn đến cây trồng, vật nuôi và nước cho sinh hoạt của nhân dân. Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Đác Nông, trong tổng số 512,4 ha lúa nước bị thiệt hại do hạn hán đã có 101,0 ha bị mất trắng; diện tích cây cà-phê, tiêu thiệt hại là 12.267,8 ha; trong đó, 765,8 ha bị mất trắng... tổng thiệt hại do hạn hán gây ra ước tính khoảng 27 tỷ đồng.
Chủ động đối phó
Trưởng phòng Dự báo khí tượng (Đài Khí tượng Thủy văn khu vực Tây Nguyên) Phạm Vũ Tuấn cho biết: Hiện tượng En Ni-nô kéo dài là nguyên nhân khiến mùa khô năm 2015-2016 sẽ xảy ra tình trạng hạn hán nghiêm trọng nhất trong vòng 18 năm trở lại đây. Cụ thể, tổng lưu lượng mưa tại khu vực Tây Nguyên từ 640 mm đến 1.600 mm, giảm 200 đến 500 mm so cùng kỳ năm 2014.
Để chủ động đối phó với tình hình khô hạn, thiếu nước tưới, việc sử dụng nguồn nước tưới tiết kiệm, hiệu quả, chuyển đổi cơ cấu giống cây trồng để tránh hạn; đẩy lịch thời vụ gieo trồng sớm hơn mọi năm… đang được xem là một trong những giải pháp hữu hiệu trong công tác ứng phó với khô hạn, diễn biến khó lường của thời tiết trong vụ đông xuân này. Riêng đối với các vùng không có khả năng tưới tiêu, không chủ động nguồn nước tưới, xa các công trình thủy lợi, khuyến cáo người dân dừng sản xuất, đồng thời kiên quyết không để người dân thực hiện việc gieo sạ để tránh thiệt hại do hạn hán gây ra.
Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Đác Lắc, Vũ Văn Đông cho biết: Ngoài công tác tuyên truyền, vận động nhân dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng phù hợp với điều kiện thời tiết, đối với diện tích lúa nước thường thiếu nước tưới vào cuối vụ không nên trồng lúa mà chuyển sang trồng các loại cây khác ít sử dụng nước hơn; Sở chỉ đạo Công ty TNHH MTV quản lý Công trình Thủy lợi Đác Lắc triển khai nạo vét hồ chứa, đập thủy lợi, kênh dẫn… để tăng khả năng chứa nước của hồ và bơm chuyền từ các hồ dư nước xuống các suối cung cấp nước cho đập dâng và trạm bơm để chủ động phòng, chống hạn cho cây trồng trong mùa khô 2015-2016.
Ngoài việc chỉ đạo Ban Quản lý- Khai thác các công trình thủy lợi Kon Tum, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Kon Tum tổ chức điều tiết tưới luân phiên, ưu tiên nước tưới theo thứ tự cây công nghiệp, lúa, hoa màu... và có sáng kiến thành lập tổ hợp tác dùng nước hoặc tổ điều tiết nước ở từng khu tưới của công trình, tránh tình trạng lãng phí nguồn nước.
Ngoài các biện pháp nêu trên, lãnh đạo các tỉnh Tây Nguyên đã chủ động trích ngân sách kịp thời hỗ trợ cho người dân khắc phục hậu quả do hạn hán gây ra, như tỉnh Đác Nông ngoài 13 tỷ đồng hỗ trợ người dân khôi phục sản xuất vụ đông xuân năm 2014 -2015, còn cấp số tiền 23,5 tỷ đồng để sửa chữa các công trình thủy lợi phục vụ chống hạn trên địa bàn tỉnh. UBND tỉnh Gia Lai đã kịp thời trích ngân sách hỗ trợ gần 7,5 tỷ đồng cho người dân các địa phương có diện tích hạn nặng khôi phục sản xuất, trước mắt là vụ đông xuân này.


NHẬN TẶNG VÀ MUA QUẦN ÁO CŨ
NHẬN TẶNG VÀ MUA QUẦN ÁO CŨ
Gọi cho chúng tôi 0902233317

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét